x

Đăng nhập

Comming soon...

Review phim

Hàn

Bước chân thép: Im Si Wan và Ha Jung Woo sục sôi tinh thần chiến đấu

Nga Cao 15:00 - 23/10/2023

Câu chuyện của Bước chân thép lấy bối cảnh năm 1947, sau khi Seol giải phóng. Trước đó, vào Thế vận hội Berlin 1936, vận động viên đoạt huy chương vàng marathon Son Ki Jeong (Ha Jung Woo) đã lập kỷ lục thế giới mới, nổi lên chỉ sau một đêm như anh hùng dân tộc. Nhưng vì Hàn Quốc lúc đó đang nằm dưới sự đô hộ của Nhật Bản nên ông đành phải đeo cờ của Nhật Bản trên ngực. 

Seo Yun Bok (Im Si Wan) quyết định tham gia giải marathon Boston sau khi được Son Ki Jeong cổ vũ và đào tạo hết lòng. Seo Yun Buk quyết tâm giành lấy vinh quang mà đàn anh danh tiếng đã không có cơ hội làm được do thời thế. Lúc này, các vận động viên Hàn Quốc thậm chí không đủ tiền mua một đôi giày thể thao.

 Thay vì mang sức nặng của một câu chuyện có thật, Bước chân thép sử dụng tông màu tươi sáng, rạng rỡ để giúp khán giả theo dõi phim một cách thoải mái hơn. Cuộc hành trình đến Boston vốn thật không dễ dàng với Seo Yun Bok. Khi Son Ki Jeong cố gắng chiêu mộ Seo Yun Bok vào đội, nhưng vì khó khăn về tài chính, chàng trai trẻ đã từ chối lời đề nghị và nói rằng anh thà học nghề thay vì chạy marathon. Việc Seo Yun Bok trải qua những khủng hoảng hiện sinh như vậy trước vòng chung kết và vượt qua nó cũng mang đến sự căng thẳng và run rẩy trong tim khán giả.

 Nhìn vào Son Ki Jeong, người không còn lựa chọn nào khác ngoài việc thi đấu dưới lá cờ Nhật Bản trong thời kỳ Nhật Bản thuộc địa, và Seo Yun Bok, người đã cố gắng chạy nhân danh đất nước sau giải phóng, nhưng gần như lặp lại lịch sử đau thương khi phải gắn cờ Mỹ lên ngực, tôi không thể không tự hỏi “quê hương” là gì và việc đeo cờ nước nhà có ý nghĩa sâu sắc ra sao. Khi tôi tìm kiếm câu trả lời, tôi đã thấu hiểu được nỗ lực của Son Ki Jeong nhằm tránh lặp lại lịch sử bi kịch và sự hối tiếc của anh ấy cũng như sự can đảm của Seo Yun Bok khi dám chiến đấu hết mình vì danh nghĩa đất nước.

 Mặc dù Bước chân thép miêu tả hành trình vượt qua những trở ngại mà một quốc gia vừa mới giải phóng phải đối mặt nhưng đây cũng là một tác phẩm thể thao cuốn hút. Trong hành trình marathon dài 42,195 km, đạo diễn Kang Jae Gyu đã mô tả những khoảnh khắc quan trọng nhất mà không lạm dụng quá nhiều yếu tố kịch tính để kể câu chuyện dựa trên thực tế một cách dễ hiểu, rành mạch. 

 Một điểm nổi bật khác của bộ phim này là khâu sản xuất và thiết kế trang phục nắm bắt được bầu không khí của những năm 1930 và 1940 một cách tự nhiên. Những màu sắc đặc trưng chỉ có thể nhìn thấy vào thời điểm đó khiến tác phẩm trở nên chân thật. Tôi cũng đã được trông thấy một Seoul tràn ngập những cảm xúc thân thiện, ấm áp trên màn ảnh.

