Có người nói Quỳnh Dao là mẹ đẻ của những bộ phim tình cảm, nhưng cũng có người mệnh danh bà là “Quỳnh Dao ô nhiễm”. Tiểu thuyết của nữ văn sỹ này đã tạo được tiếng vang rất lớn nhưng cũng làm hại biết bao thế hệ. Trong tác phẩm của Quỳnh Dao, cảm tình là cảm tính, có thể vượt qua mọi sự tồn tại. Chỉ vì theo đuổi cái gọi là tình yêu, tất cả lỗi lầm có thể được tha thứ.
Vậy tại sao trong tiểu thuyết của Quỳnh Dao, tất cả "kẻ thứ 3" đều đáng thương mà “chính thất” luôn là người đáng trách? Thực ra, điều này có liên quan mật thiết đến những gì bà đã trải qua. Những cuốn tiểu thuyết tình cảm dưới ngòi bút của bà thường thấy các tình tiết “bé 3” chen chân vì trong cuộc sống đời thực, Quỳnh Dao chính là “bé 3” thượng vị.
Bà đã dựa vào “kinh nghiệm” của bản thân, chuyển thể vào trong tác phẩm để bênh vực, cổ xúy cho người thứ ba, để mọi người thay đổi quan điểm, cách nhìn nhận về họ. Nhân đây, hãy cùng Hóng Hớt Cbiz nhìn lại một chút về cuộc đời của Quỳnh Dao nhé!
Ba lần tìm cách buông xuôi, ba đoạn tình yêu với hai cuộc hôn nhân
Quỳnh Dao tên thật là Trần Triết, bà sinh năm 1938 ở Tứ Xuyên trong thời chiến loạn, gia cảnh nghèo hàn. Trải qua nhiều biến cố trong cuộc sống đã hình thành cho Quỳnh Dao tính cách tranh giành, thứ mình muốn là phải có được bất kể dùng cách gì đi chăng nữa.
Ngay từ khi còn nhỏ, Quỳnh Dao đã nảy sinh niềm đam mê với viết lách . Nghe nói, những người làm nghệ thuật nội tâm rất mẫn cảm, mềm yếu và Quỳnh Dao cũng không phải ngoại lệ. Khi nhìn thấy bố mẹ yêu thương em hơn, bà bắt đầu nghĩ không thông, cảm thấy bố mẹ thiên vị, thậm chí là tìm cách để buông xuôi. Và đây không phải là lần đầu tiên bà làm như thế.
Bà luôn khát vọng được yêu thương, được quan tâm. Sự thiếu thốn tình cảm tột cùng này đã khiến Quỳnh Dao dần nảy sinh tình cảm với thầy giáo dạy Quốc văn của mình. Ông không chỉ tài năng mà còn rất quan tâm, chiếu cố Quỳnh Dao trong trường học, cho bà cảm nhận được sự ấm áp dù cả hai hơn kém nhau tận 25 tuổi. Nhưng dưới sự phản đối quyết liệt của người nhà, mối tình này vẫn đi đến hồi kết. Nếu thầy giáo mất đi công việc thì Quỳnh Dao tiếp tục chọn cách ra đi, may mắn được người nhà cứu về.
Sau khi tốt nghiệp cấp 3, bà bắt đầu bỏ học và dần chuyên tâm trong việc sáng tác văn học. Lúc này, Quỳnh Dao gặp được Mã Sâm Khánh – một sinh viên ngoại giao của trường Đại học quốc gia Đài Loan. Đều là những người có niềm say mê với văn học, tính cách có nhiều nét tương đồng, cả hai lâu ngày sinh tình và cuối cùng là nắm tay nhau bước vào lễ đường hôn nhân.
Năm thứ 4 sau khi kết hôn, dưới sự ủng hộ của chồng, Quỳnh Dao đã cho ra đời tác phẩm mang tên Song Ngoại. Nhưng tiếc là, thành cũng Song Ngoại mà bại cũng do Song Ngoại. Vì nội dung của cuốn sách miêu tả lại tình yêu trải nghiệm đầu đời của mình với thầy giáo nên khi được đăng tải, thậm chí là chuyển thể thành phim điện ảnh và tạo tiếng vang, tất cả quá khứ được đào lên đã phá hoại cuộc hôn nhân và tình thân của bà. Năm 1964, Quỳnh Dao ly hôn, mẹ thì đoạn tuyệt quan hệ, khiến bà rơi vào trạng thái tồi tệ.
