x

Đăng nhập

Comming soon...

Review phim

Âu Mỹ

Venom: Let There Be Carnage có làm tốt hơn người tiền nhiệm?

Hoa Le 15:00 - 09/12/2021

Doanh thu 856,1 triệu USD vang dội phòng vé năm 2018 của Venom, trong khi kinh phí chỉ khoảng hơn 100 triệu USD là lời vũ trụ mách bảo các nhà làm phim, hãy tiếp tục vắt kiệt con gà đẻ trứng vàng này. Và thế là 3 năm sau, chúng ta có Venom: Let There Be Carnage (Đối Mặt Tử Thù)

Mặc dù chinh chiến giữa thời dịch bệnh hoành hành nhưng tôi thấy Venom 2 vẫn tung hoành phòng vé với doanh thu mở màn ấn tượng 90,1 triệu USD, vượt mặt cả Black Widow hay Shang-Chi. Và chỉ sau 5 ngày, bộ phim này đã cán mốc 100 triệu USD và trở thành phim có doanh thu cao nhất năm 2021 của Marvel với 483,3 triệu USD. Nhưng liệu điều này có nói lên được rằng Venom 2 tốt hơn hẳn so với người tiền nhiệm? Hãy cùng mình phân tích một chút về bộ phim này nhé.

Bước tiến lớn trong đồ họa, kỹ xảo 

Điều đầu tiên khiến tôi ấn tượng với Venom: Let There Be Carnage đó chính là phần hình ảnh mãn nhãn với những trận đánh khốc liệt. Đạo diễn Andy Serkis - người có hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc tạo ra các nhân vật ảo trong bom tấn như Chúa Nhẫn hay PLanet Of Apes đã giúp hình tượng 2 quái vật trong Venom trở nên đáng sợ, tạo hiệu ứng thị giác ấn tượng hơn. 

Không biết bạn có để ý rằng trong Venom 2, ánh sáng đã được sử dụng nhiều hơn trong các trận chiến. Đây là một điểm mà tôi cực kỳ đánh giá cao, bởi nó cho thấy các nhà làm phim đã làm đồ họa, kỹ xảo trơn chu, mượt mà hơn. Thay vì dùng motion capture truyền thống thì toàn bộ Venom và Carnage được tạo ra bằng công nghệ CGI. 

Bên cạnh đó, tôi còn đặc biệt thích hình tượng gớm ghiếc, nhầy nhụa của Venom hay Carnage. Chúng xuất hiện với diện mạo tử tế chứ không chỉ là một đám bầy nhầy không hình thù cố định. Hơn nữa, Carnage có một màu sắc và vẻ ngoài riêng biệt, khác hơn với Venom, giúp tôi dễ dàng phân biệt được 2 phe phản diện - chính diện trong cuộc giao tranh cuối phim, chứ không phải căng mắt ra xem như ở phần 1.

>>> Xem thêm: Review Tick, Tick… Boom!: Sự tỏa sáng của “nhện nhọ” Andrew Garfield

Màn chào sân của nam chính Tom Hardy trong vai trò biên kịch

Venom: Let There Be Carnage đánh dấu màn chào sân của nam chính Tom Hardy trong vai trò biên kịch. Khi biết được thông tin này, tôi đã vô cùng tò mò cũng như hy vọng vào “cây bút trẻ” này. Và dĩ nhiên, Tom Hardy cũng đóng góp được ít nhiều cho kịch bản. 

Đầu tiên, phải kể đến sự cân bằng trong yếu tố giải trí và hành động của bộ phim. Venom 2 không mang màu sắc quá nghiêm túc như ở phần đầu mà được đan cài vô số yếu tố giải trí qua những cầu đùa hài hước và đặc biệt là màn tương tác giữa Venom và Eddie. Nếu bạn là fan của cặp đôi này và vẫn luôn khao khát được đẩy thuyền thì tôi nghĩ bạn nên ra rạp xem bộ phim này ngay. 

Thế nhưng, nếu bạn là một “cảnh sát” bắt lối, luôn tìm tòi những kịch bản sáng tạo, logic thì tôi nghĩ Venom: Let There Be Carnage lại không phải “món ngon” với bạn. Điểm khiến tôi thấy thất vọng nhất ở Venom đó chính là mục đích báo thù rất hời hợt của phản diện Cletus. Hắn được giới thiệu là tên sát nhân máu lạnh và nguy hiểm vô cùng nhưng trong phim, điều này chỉ được diễn tả qua một phân cảnh hoạt hình. Còn với Carnage, hắn muốn khử Venom chỉ đơn giản vì muốn mình trở nên bất khả chiến bại.