Điều tiếp theo khiến tôi dâng trào cảm xúc chính là màn trình diễn đầy nhiệt huyết của Im Si Wan. Anh giống như một vận động viên marathon thực sự từ cơ thể cho đến điệu bộ. Những cảnh thể hiện nội tâm của tài tử 35 tuổi cũng rất ấn tượng. Cảnh chạy marathon của Seo Yun Bok lúc thi đấu tại Thế vận hội Boston ở khoảng 15 phút cuối phim là cảnh đáng xem nhất. Khi Seo Yun Bok bị ngã vì một tai nạn bất ngờ khiến chân anh khập khiễng và phải chạy lên một con dốc hiểm trở, góc quay cận mặt diễn viên đã khiến người xem phải xuýt xoa, hồi hộp.

 Tuy nhiên, Bước chân thép cũng gây đôi chút thất vọng với các đoạn hội thoại dông dài. Do chất liệu, nội dung đề cao tinh thần yêu nước là điều đương nhiên nhưng khi kết hợp với các yếu tố mang tính “hiện đại” lại dễ dàng gây mất tập trung. Chẳng hạn mỗi khi giai điệu Arirang được phát làm nhạc nền, những cảm xúc lẽ ra phải thăng hoa lại bị kéo tuột xuống. 

Ngoài ra, một số xung đột quan trọng dẫn đến cuộc marathon Boston được giải quyết quá nhanh chóng, dễ dàng và làm giảm căng thẳng. Ở những cảnh quay ngoài trời, tôi không thể nghe thấy lời thoại của nhân vật do âm thanh hỗn tạp. Ngoài ra, Bước chân thép còn gây khó chịu vì nó cố gắng giữ lại cả các vai diễn một cách không cần thiết.

 Nếu bạn đã quen với những điều hài hước, vui nhộn bạn có thể cảm thấy Bước chân thép buồn chán. Tuy nhiên, phim như "món ăn thanh đạm” mà mọi thành viên trong gia đình ở nhiều lứa tuổi khác nhau có thể xem với nhau. Bước chân thép công chiếu Toàn quốc từ 20.10.2023.

 

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Trẻ trâu không đùa được đâu: Đậm chất rock, tình cảm “gà bông”

Nga Cao

Nga Cao

Trẻ trâu không đùa được đâu là bộ phim Thái Lan xây dựng câu chuyện về thiếu nhi và thanh thiếu niên. Tác phẩm có nhiều điểm đáng nhớ dù tồn tại thiếu sót.

Paris Has Fallen: Bộ phim hành động cực đã, cuốn hút từng tập trên K+

Hải Lệ

Hải Lệ

Lấy bối cảnh Paris, các tập phim Paris Has Fallen trên K+ xoay quanh âm mưu của một kẻ khủng bố cực đoan với kế hoạch đe dọa an ninh quốc gia và chính phủ Pháp.

Công tử Bạc Liêu gần gũi với thế hệ gen Z như thế nào?

Nga Cao

Nga Cao

Phim điện ảnh Công tử Bạc Liêu - Tác phẩm mới của Song Luân hứa hẹn thu hút đối tượng khán giả gen Z vì khắc họa tính cách nam chính Ba Hơn trẻ trung, gần gũi.

Làm Giàu Với Ma: Phim kinh dị còn nhiều thiếu sót của Hoài Linh

Nga Cao

Nga Cao

“Làm giàu với ma" - phim có Tuấn Trần, NSƯT Hoài Linh đóng chính kết hợp phong cách tình cảm - gia đình với kinh dị.

Quỷ Ăn Tạng (Tee Yod): Vẫn giữ được sự rùng rợn của nguyên tác

Nga Cao

Nga Cao

Quỷ Ăn Tạng xứng danh là bộ phim kinh dị "nặng đô" đạt doanh thu cao nhất tại "Xứ Chùa Vàng", phim vẫn giữ được những điều cốt lõi của câu chuyện nguyên tác.

Quỷ Cẩu: Truyền tải được nhiều thông điệp nhưng làm kỹ xảo chưa tốt

Lindo

Lindo

Quỷ Cẩu có nội dung chỉn chu, quy tụ dàn diễn viên thực lực của cả hai miền Nam - Bắc nhưng phần hiệu ưng, kỹ xảo của phim được làm chưa thực sự tốt.