x

Đăng nhập

Comming soon...

Review phim

Âu Mỹ

Out - Hãy sống theo cách của bạn

Thúc Khiêm Huỳnh 13:45 - 30/06/2021

Tháng 6 – tháng của lá cờ lục sắc, tháng Tự Hào của cộng đồng LGBTQ+ trên toàn thế giới đang dần đi đến những ngày cuối cùng. Như mọi năm, xuyên suốt 30 ngày qua là những sự kiện, chiến dịch và hoạt động nhằm truyền tải các thông điệp ý nghĩa và mang đến góc nhìn tích cực hơn về cộng đồng lục sắc cho xã hội hiện đại. 

Những thông điệp đó đã và đang dần được thể hiện ở đa dạng các lĩnh vực khác nhau như hoạt động xã hội, văn học, âm nhạc,… và điện ảnh cũng không là ngoại lệ. 

Amazon.com: Federal Flags 5x8ft Gay Pride Flag/Rainbow Flag - 100% Made in  USA - Featuring Individually Sewn Stripes, Rich Color and Superior Fade &  fray Resistance: Garden & Outdoor
More Adult Americans Are Identifying as L.G.B.T., Gallup Poll Finds - The  New York Times

Những năm gần đây, nhiều tác phẩm về đề tài LGBTQ+ của bộ môn nghệ thuật thứ 7 này đã thu về nhiều phản hồi tích cực từ giới phê bình, chẳng hạn như Call Me By Your Name (2017) của đạo diễn Luca Gadagnino xuất sắc giành được giải thưởng Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất và đề cử cho hạng mục Phim hay nhất của Viện Hàn lâm năm 2018, hay The Danish Girl (2015) của đạo diễn Tom Hooper đã dành được giải thưởng BAFTA cho hạng mục Phim Anh quốc xuất sắc nhất năm 2016,… 

Bên cạnh đó, nhiều bộ phim cũng được công chúng đón nhận nhiệt tình với cốt truyện ngọt ngào, nhẹ nhàng nhưng không kém phần ý nghĩa như Love, Simon (2018); All the Things about Harry (2020); Carol (2015);…

Call Me by Your Name (2017) - IMDb
Call Me By Your Name (2017)
The Danish Girl: Cô gái Đan Mạch hay bức chân dung buồn về sai lầm của tạo  hóa / Đánh giá
The Danish Girl (2015)
Love, Simon - Filmbankmedia
Love, Simon (2018)
The Thing About Harry': Review of Freeform's Gay Valentine Movie | TVLine
All the Things about Harry (2020)
Pin on Lovely Sarah Paulson
Carol (2015)

Năm 2021 này, hòa chung vào không khí của tháng Tự Hào, kênh YouTube của Pixar đã cho đăng tải bộ phim hoạt hình ngắn với tựa đề Out mà trước đó đã được phát hành trên nền tảng chiếu phim trực tuyến Disney Plus vào tháng 5 năm 2020. 

Một mặt, bộ phim nhận được nhiều sự ủng hộ và tình cảm từ cộng đồng LGBTQ+ nói riêng và xã hội nói chung vì đã truyền tải thông điệp về tình yêu, tình cảm gia đình và ý nghĩa của việc được sống thật với bản thân mình qua câu chuyện với một góc nhìn mới lạ; mặt khác, nhiều người cho rằng đây là một nước đi táo bạo và đầy rủi ro của Pixar cũng như Disney khi phim cũng vấp phải không ít chỉ trích trên các diễn đàn điện ảnh và mạng xã hội khác. 

Vậy tại sao một bộ phim ngắn với thời lượng chỉ vỏn vẹn gần 11 phút lại gây ra nhiều tranh cãi đến thế? Để trả lời cho câu hỏi trên, mình sẽ lần lượt đi qua các nội dung bao gồm: Giới thiệu sơ lược và tóm tắt nội dung phim; Phân tích tiêu đề; Cảm nhận về cách truyền tải nội dung của bộ phim và cuối cùng là phân tích những khía cạnh tạo nên luồng ý kiến trái chiều về bộ phim này để các bạn có được cái nhìn tổng quan nhất nhé! 

