x

Đăng nhập

Comming soon...

Review phim

Việt

Người cần quên phải nhớ: Phim có tệ như người ta nói?

SomedayOrOneday 13:30 - 12/07/2021

Người cần quên phải nhớ tựa như lời kết, khép lại một năm 2020 đầy gian khó. Đây là phim điện ảnh Việt hiếm hoi được ghi hình, hậu kỳ và khởi chiếu vào thời điểm dị.ch bệnh năm ngoái. Bộ phim do đạo điễn Đỗ Đức Thịnh, nhà sản xuất Charlie Nguyễn thực hiện. Hai tên tuổi này chắc mình không cần nói quá nhiều nhỉ? 

 Nếu ai có theo dõi hai chú đều sẽ thấy được những tác phẩm nổi bật của cả hai người:

Nhà sản xuất Charlie Nguyễn (tên thật là Nguyễn Chánh Trực), chú chính là anh trai của nam diễn viên phim võ thuật Johnny Trí Nguyễn, hai anh em cùng danh hài Vân Sơn đều là cháu ruột của Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Chánh Tín. Các phim tiêu biểu của chú có: Thời Hùng Vương 18 (sản xuất/biên kịch/đạo diễn), Vật đổi sao dời (biên kịch/đạo diễn), Để Mai tính (đạo diễn/diễn viên), Long Ruồi (đạo diễn/đoạt kỷ lục doanh thu/đạo diễn xuất sắc cánh diều vàng), Cưới ngay kẻo lỡ (biên kịch/đạo diễn), Khát vọng Thăng Long (biên kịch), Bụi đời Chợ Lớn (biên kịch/đạo diễn). 

 Ngoài ra, tựa phim Tèo em (biên kịch/đạo diễn) mang về doanh thu phòng vé thuộc hạng top ở thời điểm đó, cùng với Dòng máu anh hùng (đạo diễn/biên kịch/sản xuất) – đây là bộ phim đã mang về cho chú giải thưởng của ban giám khảo thể loại phim truyện tại Liên hoan phim châu Á-Thái Bình Dương - Los Angeles lần thứ 23, giải Bông sen bạc (không có vàng) tại Liên hoan phim Việt Nam và Giải Mai Vàng 2007.

Đạo diễn Đức Thịnh (tên đầy đủ là Đỗ Đức Thịnh) là một diễn viên, đạo diễn điện ảnh, đạo diễn sân khấu và nhà biên kịch người Việt Nam. Năm 2011, chú được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Các tác phẩm tiêu biểu chú ấy là đạo diễn gồm có: Ma dai (Đồng đạo diễn với Thanh Thúy), Taxi, em tên gì? (Đồng đạo diễn với Đinh Tuấn Vũ; kiêm biên kịch), Siêu sao siêu ngố (kiêm biên kịch), Trạng Quỳnh, Anh Thầy Ngôi Sao và Người cần quên phải nhớ. 

Bên cạnh làm đạo diễn thì chú cũng đóng phim luôn, một số các tác phẩm nổi bật như: Siêu sao siêu ngố (vai Tony Dũng), Anh thầy ngôi sao (vai Ông Bừng), Tiệc trăng máu (vai Mạnh)..

 Quay trở lại với Người Cần Quên Phải Nhớ, bộ phim đánh dấu lần bắt tay đầu tiên của bộ đôi Đức Thịnh và Charlie Nguyễn. Tác Phẩm có được sự đa sắc trong các yếu tố hài hước, tình cảm, trinh thám, hành động. Nội dung phim là câu chuyện xoay quanh nhân vật nữ chính Loan (Hoàng Yến Chibi đóng)- nàng phóng viên nổi tiếng lăn xả, liều lĩnh sống cùng người cha tâm thần (NSƯT Đức Hải đóng) và thường xuyên xảy ra mâu thuẫn với ông.

 Trải qua hành trình điều tra về sự ra đi đột ngột của cha. Trên đường tác nghiệp Loan chạm trán với Bình (Trần Ngọc Vàng đóng), một gã giang hồ lôm côm. Cả hai cùng trải qua những tình huống dở khóc dở cười và nảy sinh tình cảm với nhau.

