x

Đăng nhập

Comming soon...

Rình Sao

Hoa

Bao Công và những sự thật lịch sử khác xa phim cổ trang Trung Quốc

Hóng hớt Cbiz 14:37 - 20/09/2021

Hóng Hớt Cbiz rất thích xem các phim truyền hình cổ trang Trung Quốc, đặc biệt là phim cung đấu. Vì ở đây, mình có thể chiêm ngưỡng những người đẹp hậu cung trong nhiều bộ trang phục, tạo hình lộng lẫy, cùng với đó là tham quan những di tích lịch sử nổi tiếng của Trung Quốc như Tử Cấm Thành, Vạn Lý Trường Thành... được tái hiện qua những thước phim hoành tráng.

Thế nhưng mới đây, Hóng Hớt Cbiz phát hiện ra Weibo Việt Nam đã chia sẻ những sự thật lịch sử khác xa với phim ảnh rất nhiều. Vậy sự thật đó là gì, hãy cùng mình tìm hiểu xem nhé!

1. Trong các phim truyền hình cổ trang thời nhà Thanh, khi Hoàng Hậu đến, thái giám sẽ luôn miệng hô: “Hoàng Hậu giá đáo”. Nhưng sự thật lịch sử là: Nếu Hoàng Hậu đến sẽ có một thái giám ở phía trước mở đường, đồng thời “xùy” một tiếng để ám chỉ cho những người xung quanh tránh đi. Nếu tránh không kịp thì lui vào bên đường hay cúi đầu quay mặt vào tường để tỏ ý tránh đi. 

Vốn không có chuyện thái giám ho tô câu: “Quý Phi giá đáo”, “Hoàng Hậu giá đáo” gì đó cả. Đây là biên kịch lười đọc sách, sao chép của nhau để lại những ấn tượng sai lầm với người xem. Câu chuyên hô hoán mỗi khi Hoàng Hậu, Quý Phi xuất hiện xuất phát từ kịch sân khấu, làm thế để khán giả biết nhân vật đó là ai, mình nào có ngờ các biên kịch đem luôn vào phim để giờ đây ai cũng hiểu lầm. Thua ạ!

2. Trong các gia đình giàu có thời xưa, phụ nữ hiếm khi gặp khách, trừ hai nhà có mối quan hệ thông gia mới không né tránh. Chớ không phải như phim bây giờ, đàn bà con gái suốt ngày ra ngoài tiếp chuyện với mọi người khách khứa đâu nhé. Sai đấy.

3. Trong lịch sử, Từ Hi buông rèm chấp chính, bất kỳ lúc nào khi nghị sự cùng đại thần cũng đều kéo một tấm rèm mỏng thể hiện quan niệm “nam nữ khác biệt, trong ngoài khác biệt”. Không giống như những gì trong phim truyền hình mà chúng ta thường nhìn thấy hiện này, Từ Hi tùy ý nghị sự cùng các đại thần, ngồi bàn chuyện cứ như vua luôn.

4. Các quan viên thời nhà Thanh ra ngoài dùng cơm đều sẽ ngồi kiệu hoặc xe ngựa, không giống như các quan viên trong một số phim truyền hình hiện nay, tản bộ trên đường, tùy ý dùng cơm ven đường. Nếu quan viên muốn ăn ven đường cũng sẽ có người mua tới, dùng trong kiệu hoặc trong xe, để thể hiện địa vị, thể diện của họ.

5. Sách đúng là có mùi thơm nhưng nó không phải là mùi mực của ngày nay. Những quyển sách cũ bằng gỗ hoặc bản thảo đóng buộc chỉ mới có. Từ cuối nhà Thanh đến nay, sách được in bằng máy, mực và giấy đều khác nhau nên mùi thơm không còn nữa. Thư Hương Thế Gia (dòng dõi có học vấn) đúng là có ý này nhưng thời nay, trong một gia đình phải có nhiều thế hệ học vấn cao, giữ sách cổ triều Thanh mới được công nhận. Những người bình thường không dám tự nhận mình xuất thân “Thư Hương Thế Gia”.

(Nguồn: Weibo Việt Nam).

Ngoài ra còn một số tình tiết mà dân mạng Việt Nam cũng đã tìm hiểu và phát hiện ra có những điểm khác biệt giữa thực tế xa xưa so với phim ảnh Trung Quốc:

- Cái này chắc nhiều bạn biết rồi ạ, nước da của Bao Công không hề đen như trên phim và Bàng Thái sư thực tế không phải phản diện. Nguyên mẫu nhân vật tạo nên Bàng Thái sư mới là phản diện.

Trong các bộ phim, lúc nào cũng miêu tả Bao Công đen như than, ấy thế mà thực tế trong sử sách thì không phải như vậy.

