x

Đăng nhập

Comming soon...

Review phim

Âu Mỹ

The Black Phone: Kinh dị hơn cả Sinister, Ethan Hawke diễn xuất thần

Salonpas 16:00 - 16/06/2022

Sau khi được xem The Black Phone (Điện Thoại Đen) thì mình đã hiểu tại sao bộ phim của đạo diễn huyền thoại Scott Derrickson lại nhận được 100% cà chua tươi như vậy. Bài viết này hứa chỉ nên cảm nhận và không spoiler một xíu nào đâu nha.

Nếu gần 10 năm trước, Scott Derrickson đã cho ta thưởng thức cảnh tượng kinh hoàng trong Sinister – bộ phim được nghiên cứu khoa học đánh giá là kinh dị nhất mọi thời đại, thì giờ đây, vị “phù thủy” dòng phim kinh dị lại mang Điện Thoại Đen ra hù họa con tim bé bỏng của mình một lần nữa.

Thậm chí với mình, Điện Thoại Đen lần này còn kinh khủng hơn cả siêu phẩm Sinister năm xưa vì những thước phim gây ám ảnh tột độ. Câu chuyện rùng rợn ở đây được diễn ra ly kỳ vượt khỏi tầm mong đợi của mình.

>>> Xem thêm: Trailer The Black Phone: Không khí căng thẳng gợi nhớ về phim IT

Phim là hành trình theo chân cậu bé Finney (Mason Thames) 12 tuổi, một đứa trẻ bất hạnh phải chịu tuổi thơ đầy ám ảnh với người cha nghiện ngập và thô lỗ. Tệ hại hơn là Finney đang bị kẻ xấu bắt và đưa tới một căn hầm quỷ dị.

Trước sự mất tích của Finney mà người cha vẫn không mảy may quan tâm, chỉ có cô em gái Gwen Shaw (Madeleine McGraw) là tất bật lo cho anh trai và bắt đầu hành trình đi giải cứu cậu bé trước khi mọi chuyện quá muộn.

Trong tầng hầm, Finney phải trải qua những giây phút kinh hoàng vì bị tên Grabber đeo mặt nạ đáng sợ luôn dõi theo từng nhất cử nhất động. Nhưng cứu tinh của cậu đã tới, đó là một chiếc điện thoại đen trên tường dù bị ngắt kết nối nhưng lại “liên lạc” được với những nạn nhân trong quá khứ của tên mặt nạ hiểm ác.

Thông qua những chỉ dẫn từ điện thoại đen, Finney đã phải nỗ lực với hành trình chạy đua với tử thần để có thể tìm được lối thoát trước khi tên thủ ác kia nổi giận và sát hại cậu bé như cách mà hắn ta đã làm với những nạn nhận trước.

Có thể thấy bộ phim có nhiều điểm tương đồng với Sinister, từ những đứa trẻ đáng sợ, video gia đình đến những bậc cha mẹ kém hoàn hảo. Nhưng Điện Thoại Đen vẫn mang trong mình nét riêng biệt, độc lập hoàn toàn với những góc nhìn và câu chuyện đầy tính thời đại.

Điện Thoại Đen đã đưa mình quay về cảm giác hồi những năm 70 xưa cũ với một sự thiết lập bối cảnh không thể chỉn chu hơn nữa. Không những thế, văn hóa nuôi dạy con cái có phần “mạnh bạo” của thời kỳ trước cũng được hiện lên rõ mồn một trong phim bởi những chiếc thắt lưng cùng những trận đòn nhừ tử. 

Có thể đây là ký ức không mấy tốt đẹp gì nhưng không thể phủ nhận rằng nó từng tồn tại và ngự trị một thời gian khá dai dẳng trong xã hội thời xưa. Và Điện Thoại Đen không phải là cổ xúy cho việc động tay chân mà bộ phim là tiếng nói phản ánh những thực trạng xấu mà xã hội cần phải loại trừ.

Điện Thoại Đen mang lại cảm giác như một cỗ máy thời gian không quan tâm đến những hoài niệm khuôn mẫu. Bộ phim đã làm mình khiếp sợ vì những không gian cũ kỹ mà nó đã tạo ra, đó là một tầng hầm u tối cùng những ngột ngạt mà Scott Derrickson đã tạo ra cho “đứa con tinh thần” của mình.

