Trẻ trâu không đùa được đâu (Bad Boyz Band เด็กกว่าแล้วไง ก็หัวใจมัน I Rock You) lấy cảm hứng từ bài hát Bad Boy (ทรงอย่างแบด) của Paper Plane - hiện tượng trong giới trẻ suốt nhiều năm qua. Ekip đóng đô và làm việc chăm chỉ ở tỉnh Rayong hòng đem đến những thước phim chỉn chu nhất. Cầm trịch tác phẩm là nữ đạo diễn mạnh mẽ Chanthana Thipprachat, người trước đây từng làm tác phẩm đầy chân thành và lay động như Na Han. Khi ngồi xem những cảnh đầu tiên, tôi thầm mong rằng Trẻ trâu không đùa được đâu sẽ mang hương vị khác với những bộ phim thiếu nhi mà tôi từng xem.

 Khi cậu bé 11 tuổi Song (Alure Isara Chaisiri) lần đầu tiên nhìn thấy cậu học sinh trung học Jinny (Emma Yang), cậu biết ngay rằng cô gái yêu nhạc rock xinh đẹp này chính là cô gái trong mơ của cậu. Cậu của Song và cũng là cựu rocker - Pong (Jack Chaleumpol) đề nghị thành lập Bad Boyz Band, một ban nhạc gồm Song và những người bạn của cậu. Sau đó, Song mời Jinny tham gia chung. Cậu cố gắng hết sức để chiếm được trái tim của Jinny, nhưng vẻ đẹp của Jinny đã thu hút Arm (Aelm Thavornsiri), nhà sản xuất âm nhạc điển trai, nổi tiếng muốn mời Jinny ký hợp đồng với một công ty thu âm lớn — không phải Bad Boyz Band. Song còn phải làm việc chăm chỉ hơn nữa để chứng tỏ bản thân và tài năng của ban nhạc mình.

Đối với tôi, thương hiệu “Has Fallen” đã khẳng định vị thế của mình trong dòng phim hành động Hollywood suốt hơn một thập kỷ qua. Bắt đầu với Olympus Has Fallen (2013), tiếp nối bởi London Has Fallen (2016) và Angel Has Fallen (2019), loạt phim luôn hấp dẫn người xem bằng những màn hành động mãn nhãn và cốt truyện giàu tính giải trí. Vượt qua khuôn khổ điện ảnh, Paris Has Fallen (2024) là tác phẩm dài tập, lấy cảm hứng từ thương hiệu Has Fallen mang khán giả đến thủ đô Paris hoa lệ, mở ra một chương mới vừa quen thuộc vừa thú vị cho thương hiệu đình đám này.

 Ngay từ khi trailer được phát hành, tôi đã kỳ vọng rất nhiều vào bộ phim này – không chỉ vì danh tiếng của thương hiệu mà còn vì sự tò mò về cách Paris sẽ trở thành “sân khấu” cho những pha hành động đầy kịch tính. Và may mắn thay, khi xem bộ phim Paris Has Fallen chiếu độc quyền tại Việt Nam trên K+, tôi đã không phải thất vọng.

Công tử Bạc Liêu lấy cảm hứng từ giai thoại về “công tử Bạc Liêu” Trần Trinh Huy (1900-1974). Tác phẩm xoay quanh quá trình Ba Hơn (Song Luân) từ Pháp trở về và gầy dựng sự nghiệp, cũng như tạo nên tai tiếng lẫn danh tiếng “có một không hai” cho mình. 

 Sau khi xem phim, tôi nghĩ những bạn trẻ thuộc thế hệ gen Z (1996-2012) sẽ cảm thấy họ tương đồng, gần gũi với Ba Hơn. Đầu tiên, những bạn trẻ đi du học về thường sẽ có xu hướng nôn nóng khẳng định bản thân, cho rằng mình có thực tài và mớ bằng kia không phải chỉ là giấy lộn. Họ sẽ không ngần ngại nghĩ ra nhiều ý tưởng điên rồ, mạo hiểm mà không màng đến nguy cơ. Họ sẵn sàng chống lại những người mà họ cho là thủ cựu, lạc hậu để bảo vệ ý kiến và cái tôi. Họ tôn sùng chủ nghĩa cá nhân, rao giảng về tự do nhân quyền và không thích giẫm lại bước chân người khác đã đi.

Công tử Bạc Liêu lấy cảm hứng từ giai thoại về “công tử Bạc Liêu” Trần Trinh Huy (1900-1974). Tác phẩm xoay quanh quá trình Ba Hơn (Song Luân) từ Pháp trở về và gầy dựng sự nghiệp, tạo nên tai tiếng lẫn danh tiếng “có một không hai” cho mình. Anh liên tục mâu thuẫn với cha là Hội đồng Lịnh (NSƯT Thành Lộc).

 Ngay từ những cảnh mở đầu, Ba Hơn khoe với cha về bằng cấp pha chế rượu, lái máy bay… nhưng cha anh xem chúng chỉ là mớ giấy vô tri vô giác sau khi du học. Sau đó, Hội đồng Lịnh ép con trai quản lý ngân hàng. Mẹ anh cũng mong anh làm vậy rồi sau này cưới vợ sinh con, ổn định cuộc sống. Ba Hơn vừa mở miệng đề xuất mua máy bay riêng là cha đã lớn tiếng quát nạt và còn dùng roi để đánh anh. 

