Tôi biết rằng cộng đồng fan EXID vừa được phen ăn mừng “rần rần” khi phú bà Hani đã chi tiền mua đứt tên nhóm từ công ty chủ quản hậu “mỗi người một phương”. Quyết định của Hani như một lời cam kết hoạt động của nhóm với fan trong tương lai.
Tuy nhiên không phải nhóm nhạc nào cũng may mắn như vậy. Sau khi tan rã, nhiều nhóm nhạc rơi vào tình trạng tranh chấp tên nhóm với công ty chủ quản vì tại làng nhạc Kpop, bản quyền thương hiệu tên nhóm nhạc luôn là vấn đề rất nhạy cảm và gây không ít tranh cãi.
Các nhóm nhạc chỉ được phép quảng bá bằng tên nhóm khi còn hoạt động “dưới trướng” của công ty quản lý. Dưới đây là các nhóm nhạc Kpop mà tôi biết từng “lên bờ, xuống ruộng” vì tranh chấp bản quyền tên nhóm.
>>> Xem thêm: 4 nam thần diện vest hồng chuẩn chồng quốc dân
T-ara
Nếu là các fan “ruột” của thế hệ Kpop gen 2 tôi tin là không ai không biết đến cuộc tranh giành thương hiệu của T-ara và công ty chủ quản MBK. Đối với tôi đây cũng là vụ lùm xùm đòi quyền thương hiệu tên nhóm gian nan nhất.
Cụ thể vào ngày 28 tháng 12 năm 2017, đại diện MBK đã nộp đơn đăng ký bản quyền thương hiệu tên T-ara chỉ trước khi các cô gái thông báo rời công ty vài ngày. Ngay lập tức hành động này bị dư luận lên án vì chẳng khác gì những cô gái bị “vắt chanh bỏ vỏ” nhưng MBK khẳng định họ có hoàn toàn có lý do để làm vậy.
Vì sự trở mặt của công ty quản lý, T-ara đã vùng lên đấu tranh đến cùng để giành lại được tên nhóm. Trải qua nhiều khó khăn các thành viên của T-ara đã giành được toàn quyền sử dụng thương hiệu của mình.
Không thể phủ nhận MBK có quyền làm điều đó nhưng tôi thấy T-ara là người xứng đáng được thừa hưởng cái tên này vì đã mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty và phải chịu nhiều phản ứng không đáng có.
Highlight
Với những hiểu biết của tôi về Kpop thì Highlight là một trong những nhóm nhạc gây nhiều ồn ào nhất khi rời khỏi công ty quản lý.
Highlight có tiền thân từ BEAST – một trong những nhóm nhạc đình đám của K-pop Gen 2 ra mắt vào năm 2009 và trực thuộc công ty Cube Entertainment. Vào cuối năm 2016, 5/6 thành viên của nhóm là Junhyung, Yoseob, Doojoon, Gikwang và Dongwoon đã quyết định rời khỏi CUBE Entertainment vì không tìm được tiếng nói chung sau khi hết hạn hợp đồng. Duy nhất Jang Hyunseung tiếp tục tái ký với tư cách nghệ sĩ solo.
Dù thông báo với truyền thông nguyên nhân ra đi của các thành viên là không tìm được tiếng nói chung trong âm nhạc nhưng tôi vẫn nhớ khi đó rộ lên rất nhiều tin đồn là công ty đang tập trung vào nhóm nhỏ Trouble Maker của Hyunseung và HyunA mà lơ là hoạt động của Beast nên nhóm mới tan rã. 5 thành viên rời khỏi Cube và thành lập công ty Around Us Entertainment cho riêng mình.
Do CUBE Entertainment đã đăng ký bản quyền sở hữu thương hiệu cái tên Beast đến hết tháng 4 năm 2026. Thua hoàn toàn về mặt pháp lý nên Beast phải ra đi mà không được dùng tên gọi cũ mà phải đổi tên thành Highlight.
