x

Đăng nhập

Comming soon...

Review phim

Âu Mỹ

Nightbooks: Bộ phim kinh dị cho trẻ em hết sức thú vị và cảm động

Bắp 12:01 - 22/09/2021

Hôm nay Bắp sẽ review phim Nightbooks (Chuyện Kinh Dị Đêm Nay 2021) là bộ phim mới chiếu trên Netflix được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của J. A. White. Tác phẩm không phải là một bộ tiểu thuyết dài hàng chục phần mà chỉ vỏn vẹn một câu chuyện độc lập kể về những đứa trẻ bị giam cầm bởi một phù thủy. White đã viết rất nhiều các tiểu thuyết thể loại YA (truyện cho tuổi mới lớn) khác nhau, vậy tại sao Netflix lại lựa chọn câu chuyện này?

Cái này thì tất nhiên chỉ có Netflix biết, nhưng mà thôi, đó là chuyện của họ. Chúng ta có phim nào thì thưởng thức phim đó, giờ hãy cùng Bắp đánh giá về bộ phim kinh dị dành cho tuổi thiếu niên này nhé.

Một đêm giông bão. Một đêm đen tối. Mưa xối xả bên ngoài khu chung cư. Bên trong một căn hộ ở đó, Alex (Winslow Fegley) cảm thấy vô cùng khó chịu. Cậu là một “con mọt” của thể loại kinh dị nhưng lại còn quá nhỏ để mà xem những cảnh máu me và treo đầy những tấm áp phích kinh dị khắp phòng. Vì thế bố mẹ câu vô cùng lo lắng và cho rằng cậu "không bình thường". 

Và rồi cậu khóc, hét lên, gạt bỏ tất cả các tạp chí kinh dị của mình sang một bên và gom tất cả những câu chuyện kinh dị mà cậu đã viết, thề sẽ đốt hết chúng. Sau đó cậu lẻn ra khỏi căn hộ để đến thang máy. Cậu muốn đi xuống tầng hầm nhưng bỗng có tiếng ầm ầm và ánh đèn nhấp nháy và cuối cùng cậu bị đưa lên tầng bốn, nơi có một dãy phòng giường như đã có từ rất lâu. Cậu đành phải bước ra khỏi thang máy và sau một hồi loay hoay cậu bước vào một căn hộ bí ẩn.

Căn hộ này có rất nhiều búp bê và mạng nhện cũ đáng sợ cùng thứ ánh sáng mờ ảo. Một chiếc TV cũ đang phát bộ phim The Lost Boys. Bên cạnh đó là một lát bánh bí ngô, và rồi cậu cắn một miếng. “Đó là một cái bánh có độc, Alex”. Sau một lúc, cậu tỉnh dậy và một phù thủy xuất hiện, trang điểm như Cô dâu của Frankenstein, móng tay để dài và đầu tóc thì bung xõa hết mức.

Phù thủy có tên Natacha (Krysten Ritter) này yêu cầu Alex kể cho cô ta nghe một câu chuyện đáng sợ mỗi đêm nếu không ả sẽ giết cậu. Lưu ý là: Những câu chuyện không nên kết thúc có hậu, chỉ có đau khổ, và ả rất hay chen ngang phê bình mỗi khi cậu bé đang đọc. 

Ả có một con mèo không lông tên là Lenore, nó do thám ả; con mèo có thể trở nên vô hình, nhưng, như chúng ta đã thấy ở một cảnh tượng khủng khiếp, phân của nó vẫn hoàn toàn có thể nhìn thấy được. Ả phù thủy có một nô lệ trẻ em khác tên là Yasmin (Lydia Jewitt), với vai trò là người giúp việc nhà và những công việc lặt vặt khác mà ả phù thủy sai bảo. 

Những đứa trẻ có thể chạy tung tăng trong căn hộ, nên chi tiết này không biết là Natacha tự tin, hay ngu ngốc nữa. Có vẻ là ý đầu vì ít ra thì các cánh cửa cũng được yểm bùa để ngăn không cho lũ trẻ thoát ra ngoài. Alex miệt mài viết những câu chuyện kinh dị miễn cưỡng của mình trong thư viện, với rất nhiều những cầu thang xoắn ốc lên cao vô tận; cậu vô tình lật giở một số cuốn sách và tìm thấy chữ viết tay trong đó, đó có thể là chìa khóa để cậu và Yasmin trốn thoát. Nhưng trốn thoát hiển nhiên không phải là điều dễ dàng rồi.

 Bộ phim sẽ gợi nhớ cho bạn về những bộ phim nào? Nightbooks kiểu như là phim Goosebumps cộng với Misery và thêm chút The Brothers Grimm vậy. Ngoài nhân vật phù thủy rất thú vị và hài hước của Krysten Ritter thì Fegley là một sự hiện diện vô cùng đáng yêu dù, đặc biệt là những khoảng khắc thể hiện cảm xúc cậu cũng đã làm rất tốt.

