x

Đăng nhập

Comming soon...

Review phim

Việt

Kẻ Đào Mồ: Diễn biến "mì ăn liền", lồng tiếng như phim truyền hình

Người Gỗ 19:35 - 05/07/2022

Nếu Chuyện Ma Gần Nhà khiến tôi phải khó hiểu bởi cách sắp xếp tuyến truyện của bộ ba mẩu phim tuyển tập chưa thật sự thuyết phục, Người Lắng Nghe mang đến một thông điệp ý nghĩa nhưng cách triển khai chưa thật sự ổn, thì Kẻ Đào Mồ của đạo diễn Công Hậu chỉ như một bản phim “mì ăn liền” với nhiều lỗ hổng và cách khai thác nhân vật, diễn biến chưa hoàn toàn chỉn chu. Thậm chí, chất giọng lồng tiếng ví như tôi đang xem một bộ phim truyền hình vào đầu những năm 2000 vậy!

Kẻ Đào Mồ là dự án điện ảnh đầu tiên do diễn viên Công Hậu chỉ đạo thực hiện. Chính vì vậy, ngay từ khi tung ra trailer và tấm poster quảng bá, tôi không kỳ vọng quá nhiều vào bộ phim lần này. Theo những gì tôi tìm hiểu, bộ phim dự kiến ra mắt vào năm trước, nhưng vì một số lý do phải dời lại đến bây giờ, chính vì thế Kẻ Đào Mồ âm thầm ra rạp và mang lại vô vàn sự nuối tiếc cho trải nghiệm xem phim 90 phút của Người Gỗ.

Nhuốm màu sắc bí ẩn, tâm linh tại một vùng quê nghèo, khô cằn vào đầu thế kỷ 19. Sự phân hóa giàu nghèo hiện lên rõ rệt khi đất nước đang chịu ách đô hộ của thực dân Pháp, lúc này trong làng xảy ra nhiều vụ đào bới, vơ vét của những người đã khuất tại các ngôi mộ. Một cô gái trẻ tên Bạch Liên (Trương Thị May) trở thành nghi can bởi công việc chính của cô là quét dọn nghĩa trang.

Phó sở cẩm là Trọng Minh (Nhất Duy) được giao nhiệm vụ điều tra thật hư sự việc. Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, anh dần nảy sinh tình cảm với Liên, đồng thời hiểu ra hoàn cảnh cơ cực của hai mẹ con Bạch Liên.

>>> Xem thêm: Kẻ Đào Mồ: Phim tâm linh, trinh thám lấy bối cảnh nghĩa trang xưa

Kẻ Đào Mồ là tác phẩm đầu tiên khiến tôi đặc biệt “ấn tượng” theo nghĩa bóng, bởi suốt thời lượng phim không có một chi tiết nào nhấn nhá hoặc đọng lại một cách ám ảnh với nhãn kinh dị, tâm linh mà bộ phim đưa ra ban đầu. 

Có lẽ điểm cộng duy nhất của phim chính là phác họa được khung cảnh cổ xưa của một làng quê vào những năm chiến tranh tại vùng quê nghèo. Với những người đam mê màu sắc hoài cổ, xưa cũ như tôi thì Kẻ Đào Mồ đã khiến tôi nhớ lại những bộ phim truyền hình được phát sóng vào đầu thế kỷ 20.

Bên cạnh đó, sự trở lại của Trương Thị May với nhan sắc đỉnh cao có thể xem là “ngọc sáng” giữa một vùng quê lấm lem bùn đất của người dân với mảnh nghèo cơ cực. Song tôi thấy diễn xuất của nàng Á hậu chưa đủ thuyết phục bởi những phân đoạn cần cảm xúc rõ rệt, nhân vật Bạch Liên chưa khiến tôi phải thật sự đồng cảm.

Kẻ Đào Mồ phát triển diễn biến bằng mô típ điều tra đan xen các yếu tố tâm linh, siêu nhiên. Mặc dù đây có thể là chủ đề mới mà ít phim chiếu rạp nào thực hiện, vì tôi nghĩ để kể một câu chuyện mang tính hình sự thì cần phải có thời gian và độ dài phù hợp. Hơn nữa, quá trình điều tra cũng đòi hỏi thủ phạm và thanh tra đấu trí một cách “lắt léo” nhau. Chính vì vậy, những bộ phim như vậy thường sẽ chuyển thể thành tác phẩm truyền hình dài tập.

Sự can đảm cũng như độ liều của đạo diễn Công Hậu khi đưa Kẻ Đào Mồ lên màn ảnh rộng với tôi là một điểm đáng ghi nhận, mặc dù cách triển khai và lối kể chưa thật sự hoàn hảo so với một bộ phim kinh dị thông thường.

Quá trình điều tra trong phim chỉ đơn giản là những màn đối thoại khá đơn điệu và “cục súc” giữa phó cẩm Trọng Minh và nghi phạm Bạch Liên. Nếu để bàn về tình huống tạo nên bước ngoặc, tôi nghĩ là việc Trọng Minh nhử kẻ đào mồ bằng cách nằm trong quan tài, nhưng niềm hy vọng cuối cùng cho một tác phẩm “mì ăn liền” lại sớm vụt tắt khi nhà làm phim khắc họa chi tiết ấy một cách sơ sài, không đủ tạo nên sự hồi hộp, kịch tính của một bộ phim điều tra, phá án..