 Có nhiều ưu điểm và nhược điểm của phim mà bản thân mình là một khán giả xem phim ngay khi tác phẩm được công chiếu ở rạp và mình đi xem 2 lần để nắm được rõ tinh thần của phim. Mình sẽ chỉ ra một vài ý theo quan điểm cá nhân của mình dưới đây nhé:

 ƯU ĐIỂM:

- Sự kết hợp táo bạo của nhiều thể loại phim: Dù mang màu sắc chủ đạo thuộc dòng phim rom-com, biên kịch nước ngoài George Ding vẫn chọn để đưa vào phim nhiều tình tiết, âm hưởng của phim hành động, trinh thám, có cả các yếu tố đề cao giá trị tình cảm gia đình. Thế mạnh của đạo diễn Đức Thịnh được thể hiện khá rõ nét. 

 Phần mở đầu phim hấp dẫn và lôi cuốn nhờ bối cảnh bệnh viện tâm thần đầy nhiễu loạn, cách lia máy rồi chỉnh slow–motion (quay chậm), đóng băng khung hình nhằm phóng đại các hành động “tưng tửng” của các nhân vật dễ dàng lấy được thiện cảm của khán giả.

>>Xem thêm: Sài Gòn trong cơn mưa: Lựa chọn của những tâm hồn nghệ s

- Màn 'chào sân' của những gương mặt mới đầy triển vọng: cái này mình sẽ cho biên kịch và đạo diễn cũng nhà sản xuất thêm điểm. Vì thật sự trao cơ hội cho diễn viên mới là một việc làm liều lĩnh, đôi khi thành bại của bộ phim có ở nhiều yếu tố mà yếu tố gần như ảnh hưởng lớn nhất là diễn xuất của các diễn viên đó. 

Người cần quên phải nhớ hội tụ dàn diễn viên ở nhiều lứa tuổi. Từ những tên tuổi gạo cội như chú Thái Hòa, cô Thanh Thúy, chú Đức Hải, lứa diễn viên đã có chỗ đứng nhất định như Hoàng Yến Chibi, cho đến những cái tên mới toanh với khán giả như Trần Ngọc Vàng, Xuân Phúc và Karen Nguyễn. 

 Đặc biệt, các diễn viên thuộc thế hệ “tiền bối” đều không vào vai chính mà đất diễn trong phim này thuộc về các bạn trẻ. Tuy nhiên, quyết định này cuối cùng đã mang đến “quả ngọt” cho toàn thể ê-kíp Người cần quên phải nhớ khi diễn xuất của lứa diễn viên mới khá triển vọng, tuy vẫn có một vài phân cảnh còn chưa đạt lắm nhưng với một đứa khán giả như mình xem, mình thấy vậy là okay. Và mình cũng rất hào hứng đón chờ các sản phẩm sau này của lứa diễn viên mới này.

- Nhạc phim HAY: cái này là điều mình bất ngờ, khi phim đã mời ban nhạc Chillies lên chơi một bài trong một cảnh của phim, mua bản quyền nhạc của band làm nhạc phim và mỗi cảnh ghép nhạc của Chillies vào thực sự hay và thấm lắm.

 >>Xem thêm: Gái Già Lắm Chiêu V: Bối cảnh xa hoa, vương giả đến choáng ngợp

NHƯỢC ĐIỂM:

Có một điều mình cực kì trân trọng và đánh giá cao ở đây. Đó là phim này mình ko cần nêu ra nhược điểm mà chính nhà sản xuất Charile Nguyễn đã chia sẻ tại buổi Sunday Talk của Xinê House. Mình đã dành nguyên gần 2 tiếng ra xem hết buổi live này và mình thực sự ấn tượng với cách nhìn nhận và tư duy rất văn minh của chú ấy:

 - Khi được hỏi về vấn đề phòng vé của Người cần quên phải nhớ, Charlie Nguyễn bộc bạch:

