Được trở thành một phần của các nhân vật, sống trong nỗi sợ hãi của họ hoặc nếm trải những gì nạn nhân đã trải qua…là cảm giác mà những bộ phim kinh dị được quay dưới hình thức giả tài liệu hay còn gọi là found footage tạo ra cho người xem.
Found footage (giả tài liệu) thực tế là một hình thức chung, chứ không hẳn là một nhánh riêng của dòng phim kinh dị như mọi người đã nghĩ. Vẫn có 1 số thể loại khác đi kèm với hình thức quay found footage, chẳng hạn như: Chronicle là phim viễn tưởng đc quay dưới dạng found footage, hoặc Project X, Cloverfield.
>>> Xem thêm: Incantation, The Medium và những bộ phim kinh dị giả tài liệu đáng sợ
Found footage thực chất là phương thức làm phim mà nội dung chủ yếu được kể lại thông qua các máy quay cầm tay truyền thống, kèm theo đó là lời dẫn của các nhân vật như một dạng phỏng vấn hoặc tự thuật. Đặc biệt, mình sẽ được trải nghiệm toàn bộ nội dung phim thông qua góc nhìn của nhân vật.
Những bộ phim được quay dưới dạng found footage thường có cấu trúc như một phim giả tài liệu, bản tin, đoạn băng được quay từ camera an ninh hay máy quay gia đình. Đây như là một biến thể của điện ảnh, cho phép mình trải qua các sự kiện và cảm xúc mà chính các nhân vật đã hoặc đang gặp phải.
Tuy nhiên nếu bạn không xử lý tốt kỹ thuật quay hoặc câu chuyện của bạn không đủ sức hấp dẫn, chắc chắn một điều sản phẩm sẽ cực kỳ nhàm chán và vô vị. Điều này không chỉ tăng tính thực tế và thú vị, mà còn giúp bản thân mình dễ dàng định hướng được cảm xúc khi xem phim.
* Bài viết của Bánh Đúc chia sẻ tại box Phim Âu Mỹ
Facebook - bình luận