Nightbooks không phải là một câu chuyện có nguồn gốc từ Stephen King, mặc dù nó có thể sẽ vô cùng creepy như mấy chuyện của King nếu đối tượng nhắm đến không phải là dành cho lứa tuổi từ 7 trở lên. King chắc chắn sẽ có nhiều câu chuyện kinh dị hơn dành cho Alex, những hành động tâm lý ám ảnh hơn chứ không đơn thuần là la hét và đòi đốt hết những quyển sách của mình. 

Cũng có nhiều những nhân vật của King bắt nguồn là những đứa trẻ bị kì thị - như Alex trong trường hợp này bị gọi là Creepshow (kẻ kì dị) ở trường, điều mà cậu không hề thích, mặc dù cái tên gọi này còn tốt chán nếu phải so với những gì nhân vật chính bị đối xử trong Tales from the Crypt hoặc Alfred Hitchcock Presents. Thôi thì phim dành cho trẻ em thì chỉ nên đơn thuần như thế: Hãy là chính mình, và phớt lờ những kẻ thù ghét. “Điều khiến bạn trở nên kỳ lạ khiến họ trở nên bình thường,” là câu nói đầy an ủi của Yasmine dành cho Alex, và chắc chắn, đó là một thông điệp hoàn toàn có ý nghĩa cho khán giả trẻ.

Về mặt hình ảnh, sắc thái và thẩm mỹ, bộ phim được dựng và sắp xếp cảnh trí khá tốt, không quá giả tạo và "sến". Dù phim chỉ có chi phí thấp nhưng CGI được sử dụng rất đẹp mắt và chân thật, đặt biệt là những con vật kì dị như mèo vô hình hay nhện cắn xé. 

Đoạn đầu phim khá hay, dẫn dắt tốt và logic nhưng đoạn cuối thì dường như hủy hoại toàn bộ. Đặc biệt là hình tượng mụ phù thủy trùm cuối thì quá ư là “giả tạo”, tạo hình không khác gì phim kinh dị hạng B. 

Tóm lại là: Bắp nghĩ các bạn HÃY XEM NÓ. Một bộ phim dành cho trẻ con/thiếu niên khá ý nghĩa. Tuy vẫn còn sạn nhưng nhìn chung cũng không quá nhiều, tính logic cao và diễn viên diễn tròn vai. Phim Nightbooks (Chuyện Kinh Dị Đêm Nay) có khả năng cho bạn một “giấc ngủ ngon” đó nghen.

>>>Xem thêm: Dune: Kiệt tác viễn tưởng gần như hoàn hảo của Denis Villeneuve 

Bài viết được Bắp gửi về cho DienAnh.net

Theo dõi DienAnh.net để cập nhật tin tức phim ảnh mới và chính xác nhất.  

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Trẻ trâu không đùa được đâu: Đậm chất rock, tình cảm “gà bông”

Nga Cao

Nga Cao

Trẻ trâu không đùa được đâu là bộ phim Thái Lan xây dựng câu chuyện về thiếu nhi và thanh thiếu niên. Tác phẩm có nhiều điểm đáng nhớ dù tồn tại thiếu sót.

Paris Has Fallen: Bộ phim hành động cực đã, cuốn hút từng tập trên K+

Hải Lệ

Hải Lệ

Lấy bối cảnh Paris, các tập phim Paris Has Fallen trên K+ xoay quanh âm mưu của một kẻ khủng bố cực đoan với kế hoạch đe dọa an ninh quốc gia và chính phủ Pháp.

Công tử Bạc Liêu gần gũi với thế hệ gen Z như thế nào?

Nga Cao

Nga Cao

Phim điện ảnh Công tử Bạc Liêu - Tác phẩm mới của Song Luân hứa hẹn thu hút đối tượng khán giả gen Z vì khắc họa tính cách nam chính Ba Hơn trẻ trung, gần gũi.

Làm Giàu Với Ma: Phim kinh dị còn nhiều thiếu sót của Hoài Linh

Nga Cao

Nga Cao

“Làm giàu với ma" - phim có Tuấn Trần, NSƯT Hoài Linh đóng chính kết hợp phong cách tình cảm - gia đình với kinh dị.

Quỷ Ăn Tạng (Tee Yod): Vẫn giữ được sự rùng rợn của nguyên tác

Nga Cao

Nga Cao

Quỷ Ăn Tạng xứng danh là bộ phim kinh dị "nặng đô" đạt doanh thu cao nhất tại "Xứ Chùa Vàng", phim vẫn giữ được những điều cốt lõi của câu chuyện nguyên tác.

Quỷ Cẩu: Truyền tải được nhiều thông điệp nhưng làm kỹ xảo chưa tốt

Lindo

Lindo

Quỷ Cẩu có nội dung chỉn chu, quy tụ dàn diễn viên thực lực của cả hai miền Nam - Bắc nhưng phần hiệu ưng, kỹ xảo của phim được làm chưa thực sự tốt.