x

Đăng nhập

Comming soon...

Review phim

Âu Mỹ

Giáo Dục Giới Tính mùa 3: Liệu ánh hào quang có vụt tắt?

Bắp 11:00 - 18/09/2021

Giáo Dục Giới Tính là bộ phim truyền hình nhận được rất nhiều sự quan tâm và yêu mến của công chúng, đặc biệt những cô cậu thiếu niên tuổi mới lớn vì câu chuyện chân thật, cách dẫn dắt vấn đề về giới tính, tình dục cực kỳ dí dỏm hài hước. Thêm vào đó là những chi tiết đậm tính nhân văn trong phim cũng dễ dàng khiến người xem đồng cảm.

Trải qua 2 mùa với vô vàn các giải thưởng và những lời khen ngợi, cả giới chuyên môn lẫn bình dân đều mong chờ Mùa 3 của loạt phim đình đám này. Vậy, liệu rằng ở phần tiếp theo của Giáo Dục Giới Tính những “highlight” của nó có bị mờ nhạt hay vẫn tiếp tục tỏa sáng? Hãy cùng Bắp đánh giá nhé!

Mùa thứ 3 của Giáo Dục Giới Tính mở đầu với hàng loạt các cảnh nóng bỏng, dữ dội, những màn mây mưa đủ mọi thể loại và phong cách (khuyến cáo ai đó dị ứng với mấy cảnh này thì nên tua qua nhé). Sau đó, Otis (Asa Butterfield) khám phá ra thú vui mới. Lần này, tất cả mọi người có vẻ đều “thỏa mãn” với chuyện ấy và tận hưởng khám phá nó, từ cosplay người ngoài hành tinh đến phim táo bạo định dạng VR. Cô Sands thậm chí còn làm điều đó với thầy Colin trên dàn trống nữa.

Nếu những bạn đã theo dõi Giáo Dục Giới Tính ngay từ đầu thì những phân cảnh ở đoạn mở màn chắc cũng không lạ gì. Nó được quay, edit rất hài hước và “nghệ thuật” chứ không phải như những phim cấp 3 rẻ tiền. Thêm vào đó những tình cảm, sự ngô nghê và cả sự nghiêm túc đối với cuộc sống và tình yêu của các nhân vật tuổi vị thành niên cùng với sự trung thực, không sợ hãi về các vấn đề. Đặc biệt là chuyện giới tính mà họ phải đối mặt luôn là một dấu ấn tuyệt vời của biên kịch Laurie Nunn.

Có nhiều người cho rằng kịch bản mùa 3 này có vẻ ít hài hước và câu chuyện thú vị hơn, trong khi đó cách nói chuyện trị liệu từng là thế mạnh trong tuyến truyện của Otis dường như đã lây nhiễm cho một vài học sinh, khiến nó không còn thú vị với người xem nữa. Vâng vâng và mây mây. Nhưng theo Bắp thấy, phim vẫn hài hước và nhiều câu chuyện hay ho đấy chứ. Như Adam đã không còn cảm thấy cô đơn, hàng ngày lủi thủi đi học một mình, mà giờ đây cu cậu đã có những người bạn như Ola và Eric đấy thôi. Rõ ràng Otis có kỹ năng về tư vấn chuyện ấy nhưng cậu vẫn chỉ là học sinh và điều này rõ ràng là không thể tiếp diễn, bởi vì nó có thể đem đến những hậu quả khó lường nếu chẳng may những tư vấn của cậu là sai.

Tuy một số tuyến truyện không được giải quyết gãy gọn và nhanh nhẹn như trước, chẳng hạn như câu chuyện giữa Issac và Maeve, nhưng Bắp thấy lần này cái sự chậm của nó lại có chiều sâu và khiến chúng ta cảm nhận được nhân vật rõ hơn.

Lần này có nhiều tuyến truyện cũ được tập trung nhiều hơn (mối quan hệ người lớn giữa Jean và Jakob) và cũng có nhiều học sinh được giới thiệu hơn. Hiệu trưởng mới Hope (Jemima Kirke) chắc chắn là một nhân vật phản diện theo phong cách Disney – ngoài mặt thì thế này nhưng hành động thì thế khác. Cấm, cấm và kiểm soát. Bắp đang rất hứng thú để theo dõi câu chuyện của vị hiệu trưởng này.