Nhân vật Shriek cũng là điều khiến tôi nuối tiếc. Ngay từ khi xuất hiện ở trailer, tôi đã kỳ vọng đây chính là nhân vật thú vị, sẽ dùng sức mạnh để khắc chế Venom hoặc Carnage. Cô sống ở thế giới siêu anh hùng nhưng lại có sức mạnh của một dị nhân. Thế nhưng cuối cùng, Shriek lại có một cái kết không thể nào lãng xẹt hơn.

Chưa hết, kịch bản còn vô số điểm lỏng lẻo, thiếu thuyết phục. Càng về cuối phim, biên kịch càng tỏ ra non tay, yếu kém. Tôi cảm giác như các nhà làm phim đã cố vẽ ra đủ thứ mâu thuẫn giữa Eddie và Venom để giúp 2 nhân vật này có thêm đất diễn, gắn bó tình cảm nhưng lại không biết nên cởi nút ở đâu. Nên hồi 3 của phim, mọi thứ cứ được xử lý hết sức ngẫu hứng. Như việc Anne tìm ra Venom trong 1 nốt nhạc rồi dễ dàng thuyết phục anh bằng mấy câu nịnh bợ. Hay Eddie chỉ sau vài câu xin lỗi đã có thể xin Venom quay trở lại. Striek thì tìm được nhà Anne sau 1 nốt nhạc để bắt cóc cô. Còn cảnh Carnage hack internet để tìm ra người tình khiến tôi phải mắt chữ A mồm chữ O, không hiểu từ khi nào chủng loài này có sức mạnh đáng sợ như vậy. 

>>> Xem thêm: Shang-Chi: Nội dung nhạt nhòa, Lương Triều Vỹ "gánh team"

Đồng ý rằng Venom 2 là một bộ phim giải trí với phần hình ảnh ấn tượng và couple chính cũng cực kỳ đáng yêu. Nhưng tôi không thể vì điều này mà quên đi một kịch bản lỏng lẻo, thiếu sức nặng. Bởi sau khi ra khỏi rạp, Venom không thể khiến tôi đọng lại gì trong đầu. Nên nếu bạn đang cần một bộ phim để giải trí cuối tuần thì Venom: Let There Be Carnage sẽ là lựa chọn không tồi. Còn nếu là một khán giả khó tính như tôi, thì chắc chắc đây sẽ là tác phẩm khiến bạn bực càng thêm bực mà thôi.

Bài viết của Hoa Lê trên DienAnh.net

Nếu bạn yêu thích các bộ phim Hollywood và muốn hóng hớt showbiz thì hãy theo dõi DienAnh.net để cập nhật những bài viết mới nhất và cùng ngồi tám với tui nhé!

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Làm Giàu Với Ma: Phim kinh dị còn nhiều thiếu sót của Hoài Linh

Nga Cao

Nga Cao

“Làm giàu với ma" - phim có Tuấn Trần, NSƯT Hoài Linh đóng chính kết hợp phong cách tình cảm - gia đình với kinh dị.

Quỷ Ăn Tạng (Tee Yod): Vẫn giữ được sự rùng rợn của nguyên tác

Nga Cao

Nga Cao

Quỷ Ăn Tạng xứng danh là bộ phim kinh dị "nặng đô" đạt doanh thu cao nhất tại "Xứ Chùa Vàng", phim vẫn giữ được những điều cốt lõi của câu chuyện nguyên tác.

Quỷ Cẩu: Truyền tải được nhiều thông điệp nhưng làm kỹ xảo chưa tốt

Lindo

Lindo

Quỷ Cẩu có nội dung chỉn chu, quy tụ dàn diễn viên thực lực của cả hai miền Nam - Bắc nhưng phần hiệu ưng, kỹ xảo của phim được làm chưa thực sự tốt.

Một Mình Vẫn Ổn't: Tình đầu tan chảy chậm rãi với nhiều dư vị

Nga Cao

Nga Cao

Bộ phim gây ấn tượng với cốt truyện đơn giản nhưng gởi gắm nhiều thông điệp sâu sắc cùng hương vị tình đầu tan chảy chậm rãi trong từng thước phim.

Đế chế Napoleon: Thiên sử thi hoành tráng nhưng còn nhiều thiếu sót

Nga Cao

Nga Cao

Joaquin Phoenix đầy mê hoặc khi hóa thân thành hoàng đế nước Pháp lừng danh trong siêu phẩm của Ridley Scott - Đế chế Napoleon.

Cô giáo em là số một: Thiện chiến thắng ác trong môi trường học đường

Nga Cao

Nga Cao

Cô Giáo Em là Số 1 - Brave Citizen: Quá trình “thực hiện công lý” của cô giáo trung học mang đến cho khán giả những cảm xúc sảng khoái và dễ chịu.