"Không một nhà làm phim lớn nào trên thế giới không từng thất bại. Tôi luôn nói với cộng sự là mình sẽ làm hết sức với dự án, còn kết quả là ông trời tính. Tôi không quá vui khi thành công, không quá buồn khi thất bại. Mỗi thất bại đều là một bài học. Không ai muốn sản xuất một phim thất bại. Không ai có thể nói tôi làm phim chưa từng thất bại. Những người làm nhiều là những người thất bại nhiều nhất. Khi phim thất bại, tôi nhìn lại mình. Tôi không nghĩ Người cần quên phải nhớ là bộ phim tồi tệ. Nhưng tôi chắc chắn nó không phù hợp với nhu cầu thị trường này, không đáp ứng nhu cầu của khán giả bây giờ. Nhu cầu ấy thay đổi hàng ngày chứ không phải hàng năm. Khi làm phim, mình theo "trend" (xu hướng) này thì đến khi phim ra, "trend" đã thay đổi rồi. Nếu Người cần quên phải nhớ ra rạp vào mấy năm trước, sẽ có nhiều bạn trẻ hưởng ứng".

 Nhưng nguyên nhân quan trọng hơn tất cả, theo Charlie Nguyễn, đó là phim chưa kể được câu chuyện chạm đến trái tim của khán giả, chưa khiến khán giả vỡ òa về cảm xúc:"Mà để chạm đến trái tim khán giả thì phải qua nhân vật. Điều này do mình chưa đồng hành với nhân vật hết mức. 

Nếu khán giả khóc khi xem phim, đó là do họ đồng cảm và thương nhân vật. Họ đau vì nỗi đau của nhân vật. Vì sao họ phải thương một anh chàng giang hồ? Vì sao họ phải thương một cô nhà báo muốn dùng cái ch.ết của cha mình để lên trang nhất? Đó là cái chúng tôi chưa làm được. Không thương hai nhân vật nên khi họ được-mất, khán giả cũng không quan tâm"

 Quan điểm của mình khi xem xong cũng cảm thấy đây rõ ràng chẳng phải một phim tệ như ngoài kia nói. 2 lần đi xem lận cơ mà, nếu nó tệ mình có rảnh đâu mà đi coi? Chỉ là đúng như nhà sản xuất nói, có một vài chỗ mình hơi khó hiểu là tại sao nhân vật lại ứng xử như thế? Người xem sẽ đối diện với cảnh này bằng cảm xúc gì? Có vài đoạn nhân vật trong phim xử lý kiểu mình cũng chưa rõ lắm về ý định của nhân vật muốn truyền tải gì. 

Đó chính là cái hạn chế của phim theo cái nhìn của mình. Mình cũng cảm giác phim hậu kì chỉnh sửa hơi nhiều, thành ra mỗi chỗ một xíu nó chắp lại nên nhiều đoạn chuyển cảnh chưa được mượt cho lắm. Còn lại với những ưu điểm mình kể trên, mình sẵn sàng bỏ qua nếu diễn xuất của các diễn viên okay. Và thật may điều đó phim làm được.

 Bài đã quá dài, mình sẽ kết tại đây. Nói đi nói lại, mỗi tác phẩm công chiếu đều chan chứa tâm tư của cả đoàn phim. Sau khi xem xong phim này vào đúng Giáng Sinh năm ngoái, mình nhớ nhất là tiêu đề phim, tại sao lại là "Người cần quên phải nhớ"? Bởi lẽ trên bước đường đời, chúng ta đều bắt gặp ít nhất một (hoặc vài) người mà ban đầu bản thân chỉ muốn xóa khỏi tâm trí ngay lập tức. 

Tuy nhiên, càng về sau, có lẽ mỗi người mới nhận ra các gương mặt ấy thực chất chẳng hề đáng ghét và khó ưa như lúc đầu mình thấy. Thậm chí, họ còn có thể đóng vai trò quan trọng, góp phần tạo nên những bước ngoặt cuộc sống khó thể nào quên. 