Cũng trong năm ly hôn này, Quỳnh Dao gặp tai nạn. Không ngờ chuyện này đã mang lại bước ngoặt lớn trong cuộc đời bà. “Nam chính” gây ra không phải là ai khác mà chính là Bình Hâm Đào – nhà xuất bản cao cấp đã giúp Quỳnh Dao xuất bản cuốn Song Ngoại.
Tuy Quỳnh Dao sớm đã rất “thưởng thức” Bình Hâm Đào, mà ông cũng đã có hảo cảm với bà từ đó, nhưng tiếc cả hai đều đã kết hôn. Mượn chuyện tai nạn lần này, thêm vào chuyện Quỳnh Dao đã ly hôn, mối quan hệ của cả hai đã tiến thêm bước nữa.
Bé 3 thượng vị thành công và những tác phẩm cổ xúy “Tuesday” của Quỳnh Dao
Tiếp xúc trong cuộc sống và sinh hoạt, Quỳnh Dao và Bình Hâm Đào dần nảy sinh tình cảm. Thế nhưng, nếu Quỳnh Dao đã trở về cuộc sống độc thân thì Bình Hâm Đào vẫn còn là người có gia đình. Trước khi gặp bà, ông đã có một gia đình hạnh phúc bên ba người con.
Nhưng Quỳnh Dao là người thế nào? Với bà, tình cảm là lớn nhất, lễ nghĩa liêm sỉ gì đó chỉ là “đồ bỏ”. Sau hai năm lén lút qua lại, bà cố tình đề nghị chia tay, nói gả cho người khác để Bình Hâm Đào ghen tuông, đề xuất ly hôn với vợ.
Không như Quỳnh Dao mong muốn, “chính thất” của Bình Hâm Đào vì nghĩ cho tương lai các con, muốn cho các con có một gia đình trọn vẹn nên bà chọn cách nhẫn nhịn và cuộc hôn nhân này kéo dài thêm 8 năm. Thêm vào 2 năm mà Quỳnh Dào âm thầm chờ đợi, cả ba đã “va” vào nhau tổng cộng 10 năm liền. Suốt 10 năm chờ đợi, cuối cùng Quỳnh Dao cũng đợi được ngày Bình Hâm Đào ly hôn, “thượng vị” thành công.
Chính vì như thế, trong những phim của Quỳnh Dao xuất hiện rất nhiều lời thoại “kỳ quặc” và những quan niệm với tam quan bất chính. Tất cả đều là những trải nghiệm chân thực của bà, được bà gửi gắm vào trong tác phẩm bằng một hình thức khác. Cái gọi là tình yêu chân chính của Quỳnh Dao chính là: “Bé 3 có thể chuyển mình thành chính thất – phim Tân Nguyệt Cách Cách; Em trai đem lòng yêu chị dâu và theo đuổi tình yêu đích thực – phim Uyển Quân; Em gái và anh rể vụng trộm – phim Tân Một Thoáng Mộng Mơ...”.
Trong suốt cuộc đời của Quỳnh Dao, nó đầy những sự đảo lộn và màu sắc ma thuật, xen kẽ giữa việc được ca tụng và bị chất vấn. Trước đây, Hóng Hớt Cbiz từng xem qua nhiều phim của Quỳnh Dao, cảm thấy nó tuyệt vời và rất cảm động. Nhưng sau nhiều năm nhìn lại, mình thấy tam quan đã không còn đúng nữa rồi. Không phải thời thế thay đổi, chỉ là những thiếu nữ mộng mơ ngày nào giờ đã trưởng thành, bị dòng đời ngược lên xuống nên không còn dễ bị mê hoặc nữa.
>>>Xem thêm: Từng là nữ thần trong lòng Trương Nghệ Mưu, Vu Lợi độc thân ở tuổi 58
*Bài viết của Hóng Hớt Cbiz gửi về DienAnh.Net
Nếu yêu thích phim Hoa Ngữ, các bạn có thể xem thêm nhiều bài viết siêu hay tại đây, thông tin phim mới và diễn viên đang hot tại mạng xã hội DienAnh.net cùng những thông tin giải trí nóng sốt nhất nhé!
Facebook - bình luận