Thế giới ngày nay ca ngợi sự đa nhiệm. Nhưng thực tế là làm nhiều việc tại một thời điểm gây ra phân tâm và căng thẳng nhiều hơn là hiệu quả. “Tinh thần dẻo dai đi kèm với sự tập trung cao độ là chìa khóa của chiến thắng” - Bill Russell. Và trong bài này, tôi sẽ chỉ ra 8 gợi ý dành cho bạn để rèn luyện tâm trí của mình hướng đến sức mạnh của sự tập trung.
1. Chọn điều kiện làm việc của bạn
Lĩnh vực mà bạn làm việc đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng tập trung của bộ não. Thường xuyên xử lý các tình huống hấp dẫn và nhiều thử thách sẽ vô cùng hữu ích để rèn luyện sự tập trung cao độ cũng như đạt được các kỹ năng mềm thiết thực.
2. Kiểm soát suy nghĩ
Cách để tập trung hiệu quả là không cho phép bộ não chiếm lấy bạn bằng những suy nghĩ vụn vặt và dễ dãi. Vào thời điểm khi những suy nghĩ không liên quan trỗi dậy trong tâm trí, hãy cân nhắc kỹ lưỡng và tập trung hiệu quả vào công việc mà bạn đang cố gắng hoàn thành. Loại bỏ được các tiểu tiết trong đầu bằng cách chú tâm vào hơi thở thông qua một vài bài tập thiền định đơn giản.
3. Loại bỏ sự đa nhiệm khi làm việc
Cố gắng hoàn thành nhiều việc hơn tại bất kỳ thời điểm nào được gọi là “đa nhiệm” và nó thực sự không hề mang lại nhiều hiệu quả như chúng ta vẫn tưởng. Nó làm kích động các giác quan của bạn, (ví dụ: mở TV phát ra tiếng trong khi nghe điện thoại). Tương tự như khi làm việc cường độ cao nhưng bạn lại thỉnh thoảng kiểm tra tin nhắn và email. Điều đó sẽ khiến cho những nhiệm vụ đơn giản bỗng trở nên rắc rối hơn rất nhiều.
4. Sắp xếp thời gian một cách khoa học
Lập thời gian biểu cho các công việc cần hoàn thành trong một ngày, một tuần và một tháng. Hãy ghi nhớ mục tiêu cuối cùng để điều chỉnh, chỉ định thời gian phù hợp với các cam kết thực sự và cả khoảng trống để thư giãn. Điều này sẽ cho phép bản thân cảm thấy hài lòng hơn và bớt yếu đuối hơn đối với những thú vui yêu thích khi chuyển tâm trí sang nhiệm vụ khác.
5. Đừng mang tư duy tiêu cực
Sự tiêu cực trong tâm trí lan tỏa rất nhanh đến công việc hàng ngày của bạn. Cố gắng không tự thuyết phục bản thân mình rằng điều này hoặc điều kia là quá tồi tệ để dừng suy nghĩ về chúng. Tâm lý của bạn sẽ trở nên căng thẳng và e dè trong bất kỳ khoảnh khắc nào bạn cho rằng tình hình đang trở nên tồi tệ đi.
6. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn
Sự tập trung cũng phụ thuộc khá nhiều vào cách chúng ta xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh và thiết kế lịch sinh hoạt, tập thể dục điều độ. Việc thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu để bổ sung cho tế bào não có thể gây ra kiệt sức và trầm cảm. Hãy phát triển một chế độ ăn uống giàu các loại hạt và các sản phẩm tự nhiên có chứa Vitamin E, và xây dựng thời gian biểu tập thể dục mỗi ngày hoặc mỗi tuần 5 lần.
7. Học cách thư giãn
Dành thời gian ra ngoài tự nhiên nhiều hơn và hít thở sâu. Kết hợp đi bộ và nghe nhạc thư giãn cũng sẽ khiến bản thân tràn đầy năng lượng. Hãy tự làm điều này thường xuyên và bạn sẽ có khả năng trở lại với công việc của mình một cách tập trung tối đa và tích cực nhất.
8. Tìm ra cách nghiền ngẫm
Tĩnh tâm và suy ngẫm là năng lực cao nhất trong tất cả các quy trình nâng cấp khả năng tập trung. Hãy học một vài phương pháp thiền định cơ bản và thực hành chúng chỉ 5 phút mỗi ngày. Trong khi thiền định hay suy ngẫm, hãy quan sát hơi thở của bạn, đừng kiểm soát nó với bất kỳ lý do nào, và chỉ cần quan sát hơi thở ra vào đều đặn. Điều này cho phép bạn tập trung trí não vào thời điểm hiện tại với một mục tiêu duy nhất, đây gọi là “chánh niệm”.
Kết: Trên đây là 8 chia sẻ ngắn gọn của tôi về những lý do chúng ta nên rèn luyện khả năng tập trung và các phương pháp để thực hành điều đó. Duy trì tâm trí của mình nhắm đến một nhiệm vụ duy nhất là rất quan trọng trong công việc và cuộc sống nói chung. Hi vọng bạn sẽ phát triển theo hướng tích cực nhất.
* Bài viết của Tian Yi chia sẻ tại box Cafe Danner
Cuộc đời là một chuyến hành trình thay đổi để hoàn thiện hơn, nếu bạn có những quan tâm về phát triển bản thân , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.
Facebook - bình luận