x

Đăng nhập

Comming soon...

Review phim

Âu Mỹ

Đế chế Napoleon: Thiên sử thi hoành tráng nhưng còn nhiều thiếu sót

Nga Cao 09:28 - 02/12/2023

Bộ phim sử thi chiến tranh kinh phí lớn Đế chế Napoleon của Ridley Scott là một chuỗi các cảnh chiến đấu hoàn hảo. Một lần nữa, tay nghề của nhà làm phim người Anh được thể hiện khá rõ nét, nhưng tiếc là kịch bản lại chiều sâu, đánh vào các sự kiện lớn trong cuộc đời của Napoleon mà không có mục đích và động lực rõ ràng. 

 Một trong những vấn đề là kịch bản của David Scarpa cố gắng lồng ghép nhiều sự kiện khắc họa sự trỗi dậy về quyền lực của Napoléon Bonaparte (Joaquin Phoenix) và sự hiếu chiến của ông ta đã dẫn đến cái chết của hàng triệu người dân, cho đến khi ông qua đời vào năm 1821. Đương nhiên, Đế chế Napoleon mở đầu với sự kiện Cách mạng Pháp, khi Napoleon Bonaparte bước lên nấc thang chính trị với sự nhạy bén trong thời chiến hơn bất kì ai.

 Đoạn đầu tác phẩm trình bày cuộc vây hãm Toulon năm 1793 với đồ họa ấn tượng là một điểm nổi bật. Khi Napoleon Bonaparte dẫn đầu một cuộc tấn công vào ban đêm vào một pháo đài trên bến cảng, nam diễn viên Joaquin Phoenix đã nắm bắt được sự lo lắng của nhân vật bằng đôi môi điệu nghệ và ánh mắt thâm trầm. Toàn bộ phân cảnh được dàn dựng hấp dẫn, từ viên đạn đại bác xé toạc ngực một con ngựa cho đến quân lính bốc cháy chạy trốn khỏi những con tàu ở bến cảng.

 Cuộc vây hãm Toulon khiến Napoleon Bonaparte thu hút sự chú ý của Josephine (Vanessa Kirby), một tù nhân đã gặp ông vào năm 1795. Những bức thư từ Napoleon gửi Josephine là xương sống của bộ phim, đem đến sức nóng và niềm đam mê cháy bỏng. Ngay sau cuộc gặp gỡ, Napoléon đã viết cho Josephine: “Ta thức dậy với đầy cảm xúc về em. Hình ảnh của em và ký ức về những thú vui say sưa đêm qua đã khiến cho các giác quan của ta không thể yên nghỉ”. 

Những cảnh hay nhất trong Đế chế Napoleon là những cảnh có Vanessa Kirby và Joaquin Phoenix xuất hiện cùng nhau. Hầu hết các cảnh ấy, Josephine nhìn Napoleon như một cậu học sinh. Cô quyến rũ ông trong buổi hẹn hò đầu tiên bằng cách dạng chân ra và nói, “Nếu ông nhìn xuống, ông sẽ thấy một điều ngạc nhiên. Nếu ông nhìn thấy nó, ông sẽ luôn muốn nó". 

 Phải nói rằng, sự nhạy bén về kỹ thuật dàn dựng được thể hiện trong Đế chế Napoleon có thể đủ để giải thích nhiều điều với những người hâm mộ sử thi chiến tranh. Phim dành rất nhiều không gian để nghiên cứu tính cách của một nhân vật có thật này. Bạn cảm thấy thế nào về Napoleon không chỉ phụ thuộc vào mức độ hiểu biết về lịch sử mà còn phụ thuộc vào việc bạn đến từ đất nước nào: người Pháp coi ông như một anh hùng, người Anh coi ông như một kẻ tâm thần. 

Nhưng hầu hết mọi người đều đồng ý rằng Napoleon là một nhà chiến lược quân sự xuất sắc. Ridley Scott dựa vào quan điểm đó để dàn dựng các cảnh chiến đấu một cách vô cùng ngoạn mục. Trận chiến Austerlitz năm 1805 được mô tả rất hoành tráng: những viên đạn đại bác xuyên qua khối băng khiến ngựa và binh lính rơi xuống mặt nước vấy đầy những vệt máu. Tất cả trông tao nhã đến nỗi trong tích tắc, bạn quên mất cảm giác kinh hoàng.