Out (2020 film) - Wikipedia

Out là bộ phim hoạt hình ngắn thứ 7 được ra mắt trong khuôn khổ dự án SparkShorts của Pixar. Dành cho những bạn chưa biết đến SparkShorts thì đây là dự án nhằm tìm ra những nhà sản xuất phim tương lai cho ông vua Oscar ở hạng mục phim hoạt hình này; theo đó, những nhân viên của Pixar sẽ phải sản xuất một bộ phim hoạt hình ngắn trong thời gian 6 tháng với khoảng ngân sách hạn hẹp mà Pixar cung cấp, và điều đặc biệt là toàn bộ nhân viên sẽ phải hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm cá nhân của họ.

 Thông qua đó, các nhà lãnh đạo Pixar có thể khám phá được những lối kể chuyện mới lạ, các kỹ thuật truyền tải nội dung có tiềm năng phát triển về sau và đặc biệt hơn cả, đây là dịp để các họa sĩ có cơ hội khai phá tiềm năng sâu bên trong bản thân mình cũng như tiếp cận với việc sản xuất phim ở một quy mô nhỏ hơn với các sản phẩm Pixar thông thường.

SparkShorts (TV Series 2019– ) - IMDb

Bộ phim xoay quanh câu chuyện công khai xu hướng tính dục với gia đình của Greg - một chàng trai đồng tính đang trong mối quan hệ với người bạn trai Manuel. Vào ngày Greg đang thu xếp đồ đạc để chuyển đến nhà mới, một chú mèo và một chú chó ma thuật đã xuất hiện và đấy Greg vào một thử thách đầy tréo ngoe khi anh chàng phải hoán đổi thân xác với Jim – chú chó cưng của mình

Thông qua đó, bộ phim gửi gắm một thông điệp nhẹ nhàng và đầy ý nghĩa về giá trị của việc được là chính mình, được chấp nhận và được yêu thương.

Pixar's 'Out' is a short film with the studio's first gay lead character

>> XEM THÊM: Raya And The Last Dragon: Chọn kịch bản an toàn khiến phim dễ đoán

OUT – Một tiêu đề ngắn gọn nhưng vô cùng ý nghĩa 

Tuy tiêu đề phim chỉ vỏn vẹn một chữ Out, nhưng mình nghĩ rằng đây là một lựa chọn hết sức thông minh và tinh tế của các nhà làm phim khi họ gần như tóm gọn 11 phút nội dung của bộ phim cũng như các chi tiết và thông điệp ẩn dụ trong bộ phim chỉ bằng một từ duy nhất.

Trong tiếng Anh, “out” là một giới từ và đồng thời cũng là một trạng từ nhắm chỉ sự di chuyển ra bên ngoài của một sự vật từ bên trong một vật chứa khác, hoặc cũng có thể là một suy nghĩ, một ý tưởng được thể hiện ra với mọi người xung quanh. Đối với Out, từ “out” này có thể được dùng để ám chỉ những chi tiết, nội dung sau đây:

+ “Out” nhằm chỉ việc chuyển nhà: Từ những cảnh đầu tiên của bộ phim, ta có thể bắt gặp hình ảnh chiếc xe tải của dịch vụ chuyển nhà đang đậu ngay trước sân nhà nhân vật chính, cùng với đó là những thùng đồ đạc đã được đóng gói kỹ càng chuẩn bị được chuyển đi. 

Không chỉ đơn thuần là thay đổi không gian sống, việc chuyển nhà còn mở ra một cuộc sống thoải mái hơn với Greg, nơi cậu không phải chôn vùi đi con người thật của mình, nơi mà cậu có thể treo tấm hình chụp chung với Manuel lên tường thay vì giấu trong ngăn tủ đựng vớ mà không sợ bị bố mẹ phát hiện. Đây có thể là một giải pháp tạm thời của Greg khi cậu cảm thấy bản thân chưa thật sự sẵn sàng để đối diện với việc cho bố mẹ biết mình là một người đồng tính.

 + “Out” trong cụm từ “coming out” (công khai xu hướng tính dục): Đối với Greg nói riêng và rất nhiều người khác trong cộng đồng LGBTQ+ nói chung, “coming out” là một quyết định, một trong số những cột mốc quan trọng nhất trong cuộc đời họ.