Bối cảnh chính là không gian tù túng và đơn giản ngay tầng hầm chật hẹp, vì vậy, việc đẩy mạnh tâm lý diễn xuất là một điều thiết yếu mà Điện Thoại Đen đã xuất sắc thực hiện được. Mason Thames và Madeleine McGraw là hai tài năng nhí với biến chuyển tâm lý phức tạp và khiến mình như bị lôi vào chính cuộc chạy đua tử thần với hai nhân vật.

Đặc biệt là Thames, người phải đối đầu trực tiếp với con “quái vật” hung tàn, thế nên từng ánh mắt, biểu cảm khuôn mặt của cậu bé được đặc tả một cách tỉ mĩ nhất. Còn về phần McGraw, cô bé cũng có một màn trình diễn xuất sắc khi có màn chuyển biến mượt mà từ cáu kỉnh, tuyệt vọng đến sợ sợ hãi, dù là tâm lý gì thì McGraw cũng đã có một màn hóa thân ấn tượng để sống cùng với nhân vật của mình.

Hay sự lấn sân xuất thần của Ethan Hawke, tài tử không chuyên đóng vai phản diện nhưng lại sống trong một hình hài và tính cách đáng sợ đến như vậy trong Điện Thoại Đen. Phần lớn bộ phim, Hawke phải đeo chiếc mặt nạ quỷ dị xuyên suốt nên toàn bộ tập trung phải dồn vào ánh mắt, nơi là mọi tức giận, oán hận của nhân vật được thể hiện như muốn nuốt chửng mọi thứ xung quanh.

>>> Xem thêm: The Black Phone: Góc tối nước Mỹ vào những năm 70 có gì đáng sợ? 

Tóm lại, đã lâu lắm rồi mình mới có cảm giác sợ thật sự khi xem một bộ phim kinh dị. Nếu là con dân đam mê thể loại này, chắc chắn những thước phim rùng rợn của Điện Thoại Đen sẽ làm bạn phải hoảng vía.

* Bài viết của Salonpas chia sẻ tại box Mọt phim Review

Nếu bạn là người đam mê thể loại kinh dị và loạt tác phẩm của Scott Derrickson , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.

Bạn cần tìm thông tin dữ liệu và đọc review về phim The Black Phone (Điện Thoại Đen)? Hãy truy cập vào DAN Wiki để có tất tần tật những nội dung bạn cần đấy: bấm vào đây

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Làm Giàu Với Ma: Phim kinh dị còn nhiều thiếu sót của Hoài Linh

Nga Cao

Nga Cao

“Làm giàu với ma" - phim có Tuấn Trần, NSƯT Hoài Linh đóng chính kết hợp phong cách tình cảm - gia đình với kinh dị.

Quỷ Ăn Tạng (Tee Yod): Vẫn giữ được sự rùng rợn của nguyên tác

Nga Cao

Nga Cao

Quỷ Ăn Tạng xứng danh là bộ phim kinh dị "nặng đô" đạt doanh thu cao nhất tại "Xứ Chùa Vàng", phim vẫn giữ được những điều cốt lõi của câu chuyện nguyên tác.

Quỷ Cẩu: Truyền tải được nhiều thông điệp nhưng làm kỹ xảo chưa tốt

Lindo

Lindo

Quỷ Cẩu có nội dung chỉn chu, quy tụ dàn diễn viên thực lực của cả hai miền Nam - Bắc nhưng phần hiệu ưng, kỹ xảo của phim được làm chưa thực sự tốt.

Một Mình Vẫn Ổn't: Tình đầu tan chảy chậm rãi với nhiều dư vị

Nga Cao

Nga Cao

Bộ phim gây ấn tượng với cốt truyện đơn giản nhưng gởi gắm nhiều thông điệp sâu sắc cùng hương vị tình đầu tan chảy chậm rãi trong từng thước phim.

Đế chế Napoleon: Thiên sử thi hoành tráng nhưng còn nhiều thiếu sót

Nga Cao

Nga Cao

Joaquin Phoenix đầy mê hoặc khi hóa thân thành hoàng đế nước Pháp lừng danh trong siêu phẩm của Ridley Scott - Đế chế Napoleon.

Cô giáo em là số một: Thiện chiến thắng ác trong môi trường học đường

Nga Cao

Nga Cao

Cô Giáo Em là Số 1 - Brave Citizen: Quá trình “thực hiện công lý” của cô giáo trung học mang đến cho khán giả những cảm xúc sảng khoái và dễ chịu.