x

Đăng nhập

Comming soon...

Phim chiếu rạp

Việt

Chất liệu dân gian được sử dụng hợp lí trong Đèn âm hồn

Nga Cao 15:30 - 07/02/2025

Bộ phim Đèn âm hồn lấy cảm hứng từ Chuyện người con gái Nam Xương - câu chuyện thứ mười sáu trong tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, vốn có chỗ đứng nhất định trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.

 Trong thời gian chờ chồng đi chiến tranh về, Thương (Diễm Trang) chơi trò nói chuyện với chiếc bóng cùng với con trai là Lĩnh. Cô bảo chiếc bóng đó là cha của cậu bé. Vào một ngày nọ, Lĩnh nhặt được một cây đèn và cậu bé luôn ôm nó trong tay. Nhưng không ngờ, thông qua chiếc đèn, một linh hồn tà ác xuất hiện, gieo rắc nỗi sợ cho Thương và dân làng. 

Bà đồng Liễu (Hoàng Kim Ngọc) nhận ra linh hồn tà ác này có thể là kẻ cô từng quen biết. Cùng lúc này, sau nhiều năm ở chiến trường, chồng Thương là Đinh (Phú Thịnh) trở về. Nghe lời ngây thơ của đứa con chưa từng gặp mặt, anh sỉ nhục, mắng nhiếc Thương lăng loàn, khiến cô uất ức nhảy sông tự vẫn.

 Chất liệu dân gian của Đèn âm hồn thể hiện khá rõ nét. Đầu tiên, là phân cảnh Liễu đi chợ và có nhiều người đàn ông chọc ghẹo việc cô đến tuổi lấy chồng những vẫn chưa kết hôn. Liễu bèn dùng bài thơ Quả mít của nữ thi sĩ nổi tiếng Hồ Xuân Hương để đối đáp: “Thân em như quả mít trên cây. Da nó xù xì, múi nó dày. Quân tử có thương thì đóng cọc. Xin đừng mân mó, nhựa ra tay”.

Hồ Xuân Hương là nhà thơ có biệt tài khắc họa về thân phận bé mọn của phụ nữ thời phong kiến, đồng thời thể hiện lòng cảm thông với gánh nặng của phái yếu. Việc ekip làm phim dùng bài thơ này qua miệng nhân vật Liễu, như cách thể hiện tâm tư của phụ nữ sống dưới chế độ nam quyền khắt khe.

 Ngoài ra, cầu cơ cũng được sử dụng trong một cảnh quan trọng khác. Đây là một trò chơi hoặc nghi thức gọi hồn, mà người tham gia dùng bàn cầu cơ và một con cơ nhỏ di chuyển theo sự điều khiển của thế lực ở cõi âm. Người chơi tin là thông qua bàn cầu cơ, họ có thể “thông linh” với các linh hồn và nhận thông điệp từ thế giới bên kia. Ở Việt Nam, cầu cơ là nghi thức khá phổ biến mà từ trẻ con tới người lớn đều có thể tham gia. 

Ban đầu, cầu cơ cũng bắt nguồn từ các tôn giáo truyền bá vào. Một tôn giáo ở Việt Nam cũng sử dụng phương pháp Bút cơ là Đạo Cao Đài. Cầu cơ ở Việt Nam được sử dụng dưới dạng ghép nối con chữ là chủ yếu. Qua đó, ta nhận “thông điệp” từ cõi giới khác.

 Tình tiết các vong hồn lang thang ở Chốn tâm thức cũng khiến tôi ấn tượng. Ở văn hóa dân gian nước ta, ma quỷ hay những vong hồn phiêu dạt vốn không người thờ cúng hoặc chết vì đói, khát, bệnh tật. Họ không (hoặc chưa) được cõi nào tiếp nhận. Họ không được người thân trên dương thế cúng bái. Khi Liễu và Đinh xuất hồn xuống Chốn tâm thức để gặp người cần gặp, họ cũng nhìn thấy những vong hồn trông khổ sở, cô độc. Đồng thời, Liễu - Đinh còn gặp hai mẹ con yểu mệnh Mai. Đây là hai nhân vật có liên quan đến danh tính phản diện.

 Ngoài ra, bà đồng Liễu còn có khả năng trục vong. Khi làm phép, Liễu thực hiện một điệu nhảy rồi ném muối mặn và gạo nếp vào người bị ám. Theo quan niệm xưa, gạo nếp hiện diện cho thần linh ở cõi dương thế. Còn muối có thể xua đuổi tà ma. Liễu nhiều lần dùng hai món này để “trị” các vong hồn ác độc. Liễu cũng hay dùng đến một tấm vải đỏ. Dân gian cho rằng ma quỷ sợ chạm vào vật có màu đỏ. Vậy nên, người ta dùng vải đỏ, máu động vật để trấn ác linh. 

 Tóm lại, Đèn âm hồn sử dụng hợp lý chất liệu văn hóa tâm linh - tín ngưỡng nhằm kể về một câu chuyện đậm tính dân gian. Khán giả hẳn sẽ cảm thấy thú vị khi được xem cách mà ekip làm phim dụng tâm cài cắm chúng hòng đem đến những thông điệp nhân văn về tình cảm gia đình và thân phận phụ nữ thời phong kiến.

Đèn âm hồn khởi chiếu vào ngày 7.2.2025 tại các rạp chiếu phim trên toàn quốc.

* Bài viết của Nga Cao chia sẻ tại box Mọt phim Review

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Chất liệu dân gian được sử dụng hợp lí trong Đèn âm hồn

Phim điện ảnh kinh dị tâm linh Đèn âm hồn khai thác tốt những yếu tố tâm linh - tín ngưỡng trong văn hóa dân gian Việt Nam.

2 ưu thế nổi bật nhất của Nụ hôn bạc tỷ trên đường đua phim Tết Ất Tỵ

“Nụ hôn bạc tỷ” hứa hẹn là thành công mở màn cho sự nghiệp đạo diễn của Thu Trang. Trong khi đó, hoa hậu Đoàn Thiên Ân lại vững chắc trên hành trình diễn viên.

Công tử Bạc Liêu: Hiện tượng sống nửa đầu thế kỉ 20

Phim Công Tử Bạc Liêu của đạo diễn Lý Minh Thắng mượn nhân vật có thật để nói về tinh thần và những khát vọng của người Việt cách đây 100 năm.

Ba người phụ nữ trong Cô dâu hào môn: Mỗi cây mỗi hoa, bà nào cũng khổ

Ba nhân vật của Lê Giang, NSND Hồng Vân và Thu Trang đều có những góc khuất khó giãi bày trong phim điện ảnh Cô dâu hào môn.

Những bậc phụ huynh hết lòng vì con cái trong phim Cô Dâu Hào Môn

Những ông bố, bà mẹ trong phim Cô dâu hào môn sẵn sàng làm mọi thứ để khiến con mình hạnh phúc. Kiều Minh Tuấn, Thu Trang, Lê Giang đã khắc họa thành công.

Chất liệu dân gian trong phim Cám: Đột phá đến từ nhân vật thằng Bờm

Phim Cám, dị bản kinh dị của Tấm Cám vận dụng thành công những chất liệu dân gian quen thuộc và gần gũi, nhưng cải biên theo hướng mới mẻ, sáng tạo hơn