Đối với một cuộc thi sắc đẹp, tiêu chí nhan sắc - trí tuệ - hình thể thường được chọn theo tỷ lệ 50 - 30 - 20%, nên người muốn giành được crown không chỉ cần đẹp mà còn phải thông minh, sắc sảo và nhạy bén. Nên tôi thấy phần thi ứng xử của top 5 chung cuộc bao giờ cũng gay cấn, hấp dẫn hơn bao giờ hết.
Chính vì lý do này, mà những năm trở lại đây, tôi để ý các cuộc thi nhan sắc, nhất là tại Việt Nam luôn đề cao tiêu chí ngoại ngữ và học vấn của các nàng hậu, để người đại diện quốc gia có thể tự tin trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh, chứ không cần phiên dịch viên. Và tôi thấy rào cản ngôn ngữ này vừa có lợi vừa có hại.
Vốn không phải là một người đẹp mạnh về khoản ngôn ngữ, nên trong chung kết Miss Universe 2018, tôi thấy H’Hen Niê phải nhờ đến phiên dịch viên. Sau khi xem xong đêm chung kết, tôi có phần tiếc nuối đôi chút vì người phiên dịch này chưa giải thích rõ cho Hen khái niệm mà giám khảo đưa ra politically correct - thuật ngữ để chỉ sự đúng đắn về chính trị. Điều này dẫn đến câu trả lời của Hen có vẻ hơi ngắn và phần dịch lại còn súc tích hơn nữa.
Tuy nhiên, tôi vẫn dành lời khen khi H’Hen Niê chọn phiên dịch để tránh rơi vào trường hợp làm trò cười cho thiên hạ khi vốn tiếng Anh của cô chưa tốt. Hơn nữa, cách cô trả lời cũng không vòng vo tam quốc mà nhắm thẳng vào vấn đề là bảo vệ con người và đặc biệt là quyền lợi của phụ nữ.
Tôi nghĩ đây cũng là lý do mà chủ tịch Paula Shugart đánh giá rất cao cô. Thậm chí, trong một bài phỏng vấn gần đây, bà còn chia sẻ rằng: "Trong cuộc thi vài năm về trước, tại ngôi làng với nhiều phong tục truyền thống ở Việt Nam, cô ấy buộc phải kết hôn ở tuổi 13-14, nhưng cô ấy đã phản đối gia đình mình. Cô ấy nói rằng KHÔNG, cô ấy chọn việc tiếp tục đi học. Tôi nghĩ rằng cô ấy chính là Á Hậu 3 của Miss Universe 2018”.
Tôi nghĩ nếu đây là sự công nhận chính thức thì cũng đúng thôi, bởi vì Hen đã thể hiện rất tốt. Bên cạnh đó, chúng ta cũng không có gì phải quá ngại ngùng nếu Hoa hậu không trả lời bằng tiếng Anh bởi theo tôi nhớ năm đó, người đẹp Venezuela đến từ cường quốc sắc đẹp - lọt top 3 chung cuộc cũng cần đến phiên dịch mà.
>>> Xem thêm: Thuỳ Tiên và những người đẹp thi âm thầm mà giành giải Hoa hậu quốc tế
Trong khi đó, cùng là trình độ tiếng Anh bất ổn, nhưng người đẹp Thái Lan - Engfa Waraha tự tin trả lời bằng ngoại ngữ ở phần thi ứng xử của top 5. Dĩ nhiên, cô nhận về một rổ gạch vì cách trả lời lâu la, câu giờ, không nhắm vào trọng tâm, liên tục đặt ngược lại câu hỏi cho khán giả.
Và đặc biệt, bên cạnh gọi một nguyên thủ quốc gia là quái thú, trước khi kết lại câu trả lời, Engfa còn bonus thêm lời khuyên: “Xin đừng làm mọi chuyện xấu đi nữa. Ông có thể ‘ân ái’ và suy nghĩ nhiều hơn về thế giới của ông”.
Tôi đã phải đứng hình mất nhiều giây sau khi nghe câu trả lời này. Vậy mà không ngờ, màn thể hiện “xuất sắc” quá đáng này lại có thể giúp cô trở thành Á hậu 1. Nhiều khán giả, nhất là Việt Nam cảm thấy nực cười trước kết quả quá đỗi vô lý. Lối tư duy lẫn ngoại ngữ như vậy mà vẫn được o bế lên ngôi Á 1 thì đúng là dì Na đang nâng đỡ cho gà cưng rồi.
Thà chị cứ dùng phiên dịch đi, có phải trọn vẹn ngữ nghĩa hơn không. Tại sao phải dùng vốn ngoại ngữ hạn hẹp của bản thân để khiến cho thiên hạ được giải trí thêm.
>>> Xem thêm: Hà Anh lên tiếng bảo vệ Thiên Ân trước sự mỉa mai của chủ tịch MGI
Sau khi xem lại màn ứng xử của 2 nàng hậu cùng được coi là không giỏi tiếng Anh, tôi đã hiểu vì sao Miss Universe mãi là chánh cung rồi. Kết quả nào thuyết phục và xứng đáng thì khán giả nào xem cũng sẽ tự hiểu và có đáp án cho riêng mình.
* Bài viết của Hoa Le chia sẻ tại box Sao Việt
Nếu bạn là fan sắc đẹp và muốn cập nhật tin tức giải trí Vbiz hot nhất , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.
Facebook - bình luận