Có thể thấy rõ, tổng thể kịch bản của Kẻ Đào Mồ không cứu vớt được bất kỳ chi tiết nào, xây dựng một câu chuyện tình lãng mạn giữa Trọng Minh và Bạch Liên quá chóng vánh, thay đổi cách xưng hô đột ngột khiến tôi cũng một phen bất ngờ, không biết điểm chuyển nào làm thay đổi nhận thức tình cảm giữa hai nhân vật này.

Kẻ Đào Mồ mang cho tôi một câu chuyện cực kỳ phức tạp và hỗn loạn, cảm tưởng nhà làm phim đang bị “réo” chạy deadline nên tạo ra một tác phẩm lãng mạn không tới, mà kinh dị, tâm linh cũng không xong.

Chính vì xây dựng dàn nhân vật chính không tốt nên kéo theo cả tuyến nhân vật phụ cũng không mấy toàn diện. Đặc biệt chức năng, cấp bậc của dàn quan sở cẩm chồng chéo một cách thiếu tổ chức. Thậm chí trong quá trình tra hỏi, các quan cũng chỉ biết trừng mắt, tỏ vẻ khiếp sợ mà không lấy được bất kỳ thông tin nào từ nghi phạm.

>>> Xem thêm: Kẻ Đào Mồ và những phim Việt khai thác khía cạnh tâm linh

Điều đặc biệt mà tôi nghĩ đoàn làm phim sẽ khá hổ thẹn đó là các nhân vật được lồng tiếng thiếu tự nhiên, thoạt đầu nghe tôi đã biết đây không hoàn toàn là một bộ phim hay vì chất giọng của những diễn viên lồng tiếng chỉ phù hợp với các tác phẩm truyền hình, Kẻ Đào Mồ khiến tôi liên tưởng đến những phim cổ điển của TVB vì dàn nhân vật được lồng tiếng bởi chất giọng đậm màu phim bộ Hồng Kông. 

Do đó tôi phải phì cười ở một số phân đoạn bởi khẩu hình miệng của diễn viên chưa thật sự khớp với giọng lồng tiếng. Ngay cả những cảnh buồn, tình cảm, tôi chợt nghĩ chắc là đạo diễn cố gắng lấy nước mắt của khán giả nhưng vô tình tấu hài, thành ra xem đến những phân đoạn ấy, cảm giác tôi như “dòng sông phẳng lặng”.

Tựu trung, Kẻ Đào Mồ không phải là một bộ phim xuất sắc. Mặc dù sự cống hiến của đạo diễn Công Hậu là một điểm đáng ghi nhận, nhưng tôi nghĩ bộ phim không nên phát triển theo phong cách điện ảnh, vì thật sự kịch bản cũng như diễn xuất của các nhân vật chưa được hoàn hảo để mang lên màn ảnh rộng.

Còn bạn. Bạn nghĩ sao về bộ phim này? Hãy để lại bình luận cho Người Gỗ nhé.

* Bài viết của Người Gỗ chia sẻ tại box Mọt phim Review

Nếu bạn yêu thích điện ảnh Việt Nam , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.

Bạn cần tìm thông tin dữ liệu và đọc review về phim Kẻ Đào Mồ? Hãy truy cập vào DAN Wiki để có tất tần tật những nội dung bạn cần đấy: bấm vào đây

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Trẻ trâu không đùa được đâu: Đậm chất rock, tình cảm “gà bông”

Nga Cao

Nga Cao

Trẻ trâu không đùa được đâu là bộ phim Thái Lan xây dựng câu chuyện về thiếu nhi và thanh thiếu niên. Tác phẩm có nhiều điểm đáng nhớ dù tồn tại thiếu sót.

Paris Has Fallen: Bộ phim hành động cực đã, cuốn hút từng tập trên K+

Hải Lệ

Hải Lệ

Lấy bối cảnh Paris, các tập phim Paris Has Fallen trên K+ xoay quanh âm mưu của một kẻ khủng bố cực đoan với kế hoạch đe dọa an ninh quốc gia và chính phủ Pháp.

Công tử Bạc Liêu gần gũi với thế hệ gen Z như thế nào?

Nga Cao

Nga Cao

Phim điện ảnh Công tử Bạc Liêu - Tác phẩm mới của Song Luân hứa hẹn thu hút đối tượng khán giả gen Z vì khắc họa tính cách nam chính Ba Hơn trẻ trung, gần gũi.

Làm Giàu Với Ma: Phim kinh dị còn nhiều thiếu sót của Hoài Linh

Nga Cao

Nga Cao

“Làm giàu với ma" - phim có Tuấn Trần, NSƯT Hoài Linh đóng chính kết hợp phong cách tình cảm - gia đình với kinh dị.

Quỷ Ăn Tạng (Tee Yod): Vẫn giữ được sự rùng rợn của nguyên tác

Nga Cao

Nga Cao

Quỷ Ăn Tạng xứng danh là bộ phim kinh dị "nặng đô" đạt doanh thu cao nhất tại "Xứ Chùa Vàng", phim vẫn giữ được những điều cốt lõi của câu chuyện nguyên tác.

Quỷ Cẩu: Truyền tải được nhiều thông điệp nhưng làm kỹ xảo chưa tốt

Lindo

Lindo

Quỷ Cẩu có nội dung chỉn chu, quy tụ dàn diễn viên thực lực của cả hai miền Nam - Bắc nhưng phần hiệu ưng, kỹ xảo của phim được làm chưa thực sự tốt.