x

Đăng nhập

Comming soon...

Rình Sao

Khác

5 sự học thay đổi cuộc đời: Quan trọng nhất phải biết được chữ "Nhẫn"

Trương Di 22:22 - 17/01/2022

Cổ nhân dạy rằng: “Cải mồ người chết không bằng cải nết người sống”. Người luôn tu dưỡng tâm đức, xem xét bản thân hằng ngày từ lời nói cho đến hành vi. Hãy tự vấn bản thân mình mỗi ngày, rằng “Hôm nay tôi có nổi giận với ai không?”

 Nổi giận sinh ra những mâu thuẫn không đáng có

1. Học tính nhẫn nhịn

Nhịn không phải là nhục. Nhịn ở đây đi kèm cùng với nhẫn nại và kiên cường. Lùi một bước biển rộng trời cao, nhịn một lúc sóng yên biển lặng, mọi chuyện dù khó khăn đến đâu cũng đều sẽ có cách giải quyết. Nhẫn nhịn để đợi thời cơ chín muồi, để biến thách thức thành cơ hội. Nhịn chuyện lớn để hóa giải thành chuyện nhỏ, từ chuyện nhỏ thành vô sự bình an. Nhẫn nhịn chính là năng lực của người trí tuệ. 

Mọi chuyện tốt xấu, thiện ác, thị phi trong đời chỉ nhờ một chữ “nhẫn” mà trở thành mây khói. Con người muốn sinh tồn, muốn sống hạnh phúc thì chỉ cần trong tim luôn nhẫn nhịn chịu thiệt một chút, chấp nhận sự bất công một thời gian, đến cuối cùng ông trời cũng sẽ đền đáp.

 Nhịn một chút sóng yên biển lặng

2. Học cách nhận sai

Con người có một đặc tính cố hữu là bảo thủ và rất ít khi chịu thừa nhận lỗi sai của mình. Bất kể kết quả của một câu chuyện có xảy ra theo hướng nào thì cũng vì người khác làm sai, và bản thân lại luôn luôn đúng. Đôi khi, sai lầm lớn nhất của bản thân chính là không nhận ra lỗi sai của mình để sửa chữa, khắc phục.

Chúng ta có thể kính cẩn nhận sai với mẹ cha, bạn bè, xã hội. Với người tín tâm, nhận sai với Thượng đế, thánh thần cũng là cách để hoàn thiện chính mình. Biết cách nhận lỗi, chẳng làm ta mất đi sự thanh cao, nó còn khiến người khác nhìn vào và cho rằng ta có trách nhiệm và dũng cảm. Nhận sai là một loại mỹ đức, là một cách tu tâm. Mức độ hàm dưỡng cũng từ đó mà tăng lên.

 Khi gặp mâu thuẫn, lùi một bước biển rộng trời cao

3. Học tính điềm đạm, ôn hòa

Sự thật trong đời, rằng người mềm mỏng, ôn nhu luôn nhận được nhiều sự ưu ái từ xã hội hơn kẻ bảo thủ, cố chấp. Răng chúng ta rất cứng nhưng đến cuối đời thì nó sẽ rụng hết, còn lưỡi mới là thứ tồn tại sau cùng vì nó uyển chuyển, linh hoạt. Biết cách sống thuận theo tự nhiên mới là người khôn ngoan.

Duy trì một tâm thế điềm tĩnh, ôn hòa luôn giúp chúng ta trở nên có khí chất trong mắt người khác. Dù tính cách nóng nảy hay lạnh lùng, mặc cho hoàn cảnh xã hội có ưu ái hay chống lại bản thân, sống hòa hợp với người và chân thành với đời sẽ đem lại niềm vui và hạnh phúc lâu dài. 

 Người mềm mỏng, hòa nhã nhận được nhiều sự ưu ái

4. Học cách giao tiếp 

Người có tu dưỡng, không hẳn lạnh lùng ít nói. Họ nhận ra lời lẽ cần phải dùng đúng lúc đúng chỗ thì mới phát huy tác dụng và không ảnh hưởng đến cảm nhận của người khác. Biết giao tiếp thì sẽ tránh được vô số những rắc rối không đáng có, đặc biệt là chuyện thị phi lại càng không nên dính dáng vào làm gì.