 Tuy rằng xã hội ngày nay đang dần hướng đến những giá trị tích cực hơn cũng như có cái nhìn tốt đẹp, cởi mở hơn về cộng đồng LGBTQ+ hay những điều mà họ đã cống hiến cho cộng đồng; nhưng ở rất nhiều nơi, trong rất nhiều gia đình, việc có một đứa con, một đứa cháu hay một thành viên nào đó thuộc cộng đồng này vẫn là một điều gì đó tồi tệ, và nhận những lời chỉ trích hay gièm pha từ thế giới bên ngoài hay thậm chí là ngay từ những người ruột thịt không những là điều không thể tránh khỏi mà chúng còn gây ra những tổn thương về mặt tinh thần, về tâm lý cho mỗi cá nhân và những người thân xung quanh họ. 

Ở một chừng mực nào đó, ta không thể quy chụp gia đình nào cũng gặp tình trạng này, nhưng “mỗi nhà mỗi cảnh”, quyết định công khai xu hướng tính dục của bản thân đôi lúc phải đánh đổi với toàn bộ những gì mà họ đang có trong cuộc sống này, có khi là cả mạng sống của chính họ. Vậy nên, người xem cũng có thể phần nào đồng cảm và thông cảm cho Greg khi đặt mình vào vị trí của cậu.

+ “Out” là sự hoán đổi thân xác giữa Greg và Jim: Tưởng rằng mình sẽ có một ngày chuyển nhà bình thường nhưng Greg lại đón nhận một thử thách mà anh chàng không bao giờ ngờ tới. 

Việc hoán đổi thân xác với Jim hóa ra lại trở thành một cơ hội để nhìn nhận và lắng nghe tâm tư của người khác từ một góc độ mới mẻ hơn, chi tiết này sẽ được mình phân tích cụ thể hơn ở nội dung tiếp theo.

 + “Out” là sự bộc bạch của người mẹ: Mẹ - người luôn thầm lặng hy sinh mọi thứ vì niềm vui và hạnh phúc của con mình; người luôn dõi theo từng bước đi, từng sự trưởng thành theo năm tháng của con, có những điều mà trực giác của một người mẹ luôn nhận ra được, chỉ là họ không nói ra mà thôi. 

Đối với mẹ của Greg, từ lâu bà đã biết con mình là một chàng trai đồng tính, và bà vẫn sẵn sàng mở rộng vòng tay với con trai mình, điều duy nhất quan trọng với bà đó là chỉ cần nhìn thấy con trai mình được hạnh phúc bên cạnh một người yêu thương cậu thật lòng mà thôi. Cũng như nhiều bố mẹ khác, những lời chia sẻ trực tiếp từ chính con cái của mình cũng là một cách thể hiện sự tôn trọng và yêu thương mà họ luôn mong chờ.

>>Xem thêm: We Bare Bears The Movie: Ấm áp, thông minh, dễ cưng

Hoán đổi thân xác: một phương pháp tuy không mới nhưng vẫn luôn hiệu quả

Với những khán giả lâu năm của Disney, những bộ phim với đề tài hoán đổi thân xác chắc hẳn đã không còn mấy xa lạ; điển hình như những tác phẩm thịnh hành một thời như The Shaggy Dog (2006); Freaky Friday (2003); The Swap (2016),… Và Out lại một lần nữa chứng minh rằng đây là một mô tuýp khá hiệu quả trong việc thể hiện sự phát triển về tâm lý nhân vật cũng như khắc họa quá trình đó qua hành động của họ.

Is Freaky Friday (2003) on Netflix Spain?
Amazon.com: The Shaggy Dog: Tim Allen, Robert Downey Jr., Kristin Davis,  Danny Glover, Spencer Breslin, Philip Baker Hall, Zena Grey, Joshua  Leonard, Shawn Pyfrom, Bess Wohl, Jane Curtin, Jarrad Paul, Craig Kilborn,

Việc hoán đổi thân xác của Greg và Jim đã mang lại một góc nhìn mới cho câu chuyện, đồng thời giúp người xem đồng cảm với những khó khăn mà một người phải trải qua khi công khai xu hướng tính dục của mình với mọi người, nhất là những người mà ta yêu thương. Nếu để ý kỹ những cặp hành động trái ngược nhau của Greg (lúc này đang ở trong cơ thể của chú chó Jim) và người mẹ, ta có thể dễ dàng thấy được một điều, cậu càng cố gắng giấu đi con người thật và mối quan hệ với Manuel kỹ bao nhiêu thì cậu lại vô tình làm tổn thương mối quan hệ với mẹ của mình bấy nhiêu.

