Vài ngày trước, các tài khoản chính thức liên quan đến Trịnh Sảng trên mạng xã hội Weibo đã bị "xóa sổ" hoàn toàn. Điều này đồng nghĩa với việc, Trịnh Sảng không còn % cơ hội nào để quay lại ngành giải trí. Và theo thông tin mà Nhật Nguyệt tìm hiểu được, đường sự nghiệp của Trịnh Sảng kết thúc cũng đồng nghĩa với hơn 10 công ty và 1 tập đoàn liên quan đến cô cũng rơi vào cảnh lao đao. Thế mới biết, đẳng cấp đỉnh lưu của Trịnh Sảng khủng đến cỡ nào.
>>> Xem thêm: Quyền lực "ngầm" gây sốc của Trịnh Sảng trước khi bị "cấm cửa", hèn chi ngông cuồng thế
Trước đó, Trịnh Sảng dính vào rắc rối thuế và phải nộp khoản tiền lên đến 299 triệu CNY (hơn 1000 tỷ đồng). Cá nhân cô đã giải quyết rất nhanh, tuy nhiên tập đoàn liên quan trực tiếp đến vụ này là Văn hóa Bắc Kinh - đơn vị sản xuất Tân Thiện Nữ U Hồn (do Trịnh Sảng đóng chính) lại phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng hơn rất nhiều. Vì từ vụ của Trịnh Sảng, người ta khui ra tập đoàn này đã khai khống tiền bạc và làm nhiều giấy tờ gian dối liên quan đến Tân Thiện Nữ U Hồn cùng Đại Tống Cung Từ.
Là một "cây đa cây đề" trong làng giải trí Hoa ngữ, tập đoàn giải trí và truyền thông này nắm trong tay rất nhiều công ty nghệ thuật lớn. Hàng loạt tác phẩm kinh điển như Giải Cứu Ngô Tiên Sinh, Cửu Châu Hải Thượng Mục Vân Ký, Tôi Không Phải Phan Kim Liên, Chiến Lang 2, Tôi Không Phải Dược Thần, Lưu Lạc Địa Cầu, Xin Chào Lý Hoán Anh... cũng đều được sản xuất dưới danh nghĩa của Văn hóa Bắc Kinh.
Từ một tập đoàn hoạt động 24 năm, "vòi bạch tuộc" trải dài khắp mọi nơi, muốn "đóng băng" hay chặn đường hoạt động của nghệ sĩ nào chỉ cần nói 1 chữ là xong, Văn hóa Bắc Kinh sụp đổ chỉ trong vài ngày ngắn ngủi khi rắc rối thuế của Trịnh Sảng bị khui ra. Thế là đủ biết khi một đại lưu lượng như Trịnh Sảng sụp đổ thì khả năng công phá của cô sẽ mạnh đến mức nào.
Hiện tại, giá cổ phiếu của Văn hóa Bắc Kinh vẫn đang trên đà sụt giảm nghiêm trọng. 17 quản lý cấp cao, bao gồm chủ tịch và tổng giám đốc của tập đoàn này cũng đang đối mặt với các án phạt. Thậm chí, vì giảm bớt áp lực kinh tế, tập đoàn này phải ra thông báo chuyển nhượng cổ phần của công ty giải trí Đại Oản (nhà sản xuất chính của siêu phẩm Xin Chào Lý Hoán Anh, gây bão mùa tết 2021).
Một tập đoàn lớn như Văn hóa Bắc Kinh còn sụp đổ, thì dĩ nhiên, những công ty nhỏ khác cũng chẳng thể trụ vững sau "cơn sóng thần" mang tên Trịnh Sảng. Theo thống kê của trang Ifeng, Trịnh Sảng từng nắm trong tay đến 16 công ty lớn nhỏ khác nhau, trong đó có 7 công ty do cô làm người đại diện pháp lý. Hiện tại, hầu hết các công ty này đã đóng cửa, không còn hoạt động nữa.
Đấy là chúng ta chưa tính đến những công ty sản xuất của Người Tình Phỉ Thúy, Kẻ Tuyệt Mật... do Trịnh Sảng đóng chính. Lùm xùm của nữ diễn viên cũng khiến những bộ phim này chính thức "đắp chiếu", các nhà sản xuất cũng mất trắng khoản tiền đầu tư lên đến 700 triệu CNY (~ 2465 tỷ đồng).
>>> Xem thêm: Ngỡ Trịnh Sảng bị cấm cửa thì sẽ hết thị phi, ai ngờ Trương Hàn còn "hứng gạch" nhiều hơn
Có thể thấy, đằng sau một đỉnh lưu như Trịnh Sảng có rất nhiều công ty, tập đoàn. Vì vậy, một khi nữ diễn viên đổ xuống thì những tư bản liên quan đến cô cũng bị sụp theo như hiệu ứng Domino. Nhật Nguyệt cho rằng, vì tiền bạc của mình, các nhà tư bản cần chọn lọc nghệ sĩ kỹ càng hơn. Họ nên chọn người có đời tư trong sạch, làm nghề nghiêm túc, tính cách chững chạc tử tế chứ đừng vì lợi ích trước mắt, lăng-xê bất chấp như với Trịnh Sảng, Ngô Diệc Phàm hay Trương Triết Hạn... để rồi kết quả là "tiền mất, tật mang".
*Bài đóng góp của Nhật Nguyệt gửi cho DienAnh.Net
Ri rỉ rì ri, “dưa” gì cũng có. Follow Hóng Dưa Bở Cbiz ngay để cập nhật những thông tin phim ảnh, chuyện hậu trường mới nhất, chính xác nhất nhé!
Facebook - bình luận