Morgan Housel, cây bút nổi tiếng và là một chuyên gia hành vi về tài chính. Có thể nói ông là người đã có những chia sẻ đúng đắn về tiền bạc, kinh doanh, đầu tư giúp thay đổi cuộc sống của hàng vạn người. Ông cho rằng nguyên nhân của nghèo khó không phải lúc nào cũng là do thói chây lười, và không phải những gì bạn kiếm được đều thuộc về bạn. Vậy nên, có những bài học tài chính tôi nghĩ bạn cần biết trước khi quá muộn.
1. Đừng đánh giá thấp vai trò của cơ hội
Chúng ta thường có suy nghĩ rằng giàu sang hay nghèo khó đều do ta quyết định. Nhưng có lẽ bạn đã vô tình quên mất vai trò của cơ hội cuộc sống.
Hoàn cảnh gia đình, đất nước ta đang ở, thế hệ chúng ta sinh ra và những người ta gặp trong đời đều đóng một vai trò quan trọng với những gì chúng ta sẽ nhận được. Tiếc là không phải ai cũng nhận ra điều này.
Vì vậy, bạn nên hiểu rằng không phải tất cả thành công đều là kết quả của sự chăm chỉ, và mọi sự nghèo nàn đều là do thói chây lười. Hãy luôn ghi nhớ điều này khi đánh giá người khác và bản thân.
2. Tiền bạc giúp bạn có được sự tự chủ về thời gian
Được làm điều mình yêu theo cách mình yêu bên cạnh bạn bè, người thân là một loại hạnh phúc mà không gì có thể mang lại. Vì vậy, một công việc không bị áp lực về thời gian, có giờ giấc linh hoạt là một công việc lý tưởng dành cho bạn. Từ đó, bạn sẽ có thêm động lực làm việc để tạo ra của cải, vật chất. Và khi đã có sự tự chủ về tài chính, bạn sẽ có thêm nhiều thời gian chăm lo cho bản thân mình hơn.
3. Ngưng phụ thuộc vào cha mẹ
Chưa vào đời, bạn sẽ không bao giờ hiểu được giá trị của đồng tiền mà cha mẹ đã phải vất vả như thế nào mới kiếm được. Và bạn cũng sẽ không thể học được cách tiết kiệm. Chỉ khi thiếu thốn và không có được mọi thứ mình muốn, bạn mới nhận ra đâu là nhu cầu cá nhân và đâu là mong ước. Hãy sớm học cách quản lý chi tiêu phù hợp, tiết kiệm và trân trọng những gì mình đang có. Đây là kỹ năng cần thiết giúp bạn gia tăng số tiền phòng thân và giảm thiểu được việc chi tiêu bất hợp lý vào những thứ vô bổ.
4. Thành công đến từ những việc nhỏ nhặt
Nhiều người ví hình ảnh những bậc thang như con đường dẫn đến danh vọng. Cuộc sống luôn có sự khởi đầu, vì vậy những việc nhỏ sẽ tạo nên thành công lớn. Nhiều giám đốc điều hành đã chia sẻ điều này: Bất cứ khi nào chúng ta muốn đạt được mục tiêu cao cả, ta phải có một kế hoạch chi tiết trong đầu để biến ý tưởng của mình thành hiện thực. Lộ trình sẽ được chia nhỏ thành các mục tiêu hàng năm, hàng tháng và thậm chí hàng ngày. Khi đã có mục tiêu rõ ràng, tất cả những gì còn lại là cố gắng hoàn thành công việc một cách trọn vẹn nhất có thể.
Đối với những người vội vàng, một câu “thần chú” là không thể xây một ngôi nhà cao tầng nếu không có nền móng vững chắc. Tóm lại, khi bạn nghĩ lớn, hãy bắt đầu từ việc nhỏ. Nếu bạn không thấy kết quả trong một hoặc hai ngày, hãy kiên nhẫn.
5. Không chi tiêu quá mức thu nhập
Đây là một trong những bí quyết quản lý tài chính hiệu quả nhất. Khi bạn chi tiêu dưới mức thu nhập cá nhân, bạn sẽ có thêm một khoản để tiết kiệm, đầu tư cho tương lai. Có những người tuy rất giàu và thành công nhưng lối sống lại vô cùng giản dị và đáng ngưỡng mộ. Điển hình là Lý Gia Thành với câu nói khiến ta suy ngẫm: “Khi bắt đầu một cuộc sống mới, hãy chủ trương cho mình một cách sống “ít”, nhằm thích nghi với một lối sống không phô trương và phù hợp”.
Hay Warren Buffett, vị tỷ phú có khối tài sản lên đó hàng trăm tỷ đô la nhưng vẫn đang sống trong một căn hộ 3 phòng ngủ được mua với giá 31.500 USD - số tiền ông có thể kiếm được trong 2 phút. Họ chính là minh chứng cho những người dù giàu nhưng không phô trương bởi họ biết rằng cách sống và giá trị họ đem lại có xứng đáng với những gì họ đã cố gắng cho cuộc đời này hay không mới là điều quan trọng.
6. Mọi thứ đều có giá của nó
Mọi việc trên đời, muốn đạt được, bạn đều phải trả giá. Cái giá của một cuộc sống đủ đầy dư giả là thời gian bên gia đình, người thân, bạn bè. Cái giá của hạnh phúc viên mãn tuổi già là những đau thương mất mát thời trẻ. Mọi thứ đều có cái giá của nó, nhưng cũng đừng mạo hiểm đánh đổi mà hãy xem xét và cân nhắc xem nó có đáng không, bản thân có trả được không rồi hẵng quyết đinh.
7. Tiền bạc không là thước đo cho sự giàu có
Số tiền mình kiếm được không phải là thước đo cho sự phát triển, mà là lượng kiến thức mình học được, giá trị mình tạo ra, các mối quan hệ xung quanh để đánh giá chất lượng cuộc sống của mình. Theo Warren Buffett: "Thành công thực sự trong cuộc sống là những người bạn muốn họ yêu quý mình thực sự yêu quý bạn". Tiền bạc không thể cho bạn được các mối quan hệ chất lượng nếu bạn không dành thời gian và tình cảm để vun đắp, hãy nhớ thật kỹ điều này.
Kết: Dù bạn có là ai, thì tôi tin rằng việc nhận ra được các bài học trên vẫn chưa phải là quá muộn nếu bạn có ý thức thay đổi và cải thiện cuộc sống của chính mình.
* Bài viết của Tian Yi chia sẻ tại box DAN FC
Tiền không mang lại hạnh phúc nhưng muốn hạnh phúc cần phải có tiền. Nếu có chia sẻ hay về nghĩ giàu làm giàu, tự do tài chính , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.
Facebook - bình luận