x

Đăng nhập

Comming soon...

Rình Sao

Việt

Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Cuộc đời sáng của bậc chân tu

NNgân 16:40 - 22/01/2022

Sáng nay người dân Việt Nam bàng hoàng trước tin thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch. Tôi cũng sững sờ. Nhưng nghiệm lại, cuộc đời ông phụng sự cho đạo, cho nhân loại đã nhiều, nhiều đến mức không kể xiết. Giờ đây ông đã rời khỏi cõi tạm để an trú vào bình yên vĩnh viễn. 

>> Xem thêm: BTV Quang Minh: Ở ngoài làm sếp, ở nhà nuôi 4 đứa con

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sinh năm 1926 ở Thừa Thiên - Huế. Thế danh của ông vốn là Nguyễn Xuân Bảo. Năm 16 tuổi, ông xuất gia tại Tổ đình Từ Hiếu và được ban pháp danh Trừng Quang. Đến năm 1949, ông rời Huế vào Sài Gòn tiếp tục tu học, bắt đầu sử dụng pháp hiệu Thích Nhất Hạnh.  

Vào đầu những năm 50, khi còn là một tỳ kheo trẻ, thiền sư đã tích cực dấn thân trong phong trào làm mới đạo Bụt, đặc biệt là chuyên sâu vào pháp môn chánh niệm. Năm 1961, thiền sư rời Việt Nam sang Mỹ để nghiên cứu về đề tài “Tôn giáo học so sánh" (Comparative Religion) tại đại học Princeton, sau đó giảng dạy và nghiên cứu về đạo Bụt tại đại học Columbia. 

Khi về lại Việt Nam vào đầu những năm 60, thiền sư đã thành lập Viện Đại học Vạn Hạnh, nhà xuất bản Lá Bối, tuần san Hải Triều Âm và Trường Thanh Niên Phụng Sự Xã hội – một tổ chức hỗ trợ tái thiết nông thôn với mười ngàn cộng tác viên, hoạt động dựa trên nguyên tắc bất bạo động và từ bi của đạo Bụt. Ngoài ra, ông còn thành lập Dòng tu Tiếp Hiện dành cho cả tu sĩ và cư sĩ Phật giáo vào năm 1966, với tinh thần đem đạo Bụt đi vào cuộc đời.

Trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã lên tiếng kêu gọi hòa bình. Năm 1966, ông rời Việt Nam, bắt đầu khoảng thời gian 39 năm sống và truyền đạo ở nước ngoài. Thời gian này, cái tên Thích Nhất Hạnh xuất hiện trong vai trò một bậc thầy hướng dẫn tâm linh quan trọng, thường xuyên phát ngôn cho những vấn đề xã hội - nhân văn mang tính toàn cầu. Điển hình là sự kiện năm 1967, ông được Martin Luther King Jr. đề cử giải Nobel Hòa bình cho những cống hiến không ngừng nghỉ của mình. 

Từ năm 1968 cho đến nay, thiền sư tham gia vận động hòa bình, tham gia soạn thảo Tuyên ngôn Menton về vấn đề tàn hại sinh môi, ô nhiễm môi trường và sự gia tăng dân số, chủ trì Hội nghị Môi trường có tên Đại Đồng với nội dung: sinh thái học bề sâu, tính tương tức và tầm quan trọng của việc bảo hộ trái đất, còn cùng với các chủ nhân giải Nobel Hòa bình soạn thảo Tuyên ngôn 2000 về một nền hòa bình và bất bạo động cho thiên niên kỷ mới,…

Bên cạnh những phát ngôn về những vấn đề môi sinh toàn cầu, thiền sư còn đóng góp nhiều cho sự nghiệp giáo dục và hoằng pháp. Điển hình, trong chuyến hoằng pháp tại Mỹ năm 2013, ông đã có những buổi hướng dẫn về thực tập chánh niệm tại trụ sở của Google, Ngân hàng thế giới và Đại học Y tế Cộng đồng của Harvard, thu hút nhiều sự chú ý. 

Ngoài việc tham gia giảng dạy đạo Phật ở những trường đại học, thiền sư còn thành lập nhiều cơ sở thiền học, có thể kể đến như: Phương Vân Am, Đạo tràng Mai Thôn, Thiền đường Hơi Thở Nhẹ tại Pháp, Tu viện Lộc Uyển, Tu viện Bích Nham, Tu viện Mộc Lan tại Mỹ, Viện Phật học Ứng dụng Châu Âu tại Đức; Làng Mai tại Thái Lan; Viện Phật học Ứng dụng Châu Á tại Hồng Kông; Tu viện Nhập Lưu tại Úc. Riêng ở Việt Nam, thiền sư có thành lập Tu viện Bát Nhã, Ni xá Diệu Trạm, Ni xá Trạm Tịch. 

Không chỉ là một bậc thầy tâm linh, thiền sư Thích Nhất Hạnh còn là một nhà văn, nhà thơ, một nghệ sĩ. Từ năm 2010, những tác phẩm thư pháp nổi tiếng của Thiền sư  – với các câu thiền ngữ ngắn chuyên chở thông điệp về sự thực tập chánh niệm – đã được triển lãm tại Hồng Kông, Đài Loan, Canada, Đức, Pháp và Hoa Kỳ.