Đầu tiên là chi tiết cậu cố tình đánh lạc hướng người mẹ để giấu đi tấm ảnh của cậu và Manuel, giấu đi mối quan hệ ý nghĩa đối với chính bản thân Greg; và cũng như nhiều câu chuyện khác mà đã từ lâu mẹ cậu không còn được nghe cậu chia sẻ nữa, như lời trải lòng của người mẹ với chú chó Jim: “Greg ĐÃ TỪNG chia sẻ mọi thứ với tụi tao,…”. 

Ta không thể phủ nhận rằng những câu chuyện đời thường tuy có vẻ chẳng có gì lớn lao, nhưng chúng lại là những mắt xích nhỏ tạo nên sự kết nối giữa các thành viên trong gia đình với nhau, và đó cũng là vai trò, là đặc trưng của giao tiếp nói chung. Thiếu đi những mắt xích ấy, sợi dây liên kết giữa con người dần trở nên nhạt nhòa, và khoảng cách giữa chúng ta ngày càng bị kéo xa hơn, đó cũng là lúc sự tổn thương bắt đầu len lỏi vào lòng ta và những người mà ta yêu thương.

Kế đến là sự chống đối khi khoảng cách giữa hai người đã bị đẩy xa đến một giới hạn nhất định, là lúc mà Jim và người mẹ giằng co nhau đóng mở hộc tủ chứa tấm hình ra, để rồi cảm xúc nhân vật được đẩy lên đỉnh điểm khi Jim không còn cách nào khác và quyết định cắn vào cánh tay người mẹ để ngăn không cho mẹ nhìn thấy tấm hình ấy. 

Giọt nước tràn ly, những cảm xúc, suy nghĩ của người mẹ như bùng nổ sau cái cắn đó, “Nó đau thật sự đấy”, một nỗi đau về cả thể xác và tinh thần khi bà bộc bạch rằng phải chăng mình là một người mẹ tồi tệ đến nỗi con trai chẳng muốn tâm sự bất kỳ điều gì vì nó không thật sự tin tưởng mình sao? Và cũng trong khoảnh khắc trải lòng đó, bà đã bày tỏ hết tâm tư của một người mẹ rằng đối với bà, chỉ có hạnh phúc của con mình mới là điều quan trọng nhất. 

Vậy nên, qua tình huống tréo ngoe mà Greg gặp phải và những tâm tư của người mẹ, một thông điệp khác mà có lẽ bộ phim muốn gửi đến người xem đó là hãy trân trọng và gìn giữ tình yêu thương mà gia đình dành cho ta, vì chỉ cần một phút giây sơ ý, ta có thể vô tình làm tổn hại đến tình cảm thiêng liêng và quý giá ấy. Mặt khác, hãy biết giữ cho các mối quan hệ trong trạng thái cân bằng và hài hòa để không làm tổn thương những người gần gũi với mỗi chúng ta.

>> XEM THÊM: Luca: Câu chuyện về vùng an toàn, sự chấp nhận và tình yêu thương

Liệu OUT là một bước tiến lớn hay một nước đi đầy rủi ro của Disney?

Đã từ lâu, thông điệp về quyền bình đẳng cho cộng đồng LGBTQ+ đã được Disney thể hiện rộng rãi trên khắp các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Twitter cũng như các sản phẩm theo thương hiệu phim được Disney kinh doanh trên thị trường. Tuy nhiên, có một điều mà chắc hẳn không khó để nhận ra với các fan của nhà Chuột, so với các đối thủ cạnh tranh khác, việc thể hiện các yếu tố liên quan đến cộng đồng LGBTQ+ trong các tác phẩm của hãng này vẫn còn rất hạn chế. 

