Mới đây, Quang Trọng - nam diễn viên sinh năm 1995 vừa được “chọn mặt gửi vàng”, được đạo diễn Nghệ sĩ Ưu tú Sỹ Tiến cùng ekip giao cho vai chính trong vở kịch Sống Mãi Tuổi 17. Đây là tác phẩm đầu tay của nhà viết kịch tài hoa Lưu Quang Vũ.
Là người xem tác phẩm này, tôi thấy Quang Trọng đã thể hiện tài năng diễn xuất thần của mình trong một tác phẩm kịch dài, nội tâm, có nhiều phân đoạn hành động xen lẫn tình cảm và lời thoại mang tính chính trị. Anh hóa thân thành người chiến sĩ cách mạng kiên cường, người anh hùng dân tộc Lý Tự Trọng.
>>>Xem thêm:Các danh hài hội ngộ tập Táo Quân, NSND Công Lý quay trở lại
Vở kịch đưa tôi cùng hàng trăm khán giả trở lại một thời kì oanh liệt gần 100 năm trước, khi mà đất nước ta đang chìm trong ách nô lệ của chế độ thực dân, thời pháp thuộc. Người dân rơi vào cảnh lầm than, một cổ hai tròng, chỉ có con đường cách mạng mới đưa dân tộc thoát khỏi ách nô lệ.
Tôi thấy những giai đoạn hoạt động cách mạng và cuộc đời của người chiến sĩ Lý Tự Trọng qua ngòi bút của tác giả Lưu Quang Vũ được thể hiện rất sinh động và ý nghĩa. Qua sự tái hiện của các nghệ sĩ Nhà hát Tuổi Trẻ, được dàn dựng bởi đạo diễn Nghệ sĩ Ưu tú Sỹ Tiến.
Tác phẩm một lần nữa đã khẳng định tinh thần quật cường của dân tộc Việt Nam không chịu khuất phục dưới ách nô lệ của cường quyền. Vở diễn Sống Mãi Tuổi 17 cũng toát lên khí chất của người đoàn viên đầu tiên, người anh hùng dân tộc Lý Tự Trọng.
Sống Mãi Tuổi 17 có sự góp mặt của nhiều diễn viên nhà hát tuổi trẻ như: Thanh Sơn, Lệ Quyên, Đàm Hằng, Bá Anh,… mang đến cho khán giả những trải nghiệm khó quên, để lại cho lớp thế hệ trẻ nhiều bài học quý báu về lòng yêu nước, ham học hỏi, can đảm và anh dũng.
Mỗi nghệ sĩ góp mặt trong vở kịch đều để lại ấn tượng với khán giả, bởi đó là một hình tượng nhân vật khác xa so với các vai diễn của họ trên truyền hình.
Lệ Quyên hóa thân thành cô thiếu nữ trẻ xinh đẹp tết tóc hai bên, diễn cặp với Quang Trọng, suýt thì tôi không nhận ra vợ anh Mến của Phố Trong Làng nữa. Đàm Hằng hóa thân thành người chị khổ tâm, phải đi làm gái để có tiền nuôi em trai ăn học trong thời chiến. Bá Anh, Thanh Sơn lần đầu hóa thân thành những nhân vật thích “động tay, động chân”, khác hẳn so với các vai trước đó của họ.
>>>Xem thêm: LiLy Chen: "Tôi sợ lấy chồng sau khi đóng vai Liễu phim Mẹ Rơm"
Để làm tốt vai nam chính Lý Tự Trọng, diễn viên Quang Trọng chia sẻ với tôi rằng anh đã giảm 7 kg để thể hiện thành công một anh hùng trẻ tuổi, một hình tượng người đoàn viên, người chiến sĩ cách mạng kiên cường, bất khuất. Cũng như dành nhiều thời gian để tập luyện cùng đồng nghiệp.
Quang Trọng sinh năm 1995 tại Yên Bái, với ngoại hình điển trai cùng niềm đam mê nghệ thuật. Nam diễn viên đã thi đỗ vào trường Sân khấu Điện Ảnh, tốt nghiệp thủ khoa và đầu quân cho Nhà hát Tuổi Trẻ.
Nơi đây cũng là nơi rèn luyện, trau dồi kỹ năng diễn xuất cho Quang Trọng, giúp anh học hỏi được kinh nghiệm từ các cô chú anh chị và đạt các giải thưởng danh giá ở các hội thi sân khấu như Huy chương bạc, Huy chương Vàng Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2021 về cả ca hát và diễn xuất.
>>>Xem thêm: Thanks Party DAN 2022: Chú Lâm - Dì Hoa sánh đôi, cô Hoan siêu điệu
Vài năm trở lại đây, Quang Trọng trở thành nam thần mới màn ảnh nhỏ khi góp mặt trong các bộ phim ăn khách của VTV như: Ngày Mai Bình Yên, Cô Gái Nhà Người Ta, Thương Ngày Nắng Về,...
Dù đa phần là vai phụ nhưng tôi thấy Quang Trọng đã thể hiện rất tốt, để lại ấn tượng cho khán giả truyền hình nhờ vẻ ngoài điển trai cùng lối diễn tự nhiên. Chúc cho nam diễn viên sẽ ngày càng tỏa sáng hơn nữa ở cả sân khấu kịch lẫn truyền hình.
* Bài viết của Đức Nguyên chia sẻ tại box Giải trí châu Á
Nếu bạn quan tâm đến các diễn viên nổi tiếng ở sân khấu kịch miền Bắc , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.
Facebook - bình luận