Ông cũng đã viết hơn 120 tập thơ, tiểu thuyết, bản dịch kinh, thực hành Phật giáo và sổ tay thiền định, trong đó hơn 40 cuốn bằng tiếng Anh, với một số tác phẩm nổi bật như Bông Hồng Cài Áo, Đường xưa mây trắng, Phép lạ của sự tỉnh thức, Hạnh phúc cầm tay, Phật trong ta, Chúa trong ta...

Trải qua phần lớn cuộc đời truyền đạo rày đây mai đó, đến năm 2018, thiền sư trở về Việt Nam an dưỡng. Ông đã trải qua những ngày tháng cuối đời ở tại Tổ đình Từ Hiếu, nơi mình xuất gia năm 16 tuổi, rồi viên tịch vào đúng 0 giờ sáng ngày 22.01.2022 tại đây trong sự xúc động của quần chúng. 

Ông ra đi nhưng di sản tư tưởng vẫn còn đây, lan tỏa và lớn mạnh hơn bao giờ hết. Nhiều câu nói, lời dạy của ông để đời, truyền cảm hứng tinh thần cho nhân loại, như: "Tình yêu của anh nếu là tình yêu chân thật thì nó sẽ lớn lên không ngừng và sẽ ôm từ từ hết tất cả mọi người và mọi loài. Tình yêu của anh không những nuôi dưỡng được anh mà còn nuôi dưỡng được tất cả chúng tôi. Đó là tình yêu không biên giới, không kỳ thị…". 

Hay, “Giác ngộ luôn luôn hiện hữu. Sự giác ngộ nhỏ bé sẽ mang tới giác ngộ lớn lao. Nếu bạn hít thở và nhận ra rằng mình vẫn đang sống, đó là lúc bạn chạm tay vào điều kỳ diệu của việc được sống. Đó cũng là một loại giác ngộ”.  

“Đám mây sẽ không có đau buồn gì khi nó không còn mang hình tướng của đám mây tại vì nó biết rằng nó đã thành mưa, mà thành mưa thì nó vẫn tiếp tục đời sống phụng sự của nó. Và khi đám mưa không còn nữa thì mình lại thấy có dòng suối và dòng suối lại tiếp tục sứ mạng của cơn mưa. Và vì vậy cho nên không có cái gì chết, không có cái gì mất đi cả”. 

Tôi nghĩ, chúng ta cũng nên nhìn nhận sự ra đi của thiền sư Thích Nhất Hạnh là một sự chuyển hóa nhẹ nhàng từ hơi thở vào thinh không, thành toàn một kiếp người nhỏ bé mà vĩ đại như thế. 

>> Xem thêm: Con gái Bằng Kiều và dàn ái nữ nhà sao Việt sở hữu chiều cao ấn tượng

Bài viết của NNgân trên DienAnh.net

Hãy hít một hơi thật sâu và bấm theo dõi DienAnh.net ngay để chuẩn bị hành trang hóng hớt drama Vbiz và cùng ngồi tám với tui nhé!

 

 

 

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Lee Dong Wook và những anh chồng đảm hiếm có khó tìm trong Kbiz

Đây là những quý ông 10 điểm của Kbiz, không chỉ kiếm tiền giỏi, đẹp trai hoàn hảo mà lại còn chuẩn chồng đảm của hội chị em nữa chứ.

Rộ tin “thánh nam” Won Bin làm nông dân “trồng rau nuôi cá”

Sau 13 năm không đóng phim, cũng không có ý định tái xuất, mới đây thông tin mới nhất của Won Bin lại làm cộng đồng mạng sôi nổi bàn tán.

Con gái Chân Tử Đan và dàn "tinh nhị đại" nổi tiếng nhất Hoa ngữ

Trong dàn “tinh nhị đại” này, con gái của Từ Hy Đệ và Nhậm Đạt Hoa được đánh giá cao nhất về nhan sắc và tương lai.

Gong Hyo Jin - Lee Min Ho: Cặp siêu sao không đóng phim là "buông thả"

Mỗi khi Lee Min Ho và Gong Hyo Jin không đóng phim, đi vào trạng thái nghỉ ngơi là họ sẽ chẳng quan tâm hình tượng gì nữa đâu.

Bạch Lộc và dàn sao Hoa ngữ gây cười vì cách tạo dáng "ố dề"

Cùng muốn tạo điểm nhấn nhờ cách tạo dáng, nhưng vì “cố quá thành quá lố” mà dàn sao này làm trò cười cho mọi người.

Lâm Tâm Như, Trần Kiều Ân và sao Cbiz qua tuổi 40 mới chịu lấy chồng

Đây chính là những ngôi sao Hoa ngữ kết hôn ở tuổi tứ tuần vẫn viên mãn. Họ là minh chứng cho câu nói: "Không sợ kết hôn trễ, chỉ sợ cưới nhầm người".