Ngoài cốt truyện dễ thương Eric - Adam, chúng ta cũng có những điểm nổi bật khác bao gồm mối quan hệ đang phát triển giữa Maeve (Emma Mackey) và Isaac (George Robinson). Ngoài ra còn có mà ra mắt đầu tiên của sinh viên chuyển giới Cal Bowman (Dua Saleh) với Jackson (Kedar Williams-Stirling), người mà Jackson cảm thấy gắn bó ngay từ lần đầu gặp mặt.

Bắp thấy Giáo Dục Giới Tính bao gồm rất nhiều nội dung, những cảm xúc mong manh và thay đổi liên tục của giới trẻ, những cô cậu tuổi mới lớn. Có thể ở 2 mùa trước đã quá hay nên Mùa 3 có phần chững lại (có lẽ vì những yếu tố bất ngờ đã không còn nữa), nhưng nhìn chung Bắp đánh giá phim vẫn bảo toàn được độ dí dỏm và cách dẫn dắt câu chuyện gây tò mò cao. Những diễn viên diễn nhập vai và tự nhiên, các câu chuyện không gây nhàm chán và phản cảm. Nên, Bắp vẫn sẽ cho Giáo Dục Giới Tính điểm A, giống như hai mùa trước đó. 

Giáo Dục Giới Tính Mùa 3 đã có mặt trên Netflix, hãy xem cho Bắp biết ý kiến của mọi người như thế nào nhé.

>>>Xem thêm: Kate: Thêm một bộ phim về nữ quyền "chán bỏ xừ" của Netflix

Bài viết được Bắp gửi về cho DienAnh.net

Theo dõi DienAnh.net để cập nhật tin tức phim ảnh mới và chính xác nhất.  

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Trẻ trâu không đùa được đâu: Đậm chất rock, tình cảm “gà bông”

Nga Cao

Nga Cao

Trẻ trâu không đùa được đâu là bộ phim Thái Lan xây dựng câu chuyện về thiếu nhi và thanh thiếu niên. Tác phẩm có nhiều điểm đáng nhớ dù tồn tại thiếu sót.

Paris Has Fallen: Bộ phim hành động cực đã, cuốn hút từng tập trên K+

Hải Lệ

Hải Lệ

Lấy bối cảnh Paris, các tập phim Paris Has Fallen trên K+ xoay quanh âm mưu của một kẻ khủng bố cực đoan với kế hoạch đe dọa an ninh quốc gia và chính phủ Pháp.

Công tử Bạc Liêu gần gũi với thế hệ gen Z như thế nào?

Nga Cao

Nga Cao

Phim điện ảnh Công tử Bạc Liêu - Tác phẩm mới của Song Luân hứa hẹn thu hút đối tượng khán giả gen Z vì khắc họa tính cách nam chính Ba Hơn trẻ trung, gần gũi.

Làm Giàu Với Ma: Phim kinh dị còn nhiều thiếu sót của Hoài Linh

Nga Cao

Nga Cao

“Làm giàu với ma" - phim có Tuấn Trần, NSƯT Hoài Linh đóng chính kết hợp phong cách tình cảm - gia đình với kinh dị.

Quỷ Ăn Tạng (Tee Yod): Vẫn giữ được sự rùng rợn của nguyên tác

Nga Cao

Nga Cao

Quỷ Ăn Tạng xứng danh là bộ phim kinh dị "nặng đô" đạt doanh thu cao nhất tại "Xứ Chùa Vàng", phim vẫn giữ được những điều cốt lõi của câu chuyện nguyên tác.

Quỷ Cẩu: Truyền tải được nhiều thông điệp nhưng làm kỹ xảo chưa tốt

Lindo

Lindo

Quỷ Cẩu có nội dung chỉn chu, quy tụ dàn diễn viên thực lực của cả hai miền Nam - Bắc nhưng phần hiệu ưng, kỹ xảo của phim được làm chưa thực sự tốt.