Xuyên suốt quá trình các phát triển và sản xuất phim, rất nhiều phân cảnh, nhân vật và chi tiết liên quan đến đề tài này đã bị lược bỏ thẳng thừng vì lý do không phù hợp với tiêu chuẩn của Disney. Những người theo dõi Disney lâu năm đều biết rằng lý do thật sự đằng sau sự việc này là nguy cơ gây ảnh hưởng đến doanh thu của hãng phim tại một số thị trường lớn, nơi mà những định kiến về cộng đồng lục sắc vẫn còn rất gây gắt và chưa được nhìn thoáng hơn, chẳng hạn như Trung Quốc – một kho vàng của Disney.

Một phân cảnh bị cắt trong Gravity Falls vì chứa yếu tố liên quan đến LGBTQ+

Vậy nên, việc công chiếu Out trên hai nền tảng lớn là YouTubeDisney Plus là một quyết định khá liều lĩnh của nhà Chuột. Bên cạnh nguy cơ ảnh hưởng đến doanh thu được đề cập bên trên thì bộ phim còn vấp phải một làn sóng chỉ trích dữ dội từ các bậc phụ huynh khi họ xem được bộ phim này trên một nền tảng phim trực tuyến thân thiện với trẻ em như Disney Plus.

 Đa phần cho rằng Disney Plus nên là nơi dành cho những bộ phim mang yếu tố giải trí đơn thuần và trong sáng cho trẻ em, và họ không trả tiền để con mình xem những chương trình mang hơi hướm định hướng các vấn đề liên quan đến giới tính như Out, giáo dục giới tính là trách nhiệm của phụ huynh chứ không phải Disney Plus. Đi kèm với những bình luận trên là một loạt đánh giá một sao cho bộ phim trên Google cũng như các lượt dislike YouTube.

 Trên đây là toàn bộ những chia sẻ, phân tích và cảm nhận của mình về bộ phim Out của Pixar cũng như các vấn đề xoay quanh bộ phim. Sau khi xem xong bộ phim này thì suy nghĩ của các bạn như thế nào? Hãy chia sẻ ở phần bình luận phía bên dưới cho mình biết với nhé! Cảm ơn các bạn đã dành thời gian cho bài review của mình nha!

*Bài viết của Thúc Khiêm Huỳnh gửi về DienAnh.Net.

Theo dõi DienAnh.Net để cập nhật tin tức phim ảnh mới và chính xác nhất.

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Làm Giàu Với Ma: Phim kinh dị còn nhiều thiếu sót của Hoài Linh

Nga Cao

Nga Cao

“Làm giàu với ma" - phim có Tuấn Trần, NSƯT Hoài Linh đóng chính kết hợp phong cách tình cảm - gia đình với kinh dị.

Quỷ Ăn Tạng (Tee Yod): Vẫn giữ được sự rùng rợn của nguyên tác

Nga Cao

Nga Cao

Quỷ Ăn Tạng xứng danh là bộ phim kinh dị "nặng đô" đạt doanh thu cao nhất tại "Xứ Chùa Vàng", phim vẫn giữ được những điều cốt lõi của câu chuyện nguyên tác.

Quỷ Cẩu: Truyền tải được nhiều thông điệp nhưng làm kỹ xảo chưa tốt

Lindo

Lindo

Quỷ Cẩu có nội dung chỉn chu, quy tụ dàn diễn viên thực lực của cả hai miền Nam - Bắc nhưng phần hiệu ưng, kỹ xảo của phim được làm chưa thực sự tốt.

Một Mình Vẫn Ổn't: Tình đầu tan chảy chậm rãi với nhiều dư vị

Nga Cao

Nga Cao

Bộ phim gây ấn tượng với cốt truyện đơn giản nhưng gởi gắm nhiều thông điệp sâu sắc cùng hương vị tình đầu tan chảy chậm rãi trong từng thước phim.

Đế chế Napoleon: Thiên sử thi hoành tráng nhưng còn nhiều thiếu sót

Nga Cao

Nga Cao

Joaquin Phoenix đầy mê hoặc khi hóa thân thành hoàng đế nước Pháp lừng danh trong siêu phẩm của Ridley Scott - Đế chế Napoleon.

Cô giáo em là số một: Thiện chiến thắng ác trong môi trường học đường

Nga Cao

Nga Cao

Cô Giáo Em là Số 1 - Brave Citizen: Quá trình “thực hiện công lý” của cô giáo trung học mang đến cho khán giả những cảm xúc sảng khoái và dễ chịu.