 Và có bài học đắt giá là: Hãy quan tâm, chăm sóc người mình yêu thương trước khi quá muộn. Mình mong nếu ai cũng thích xem phim thì khi có bản chính thức trên mạng, mọi người có thể thử dành thời gian xem phim nha, một bộ phim hài dễ thương. Mình không phải người sính ngoại, dù viết bao nhiêu bài cho phim và diễn viên Hàn Quốc đi chăng nữa, mình vẫn tự hào mình là người con của Hà Nội, của nước Việt Nam. 

Cho nên mình rất kì vọng và tin tưởng vào một nền điện ảnh phát triển của nước nhà. Hi vọng sau khi dịch dã qua đi, rạp phim sẽ có nhiều phim Việt chất lượng hơn nữa.

 "Nghĩ lại những thách thức tưởng chừng bất khả thi mà êkip từng phải đương đầu, tôi thấy đây giống như một bộ phim định mệnh dành riêng cho cột mốc lịch sử 2020. Là dự án hiếm hoi được thực hiện xuyên suốt mùa dịch, tôi tin việc công chiếu tác phẩm mang ý nghĩa tinh thần lớn. Chỉ cần đồng sức đồng lòng, chúng ta có thể chiến thắng mọi khó khăn"- Charlie Nguyễn

>>Xem thêm: Đôi Mắt Âm Dương: Kinh dị chưa tới mà hài, drama cũng chẳng xong

Phim Chiếu Rạp là chuyên mục mà chúng mình khai thác đặc thù về tất cả các phim đã đang và sắp chiếu. Nơi bạn có thể tìm kiếm mọi thứ về điện ảnh từ các bài tham khảo, phân tích, đánh giá, nhận định đến bàn tán, cung cấp thông tin… một cách nhanh chóng, chính xác và dễ hiểu nhất. Là một “mọt phim” có tâm, chúng mình sẽ mang đến cho các bạn những bài viết hay và thú vị nhất.

*Bài viết do khán giả SomedayOrOneday gửi về cho DienAnh.net

Đừng quên theo dõi fanpage DienAnh.Net để cập nhật tin tức mới nhất về làng giải trí nhé!

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Trẻ trâu không đùa được đâu: Đậm chất rock, tình cảm “gà bông”

Nga Cao

Nga Cao

Trẻ trâu không đùa được đâu là bộ phim Thái Lan xây dựng câu chuyện về thiếu nhi và thanh thiếu niên. Tác phẩm có nhiều điểm đáng nhớ dù tồn tại thiếu sót.

Paris Has Fallen: Bộ phim hành động cực đã, cuốn hút từng tập trên K+

Hải Lệ

Hải Lệ

Lấy bối cảnh Paris, các tập phim Paris Has Fallen trên K+ xoay quanh âm mưu của một kẻ khủng bố cực đoan với kế hoạch đe dọa an ninh quốc gia và chính phủ Pháp.

Công tử Bạc Liêu gần gũi với thế hệ gen Z như thế nào?

Nga Cao

Nga Cao

Phim điện ảnh Công tử Bạc Liêu - Tác phẩm mới của Song Luân hứa hẹn thu hút đối tượng khán giả gen Z vì khắc họa tính cách nam chính Ba Hơn trẻ trung, gần gũi.

Làm Giàu Với Ma: Phim kinh dị còn nhiều thiếu sót của Hoài Linh

Nga Cao

Nga Cao

“Làm giàu với ma" - phim có Tuấn Trần, NSƯT Hoài Linh đóng chính kết hợp phong cách tình cảm - gia đình với kinh dị.

Quỷ Ăn Tạng (Tee Yod): Vẫn giữ được sự rùng rợn của nguyên tác

Nga Cao

Nga Cao

Quỷ Ăn Tạng xứng danh là bộ phim kinh dị "nặng đô" đạt doanh thu cao nhất tại "Xứ Chùa Vàng", phim vẫn giữ được những điều cốt lõi của câu chuyện nguyên tác.

Quỷ Cẩu: Truyền tải được nhiều thông điệp nhưng làm kỹ xảo chưa tốt

Lindo

Lindo

Quỷ Cẩu có nội dung chỉn chu, quy tụ dàn diễn viên thực lực của cả hai miền Nam - Bắc nhưng phần hiệu ưng, kỹ xảo của phim được làm chưa thực sự tốt.