- Chu Đệ tàn nhẫn, vô tình chứ không dịu dàng ôn nhu như trên phim.

Chu Đệ - Ông vua có sở thích "nổi da già" là mang người khác ra cho bay màu, trái ngược hoàn toàn khi được miêu tả trên phim.

- Càn Long đế trong lịch sử là con ruột (thân sinh) của Sùng Khánh Hoàng Thái Hậu nha mọi người, chứ không phải con nuôi (dưỡng tử) như trên phim hay truyện đâu nhé! Còn Lý Kim Quế chỉ là nhân vật do Lưu Liễm Tử tạo nên cho truyện thôi, truyện chỉ mượn bối cảnh và nhân vật của thời Ung Chính thôi chứ không hoàn toàn viết theo đúng lịch sử. Sùng Khánh Hoàng Thái Hậu xuất thân từ Nữu Hộ Lộc thị, không phải họ Lý.

- Thực sự ấy xem phim hay đọc tiểu thuyết có yếu tố lịch sử thì xem cho vui thôi các bạn ạ, muốn học sử hãy đọc sách sử, thậm chí là phải đọc sách sử của nhiều người viết sử khác nhau, thuộc nhiều lập trường khác nhau để phân tích chứ học theo tiểu thuyết với phim ảnh là toang đó. Tiểu thuyết với phim ảnh cùng lắm thì là yếu tố bổ trợ cho sự hứng thú thôi, xem thì hãy coi đó là một tác phẩm nghệ thuật chứ đừng sa đà quá kẻo lại tưởng này tưởng nọ. 

Nguồn: Weibo Việt Nam.

Hóng Hớt Cbiz cảm thấy phim ảnh chỉ tái hiện lại một phần lịch sử thôi. Có những biên kịch có tâm, nghiên cứu sách cổ nhiều thì phần “hoàn nguyên” lịch sử có độ chính xác khá cao, nhưng gặp những biên kịch “cà chớn” thì khả năng sai sử không ít đâu. Và rồi một bộ sai sử thì nhiều bộ bắt chước theo, thế là khiến người xem càng hiểu lầm về lịch sử. Mình biết là phim phải biến tấu ít nhiều để tăng tính hấp dẫn cho nội dung, nhưng xét về các quy tắc, xưng hô của thời phong kiến thì buộc phải tuân theo mới đúng là một bộ phim dựa trên lịch sử!

>>>Xem thêm: Là tác phẩm "chữa cháy" cho Dư Sinh, liệu Hào Quang có thành công?

* Bài đóng góp của Hóng Hớt Cbiz gửi cho DienAnh.Net

Ri rỉ rì ri, “dưa” gì cũng có. Follow Hóng Dưa Bở Cbiz ngay để cập nhật những thông tin giải trí nóng sốt nhất nhé!

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Lee Dong Wook và những anh chồng đảm hiếm có khó tìm trong Kbiz

Đây là những quý ông 10 điểm của Kbiz, không chỉ kiếm tiền giỏi, đẹp trai hoàn hảo mà lại còn chuẩn chồng đảm của hội chị em nữa chứ.

Rộ tin “thánh nam” Won Bin làm nông dân “trồng rau nuôi cá”

Sau 13 năm không đóng phim, cũng không có ý định tái xuất, mới đây thông tin mới nhất của Won Bin lại làm cộng đồng mạng sôi nổi bàn tán.

Con gái Chân Tử Đan và dàn "tinh nhị đại" nổi tiếng nhất Hoa ngữ

Trong dàn “tinh nhị đại” này, con gái của Từ Hy Đệ và Nhậm Đạt Hoa được đánh giá cao nhất về nhan sắc và tương lai.

Gong Hyo Jin - Lee Min Ho: Cặp siêu sao không đóng phim là "buông thả"

Mỗi khi Lee Min Ho và Gong Hyo Jin không đóng phim, đi vào trạng thái nghỉ ngơi là họ sẽ chẳng quan tâm hình tượng gì nữa đâu.

Bạch Lộc và dàn sao Hoa ngữ gây cười vì cách tạo dáng "ố dề"

Cùng muốn tạo điểm nhấn nhờ cách tạo dáng, nhưng vì “cố quá thành quá lố” mà dàn sao này làm trò cười cho mọi người.

Lâm Tâm Như, Trần Kiều Ân và sao Cbiz qua tuổi 40 mới chịu lấy chồng

Đây chính là những ngôi sao Hoa ngữ kết hôn ở tuổi tứ tuần vẫn viên mãn. Họ là minh chứng cho câu nói: "Không sợ kết hôn trễ, chỉ sợ cưới nhầm người".