Nếu không thể nói ra lời hay ý tốt dành cho người khác thì tốt nhất là không nên giao tiếp. Không hiểu ý nói của nhau sinh ra chiến tranh, đổ máu. Như vậy làm sao tạo ra được xã hội văn minh. Cổ nhân luôn dạy rằng: “Vàng thì thử lửa thử than - Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời”.

 Lời nói là cầu nối cho mọi vấn đề trong cuộc sống

5. Học được hai chữ "buông bỏ"

Nếu chúng ta chỉ hiểu buông bỏ theo ý nghĩa thông thường, nghĩa là gặp chuyện gì hơi khó khăn một chút thì ta lại vội vàng vứt bỏ hết mọi sự cố gắng đã dành cho nó từ đầu, nếu cứ đau đớn thì buông bỏ, cứ khó chịu thì vứt hết cả đi, vậy chúng ta sẽ bỏ lỡ rất nhiều điều tuyệt vời và đẹp đẽ đang ẩn giấu đằng sau những khó khăn đó.

Nỗi buồn hay những điều gây nên phiền muộn là những cảm xúc cơ bản của con người. Vấn đề là tại sao cứ đau buồn thì chúng ta nhất định phải buông bỏ trong khi còn có thể làm cho nó trở nên tốt đẹp hơn. Buông những thứ khiến ta thất vọng và cố gắng làm cho những gì giúp ta hạnh phúc ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

 Buông những thứ khiến bản thân không hạnh phúc

Kết: Giữ gìn tâm thái ôn hòa, tính khí bình ổn thì vạn sự thuận buồm xuôi gió. Cả đời chúng ta phải học cách làm sao để trở thành “người tốt”. Quá trình đó kỳ thực rất vất vả và lâu dài. Dù bạn có là ai đi chăng nữa, từ vương tước cho đến chư hầu, hay trí thức cho đến giai cấp nông dân, chỉ cần giữ một tâm tính thiện lương, ắt sẽ có ngày quý hiển.

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Lee Dong Wook và những anh chồng đảm hiếm có khó tìm trong Kbiz

Đây là những quý ông 10 điểm của Kbiz, không chỉ kiếm tiền giỏi, đẹp trai hoàn hảo mà lại còn chuẩn chồng đảm của hội chị em nữa chứ.

Rộ tin “thánh nam” Won Bin làm nông dân “trồng rau nuôi cá”

Sau 13 năm không đóng phim, cũng không có ý định tái xuất, mới đây thông tin mới nhất của Won Bin lại làm cộng đồng mạng sôi nổi bàn tán.

Con gái Chân Tử Đan và dàn "tinh nhị đại" nổi tiếng nhất Hoa ngữ

Trong dàn “tinh nhị đại” này, con gái của Từ Hy Đệ và Nhậm Đạt Hoa được đánh giá cao nhất về nhan sắc và tương lai.

Gong Hyo Jin - Lee Min Ho: Cặp siêu sao không đóng phim là "buông thả"

Mỗi khi Lee Min Ho và Gong Hyo Jin không đóng phim, đi vào trạng thái nghỉ ngơi là họ sẽ chẳng quan tâm hình tượng gì nữa đâu.

Bạch Lộc và dàn sao Hoa ngữ gây cười vì cách tạo dáng "ố dề"

Cùng muốn tạo điểm nhấn nhờ cách tạo dáng, nhưng vì “cố quá thành quá lố” mà dàn sao này làm trò cười cho mọi người.

Lâm Tâm Như, Trần Kiều Ân và sao Cbiz qua tuổi 40 mới chịu lấy chồng

Đây chính là những ngôi sao Hoa ngữ kết hôn ở tuổi tứ tuần vẫn viên mãn. Họ là minh chứng cho câu nói: "Không sợ kết hôn trễ, chỉ sợ cưới nhầm người".