Công tử Bạc Liêu lấy cảm hứng từ giai thoại về “công tử Bạc Liêu” Trần Trinh Huy (1900-1974). Chọn đề tài coming of age, phim khai thác nhiều về tình phụ tử giữa Ba Hơn (Song Luân) và Hội đồng Lịnh (NSƯT Thành Lộc), cũng như quá trình trưởng thành của Ba Hơn. Tác phẩm của Lý Minh Thắng mở đầu bằng cảnh Ba Hơn đi du học ở Pháp về và khoe với gia đình về những tấm bằng mà anh có được khi ở Pháp. 

 Ngoài ra, anh cũng đề xuất ý muốn mua một chiếc máy bay riêng nhưng lập tức bị cha bác bỏ và nặng lời la mắng. Thay vào đó, cha ép anh tiếp quản ngân hàng đầu tiên của Việt Nam.

*Lưu ý: Bài viết tiết lộ nội dung phim. Bạn đọc cân nhắc trước khi đọc!

Cô dâu hào môn là dự án điện ảnh mới nhất do Vũ Ngọc Đãng chỉ đạo, Will Vũ sản xuất, xoay quanh một gia đình nghèo khó vì muốn làm thông gia với hào môn mà đóng giả làm người giàu.

*Lưu ý: Bài viết tiết lộ nội dung phim. Bạn đọc cân nhắc trước khi đọc!

Nội dung chính của phim Cô Dâu Hào Môn xoay quanh âm mưu đổi đời của một gia đình lao động bằng cách đóng giả làm người giàu. Qua đó, tôi có thể cảm nhận sự tương phản rõ ràng giữa hai giai cấp giàu - nghèo trong xã hội hiện nay. Trong khi gia đình bà Mộng Kỳ (NSND Hồng Vân), bà Phượng (Thu Trang) luôn diện những bộ cánh đắt đỏ, sống trong những căn biệt thự trăm tỷ với hàng đống người giúp việc thì nhà ông Hòa (Kiều Minh Tuấn) - bà Mạt (Lê Giang) phải bán vàng mã, tạp hóa.  

Lưu ý: Bài viết hé lộ nhiều tình tiết trong phim, độc giả cân nhắc trước khi đọc

Chuyện phim Domino: Lối Thoát Cuối Cùng bắt đầu khi tay xã hội đen cứng cựa Lâm Ngọc (Quốc Cường) tranh cãi với Vladimir về một phi vụ làm ăn. Họng súng của Vladimir chĩa thẳng vào đầu Lâm Ngọc. Kế đó, tôi và khán giả được chuyển đến cảnh Lê An (Thuận Nguyễn) đang bơi và bỏ lỡ cú điện thoại của cha là Lê Hải. Không ngờ, đó là cú điện thoại cuối cùng của ông dành cho con trai. Lê Hải là ông trùm khét tiếng. Ông luôn muốn con trai tránh xa thế giới tăm tối của mình trước khi quá trễ. Có vẻ như ông dự liệu đúng về tương lai. Ông qua đời khi bị kẻ thù trừ khử. Kể từ lúc ấy, Lê An bị lôi vào những màn sát phạt đẫm máu không bao giờ chấm dứt.

Tấm Cám là truyện cổ tích nổi tiếng trong kho tàng văn hóa dân gian và có chỗ đứng nhất định trong lòng mọi thế hệ độc giả. Hình tượng nàng Tấm thanh thuần, lương thiện, Cám - dì ghẻ độc ác, hay ông Bụt nhân hậu đã quá quen thuộc nay được “nhào nặn” qua lăng kính khác lạ, rùng rợn và ám ảnh hơn. Bộ đôi Trần Hữu Tấn - Hoàng Quân quả thật biết tạo ra những bất ngờ thú vị.

 Trong Cám, điểm khác biệt đầu tiên dễ nhận ra nhất chính là việc cha của hai chị em Tấm (Rima Thanh Vy) - Cám (Lâm Thanh Mỹ) là ông Hai Hoàng (Quốc Cường) “sống” ngay từ đầu thay vì bị “khai tử” như nguyên tác. Ông Hai còn là Trưởng Lý làng Hương nên rất có uy quyền.

Nhân vật Bạch Lão của NSƯT Hạnh Thúy là con quỷ được xem như “trùm” của phim Cám. Hắn sống cả trăm năm, lập giao kèo với tổ tiên nhà ông Hai Hoàng (Quốc Cường) rằng hắn sẽ ban giàu sang, phú quý cho dòng họ nếu mười năm một lần được nhận vật tế lễ là trinh nữ. Tình tiết Cám (Lâm Thanh Mỹ) bị cha là ông Hai dâng lên cho Bạch Lão mang khá nhiều ý nghĩa. 

 Từ khi sinh ra, Cám mang dung nhan xấu xí, dị dạng nên bị tất cả mọi người xung quanh ghê tởm, ghét bỏ, kể cả cha - mẹ. Nhưng Cám là trinh nữ. Ông Hai vốn không yêu thương con mình, và ích kỷ muốn giữ mạng sống cũng như kiếp xa hoa nên không ngại đưa con vào tròng, đẩy cô bé đến chỗ Bạch lão.