 Joaquin Phoenix mang đến nhiều đặc điểm cho người đàn ông bí ẩn và rất nổi tiếng này: ông đôi lúc u ám, bối rối, khoe khoang và không hề sợ hãi. Đôi lúc, ông mang vẻ mặt tổn thương, giống như một cậu bé buồn bã đội chiếc mũ quá khổ. Khi tài tử 49 tuổi đóng vai diễn này, Napoleon giống như một người đàn ông bị che khuất bởi truyền thuyết và tin đồn đến nỗi chúng ta không bao giờ có thể biết đầy đủ về ông.

 Napoleon có phải là kiểu nhà lãnh đạo mà sự bất an của chính ông dẫn đến đổ máu, một nguyên mẫu mà chúng ta đã thấy trong suốt lịch sử? Tiếc là biên kịch David Scarpa và Ridley Scott không quan tâm đến việc đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về Napoleon. Cách tiếp cận dựa trên sự thật đối với bối cảnh chính trị của phim là điều vô cùng đáng thất vọng. Đế chế Napoleon “nhai” lại các khung cảnh cũ kĩ nhưng không tìm thấy gì khác để lấp đầy những lỗ hổng trong cốt truyện. Tệ nhất là vào thời điểm Napoleon đến Waterloo, chúng ta không biết nhiều về nhân vật này hơn là mấy so với khi bắt đầu. Đó là một vấn đề.

 Ridley Scott mang đến cho chúng ta một thiên anh hùng ca tráng lệ nhưng đầy thiếu sót, với diễn viên chính được hóa thân vào nhân vật đầy thăng hoa. Thỉnh thoảng, tôi há hốc mồm khi nhận ra yếu tố lịch sử đã bị bỏ qua, nhưng tôi lại bị cuốn vào dòng chảy của phim khi Napoleon lao thẳng về phía số phận của mình một cách không thể tránh khỏi. Có lẽ cách tiếp cận tốt nhất là quên đi sự thật và tận hưởng tác phẩm.

* Bài viết của Nga Cao chia sẻ tại box Phim Âu Mỹ

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Trẻ trâu không đùa được đâu: Đậm chất rock, tình cảm “gà bông”

Nga Cao

Nga Cao

Trẻ trâu không đùa được đâu là bộ phim Thái Lan xây dựng câu chuyện về thiếu nhi và thanh thiếu niên. Tác phẩm có nhiều điểm đáng nhớ dù tồn tại thiếu sót.

Paris Has Fallen: Bộ phim hành động cực đã, cuốn hút từng tập trên K+

Hải Lệ

Hải Lệ

Lấy bối cảnh Paris, các tập phim Paris Has Fallen trên K+ xoay quanh âm mưu của một kẻ khủng bố cực đoan với kế hoạch đe dọa an ninh quốc gia và chính phủ Pháp.

Công tử Bạc Liêu gần gũi với thế hệ gen Z như thế nào?

Nga Cao

Nga Cao

Phim điện ảnh Công tử Bạc Liêu - Tác phẩm mới của Song Luân hứa hẹn thu hút đối tượng khán giả gen Z vì khắc họa tính cách nam chính Ba Hơn trẻ trung, gần gũi.

Làm Giàu Với Ma: Phim kinh dị còn nhiều thiếu sót của Hoài Linh

Nga Cao

Nga Cao

“Làm giàu với ma" - phim có Tuấn Trần, NSƯT Hoài Linh đóng chính kết hợp phong cách tình cảm - gia đình với kinh dị.

Quỷ Ăn Tạng (Tee Yod): Vẫn giữ được sự rùng rợn của nguyên tác

Nga Cao

Nga Cao

Quỷ Ăn Tạng xứng danh là bộ phim kinh dị "nặng đô" đạt doanh thu cao nhất tại "Xứ Chùa Vàng", phim vẫn giữ được những điều cốt lõi của câu chuyện nguyên tác.

Quỷ Cẩu: Truyền tải được nhiều thông điệp nhưng làm kỹ xảo chưa tốt

Lindo

Lindo

Quỷ Cẩu có nội dung chỉn chu, quy tụ dàn diễn viên thực lực của cả hai miền Nam - Bắc nhưng phần hiệu ưng, kỹ xảo của phim được làm chưa thực sự tốt.