>>> Xem thêm: Những idol Kpop luôn xuất hiện chỉn chu nhưng cũng có lúc bừa bộn
H.O.T
Cái tên H.O.T có thể xa lạ với nhiều fan Kpop trẻ tuổi nhưng với những fan đời đầu H.O.T đích thị là huyền thoại. H.O.T ra mắt vào tháng 9/1996 dưới sự quản lý của SM Enterprise - công ty con SM Entertainment.
Theo thông tin tôi tìm hiểu, thời điểm đó ông Kim Kyung Wook - cựu giám đốc khi phụ trách mảng kế hoạch của SM đã tuyển chọn các thành viên của H.O.T và thực hiện kí kết hợp đồng độc quyền với các thành viên.
Sau khi đã tan rã, H.O.T không được sử dụng nghệ danh như khi còn hoạt động dưới trướng SM vì vấn đề bản quyền. Tuy nhiên sau đó các thành viên của nhóm đã đệ đơn để đòi quyền sở hữu tên nhóm mình.
Vì các văn bản thỏa thuận này được ký khi các thành viên chưa đủ tuổi vị thành niên, không có người đại diện pháp lý ký hoặc đóng dấu thỏa thuận nên ông Kim Kyung Wook chính thức không còn quyền sở hữu thương hiệu cho cái tên H.O.T.
Shinhwa
Huyền thoại Shinhwa cũng cùng cảnh ngộ với các nhóm nhạc trên khi cũng phải chịu cảnh lên bờ xuống ruộng vì tranh chấp tên nhóm. Thậm chí quá trình Shinhwa đòi lại tên còn dài đằng đẵng suốt 12 năm chông gai dài đằng đẵng.
Hợp đồng của Shinhwa với SM Entertainment kết thúc vào năm 2003. Thời điểm đó SM cho biết họ đã cố gắng đạt được những thỏa thuận về tài chính nhưng Shinhwa không chấp nhận. Tuy nhiên nguyên nhân thực tế lại là Shinhwa muốn tiếp tục hoạt động nhóm, nhưng SM chỉ đồng ý ký tiếp hợp đồng với 5/6 thành viên (trừ Dongwan). Vì không tìm được tiếng nói chung, cả 6 thành viên quyết định cùng nhau rời khỏi SM.
Sau khi dứt áo ra đi, thương hiệu “Shinhwa” vẫn nằm trong tay SM vì vấn đề bản quyền. Mọi thứ trở nên phức tạp vì mỗi thành viên hoạt động ở một công ty khác nhau và cái tên Shinhwa sau đó được SM bán cho bên thứ ba là Open World Entertainment.
Trải qua quãng thời gian đầu tranh giành lại tên nhóm đến ngày 29/5/2015 Shinhwa chính thức sở hữu cái tên của chính mình, cũng như được toàn quyền quyết định mọi vấn đề quanh việc khai thác tên nhóm trong các hoạt động.
>>> Xem thêm: 5 nam idol Hàn Quốc có đôi môi gợi cảm nhất
Theo ý kiến cá nhân tôi, việc sở hữu tên nhóm nhạc độc quyền thương hiệu của các công ty quản lý là điều dễ hiểu bởi các công ty là bên đầu tư và chịu rủi ro. Tuy nhiên các thành viên của nhóm nhạc cũng phải làm việc chăm chỉ mới có thể được khán giả nhớ đến tên nhóm.
Vậy nên để công bằng cho đôi bên nhất thì công ty chỉ được quyền sở hữu tên nhóm khi các thành viên còn hoạt động dưới trướng công ty, nếu nhóm tan rã phải có thỏa thuận nhượng quyền. Ý kiến của các bạn về vấn đề này thế nào? Chia sẻ với tôi ở phần bình luận phía dưới nhé.
* Bài viết của Bingsu chia sẻ tại box Giải trí châu Á
Nếu bạn thích Hàn Quốc và không bỏ qua bất cứ thứ gì về Kbiz , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.
Bạn cần tìm thông tin dữ liệu và đọc review về phim Big Mouse? Hãy truy cập vào DAN Wiki để có tất tần tật những nội dung bạn cần đấy: bấm vào đây
Facebook - bình luận