Ảnh hưởng của Agatha Christie - tác giả của cuốn tiểu thuyết Án Mạng Trên Sông Nile (Dead On The Nile) đối với thể loại điều tra phá án là quá rõ ràng. Bắp thấy những câu chuyện của bà luôn mang tính thời đại và chân thật. Chân dung của nam diễn viên David Suchet trong vai thám tử Hercule Poirot là một biểu tượng và rất nhiều nghệ sĩ từng vinh dự thể hiện các nhân vật trong các tác phẩm của bà cũng mang tính biểu tượng như thế.
Dưới bút danh Mary Westmacott, tác giả của 66 tiểu thuyết trinh thám, 14 tuyển tập truyện ngắn và 6 tiểu thuyết lãng mạn, đã bán được hơn 2 tỷ ấn bản sách. Bộ phim chuyển thể đầu tiên từ tác phẩm của bà là The Passing Of Mr Quinn vào năm 1928.
Đối với nhiều người hâm mộ Christie, các bản chuyển thể được đánh giá dựa trên mức độ “cải biên” so với tác phẩm gốc mà họ đã yêu mến, mà thường là rất ít những tác phẩm chuyển thể nhận được sự yêu mến từ những người hâm mộ vì hầu hết đều không thể hiện được tất cả các yếu tố vui, buồn, dí dỏm, hài hước, bí ẩn và những mối liên kết giữa các nhân vật.
Đã có những phản ứng đối với việc nam diễn viên Branagh thể hiện nhân vật thám tử Poirot trong Dead On The Nile của Christie. Giờ thì chúng ta hãy thử so sánh Branagh, không những với chính tiểu thuyết gốc mà còn là những bộ phim chuyển thể khác nữa - những vai diễn của Poirot đã từng xuất hiện trên màn ảnh.
Những Poirot trước đây
David Suchet được xem là nhân vật Poirot mang tính biểu tượng nhất, đã đóng vai này trên truyền hình từ năm 1989 đến năm 2013. Suchet được xem là diễn viên sát với mô tả của Christie nhất, đặc biệt với nét diễn khắc họa được “dáng đi nhanh nhẹn” và phong cách đặc trưng Poirot trong tiểu thuyết gốc.
Đây là lần thứ hai Branagh thể hiện nhân vật Poirot. Trong Vụ Án Mạng Trên Tàu Tốc Hành Phương Đông năm 2017, tầm quan trọng của những manh mối mà các nghi phạm đưa ra chỉ là yếu tố thứ yếu mà khán giả quan tâm. Điều họ quan tâm chính là sự thể hiện của nam diễn viên Branagh đối với nhân vật thám tử Poirot như thế nào mà thôi.
Phương pháp gây án trong tiểu thuyết Death On The Nile gốc, câu đố mà Poirot phải giải rất phức tạp. Đó là một trong những yếu tố cốt cán đem lại thành công trong hầu hết các tát phẩm của của Christie. Nhưng trong phim của Branagh, vụ án xảy ra quá muộn: xảy ra trong 70 phút cuối trong một bộ phim dài 2 tiếng khiến mọi thứ trôi qua quá nhanh và không đủ thời gian cho cuộc điều tra.
Điều người mộ điệu thích ở những cuốn sách và nhiều tác phẩm chuyển thể khác, đặc biệt là các phiên bản của Suchet, là cách từng manh mối được xem xét một cách rất cẩn trọng. Làm thế nào để có thể giải thích từng manh mối? Những tác động của nó là gì? Đây là lúc mà việc có một trợ lý để Poirot đưa ra các giả thuyết là rất hữu ích.
Trong cuốn sách Death On The Nile, đó là là nhân vật Colonel Race. Nhưng trong bộ phim này, Poirot không thực sự tham gia với bất kỳ ai theo một cách thực sự có ý nghĩa. Theo đánh giá chung, lỗi sai lớn nhất với vai Poirot của Branagh là thiếu đi sự quyến rũ. Trong khi khán giả của Poirot đã quen thuộc với tính cách có phần kì quặc, vênh váo và bị ám ảnh bởi sự trật tự, thì trên tất cả, ông ấy luôn toát ra được nét duyên dáng và quyến rũ. Ông sẽ làm quen với từng nghi phạm, hỏi họ những câu hỏi dường như không liên quan và khiến họ mất cảnh giác.
Tác giả “biến mất’ trong chính tác phẩm của mình
Như với Murder On The Orient Express, Branagh một lần nữa đưa bộ phim chuyển sang các phân cảnh hành động hết sức vô lý. Những phân cảnh này đã phá vỡ giọng điệu trần thuật của tinh thần tác phẩm gốc. Poirot mà chúng ta quen thuộc không đuổi theo những kẻ tình nghi như thể anh ta là một anh hùng hành động như thế.
Trong Dead On The Nile, khung cảnh Ai Cập được tạo ra không có chiều sâu, ngay cả hình ảnh con tàu trên sông Nile cũng vậy. Khá là hời hợt và thiếu sức hút. Có thể thấy có rất nhiều tiềm năng cho bộ phim này, như dàn diễn viên mới xuất chúng và sự trở lại của dàn diễn viên kì cựu trong phiên bản 1978, bao gồm Maggie Smith, Bette Davis, Mia Farrow, Angela Lansbury và Jane Birkin.
Murder On The Orient Express đạt thành tích tốt tại phòng vé nhưng lại nhận được nhiều ý kiến phê bình trái chiều. Phản hồi tiêu cực chủ yếu xoay quanh khái niệm về sự chung thủy. Như tờ Atlantic đã mô tả, đây là một bộ phim “tự mãn và hoàn toàn không cần thiết phải có”. Hình ảnh của Branagh trong Death On The Nile cũng vấp phải sự lo lắng không kém đến từ khán giả của tác phẩm.
Ngoài ra, khá lạ lùng là tên của chính tác giả Agatha Christie cũng không xuất hiện trong các chương trình quảng bá cho Death On The Nile. Có lẽ điều này chính là báo hiệu Christie không còn là tác giả duy nhất của loạt phim trinh thám bí ẩn này nữa. Có thể thấy, các bản chuyển thể của Branagh đối với các tác phẩm của Christie chỉ dành cho những khán giả chưa đọc cuốn sách gốc và không yêu thích chân dung Poirot của Suchet.
Bắp thấy bộ phim này dành cho một đối tượng mới: Những khán giả không xem tiểu thuyết gốc hay chẳng cần đòi hỏi phim phải sát với nguyên tác. Nếu những ai đã đọc các tác phẩm của Christie và xem thêm các bộ phim chuyển thể trên màn ảnh khác của Agatha Christie, thì thật sự chẳng thể nào chấp nhận nổi khi xem Án Mạng Trên Sông Nile được "xào nấu" trên màn ảnh một cách thảm họa như thế này.
>>>Xem thêm: Án Mạng Trên Sông Nile: Khởi đầu dài dòng, cái kết chóng vánh
*Bài đóng góp từ Bắp gửi về cho DienAnh.Net.
Nếu bạn yêu thích Phim Âu Mỹ, hãy vào DienAnh.net để xem thêm nhiều bài viết hay nha.
Facebook - bình luận