Không cần phải tới rạp xem phim Bố Già, các bạn mới thấy được con hẻm nhỏ, nơi những câu chuyện phim diễn ra, mà chỉ cần nhìn vào poster cũng đã đủ. Trong quá trình tìm hiểu về con hẻm nhỏ này, tôi tình cờ thấy được bài viết của Thanh Niên. Trái ngược với khung cảnh huyên náo, nhộn nhịp trên phim, con hẻm nhỏ xóm lao động ở khu vực cù lao Nguyễn Kiệu (Quận 4, TP.HCM) có nhịp sống yên ả, chậm rãi lạ thường.
>>> Xem thêm: Trấn Thành có đang dễ dãi quá không khi dùng râu giả trong Bố Già?
Với những gì mình đã đọc được thì không phải người dân nào sống ở khu vực này cũng đều sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn. Nhiều người trong số họ từ quê lên, cố bám trụ mưu sinh và coi nơi đây như quê hương thứ 2 của mình. Cuộc sống nơi đây khá yên ắng, vắng lặng, nhất là vào giờ nghỉ trưa. Sự nhộn nhịp nếu có thì chắc là chỉ được một lúc sáng sớm hoặc chiều muộn khi mọi người chuẩn bị đi làm và giờ tan tầm.
Mặc dù chỉ là xóm lao động bình thường, nhưng nơi đây lại được Trấn Thành và ê-kíp chọn làm địa điểm quay phim Bố Già. Chính bộ phim cũng góp phần thay đổi nhiều cho diện mạo nơi đây. Qua lời người dân kể lại, khi đoàn phim về, không khí cả xóm vui vẻ hẳn, lúc nào trước cửa nhà cũng có người qua lại. Bà Hai (68 tuổi, quê Đồng Tháp) chia sẻ với phóng viên báo Thanh Niên rằng Trấn Thành rất vui tính, nói chuyện có duyên, khi được mọi người chúc may mắn, anh không ngại quay lại cười và cảm ơn.
>>> Xem thêm: Bố Già: Bộ phim hiếm hoi được đánh giá số điểm CỰC PHÊ
Không những vậy, nhờ có đoàn làm phim mà nhiều người lao động mất việc do dịch bệnh ở hẻm lao động này có công ăn việc làm. Những người thợ hồ được thuê để thực hiện thiết kế, xây dựng bối cảnh. Cũng nhờ vậy mà họ có đồng ra đồng vào để duy trì cuộc sống.
Mấy chị hàng nước đầu hẻm chắc cũng vui không kém vì nhờ đoàn phim mà bán được hàng. Mặc dù Bố Già không phải phim đầu tiên được quay tại đây, người dân cũng gặp người nổi tiếng nhiều như chuyện thường ngày, thế nhưng việc ê-kíp của Trấn Thành tới đây vẫn luôn là một điều đặc biệt. Bởi với người dân, đoàn phim không chỉ đến lấy bối cảnh xong rồi đi, mà còn hòa vào cuộc sống của những người lao động nơi đây một cách thân thiện.
Còn nhớ tiệm may nhỏ trong Bố Già, cũng được thuê từ một gia đình trong hẻm. Tuy nhiên, sinh hoạt của mọi người chẳng những không bị đảo lộn mà họ còn ăn chung ngủ chung với đoàn làm phim, nên người dân cảm thấy rất vui.
Sau khi bộ phim ra mắt, nhiều người dân của con hẻm này cũng đã tới rạp để xem nơi mình sống lên hình sẽ khác như thế nào. Đối với những người lớn, bộ phim giúp cuộc sống mưu sinh của họ được cải thiện còn lũ trẻ có thêm niềm vui, nên ai cũng mong những đoàn phim như này sẽ quay trở lại.
Chính sự giúp sức của người dân tại con hẻm này mà bộ phim Bố Già mới thực hiện được những thước phim xuất sắc đến vậy. Nhưng ngược lại, đoàn phim cũng giúp cho cuộc sống của người dân cải thiện hơn về cả vật chất lẫn tinh thần. Với mình, Bố Già không chỉ đánh thức tình thân gia đình của khán giả xem phim, nâng tên tuổi của những diễn viên tham gia, mà còn góp phần thay đổi, không ít thì nhiều, cuộc sống và bầu không khí của con hẻm nhỏ Sài Gòn.
*Bài viết do độc giả đóng góp với DienAnh.Net
Bạn nghĩ sao về con hẻm này khi lên phim, hãy chia sẻ ngay phía dưới bình luận nhé! Đừng quên cập nhật những thông tin mới nhất về làng giải trí Việt tại DienAnh.Net nhé!
Facebook - bình luận