x

Đăng nhập

Comming soon...

Review phim

Việt

Vô Diện Sát Nhân: Diễn xuất của nữ chính có lẽ là cứu cánh duy nhất

Bánh Đúc 20:00 - 26/08/2022

Sử dụng mô típ kinh dị slasher quen thuộc mà các nhà làm phim Hollywood đã thực hiện trong các dự án như Happy Death Day, Scream, Thứ 6 Ngày 13… mình thấy Vô Diện Sát Nhân cũng tái sử dụng công thức tương tự để xây dựng cốt truyện xoay quanh nhân vật Phương Anh (Phương Anh Đào). Tuy nhiên chính việc hòa trộn quá nhiều bộ phim lại với nhau, nên mình thấy kịch bản khá nhạt nhòa mặc dù diễn xuất của nữ chính phần nào cứu lại tất cả.

Với mình, việc Vô Diện Sát Nhân học hỏi yếu tố slasher thường thấy của những phim kinh dị Âu Mỹ được xem là điểm tốt trong quá trình thiết kế kịch bản, lên ý tưởng xây dựng cho cốt truyện. Tuy nhiên mình nghĩ sẽ tốt hơn nếu nhà làm phim biết dung hòa mọi thứ để làm ra một kiệt tác riêng của họ, hơn là cóp nhặt một vài chỗ để đưa vào phim, để rồi một vài phân đoạn mình nhận ra nó nằm trong tác phẩm nào, cụ thể là Happy Death Day Scream.

Vô Diện Sát Nhân xoay quanh nữ bác sĩ Phương Anh với giấc mơ được hoàn thành dự án trung tâm trẻ em cộng đồng. Cô cũng như bao người khác, có những hoài bão, ước mơ và cả những quá khứ đen tối. Chính vì vậy, cái gì “xui xẻo” cũng đều xuất hiện thường xuyên hơn là “may mắn”.

Phương Anh luôn có những giấc mơ về việc bản thân bị “lụi” bởi một tên vô diện, không rõ danh tính. Cô bị bủa vây bởi điều này nên giờ đây nữ bác sĩ không thể biết được lúc nào bản thân đang mơ, lúc nào đang tỉnh. Điều Phương Anh cần làm chính là giải mộng và tìm ra chân dung tên vô diện này.

Nói về điểm cộng dành cho Vô Diện Sát Nhân, đầu tiên mình thấy bộ phim đã sử dụng yếu tố gay cấn, giật gân thông qua chủ đề slasher quen thuộc của Hollywood, nhưng lại hoàn toàn mới lạ ở Việt Nam. Slasher hiểu đơn giản là phim có những phân cảnh mà kẻ thủ ác tấn công nạn nhân bằng một công cụ có mũi nhọn, rượt đuổi họ, dồn vào đường cùng.

>>> Xem thêm: Vô Diện Sát Nhân: Đầy màn rượt đuổi và phục kích gây cấn

Cá nhân mình bị hấp dẫn bởi yếu tố này chỉ đơn giản là những pha rượt đuổi không lối thoát khiến nạn nhân phải xỉu lên xỉu xuống, liên tục phải dè chừng với những thứ xung quanh. Trong Vô Diện Sát Nhân, tình huống đặt ra cho Phương Anh không chỉ là giải thoát cô khỏi những cơn ác mộng, mà còn là cách cô phải đối mặt với quá khứ đầy tội lỗi của mình.

Chính điều này, mình thấy được cách mà nữ diễn viên Phương Anh Đào lột tả tâm lý cùng những biến chuyển được tính toán khá kỹ của nhà làm phim. Từ một cô bác sĩ luôn giữ trạng thái tỉnh táo, sang hẳn bệnh nhân tâm lý của bác sĩ Quang Dũng (Ngọc Thuận), cuối cùng là người bê bết “huyết đỏ” khi đối mặt với kẻ thủ ác đầu tiên.

Cũng vì vậy, mình thấy Vô Diện Sát Nhân không đẩy nhịp điệu dồn dập quá nhiều, mặc dù nhà làm phim tạo ra nhiều tình huống liên tục, đưa nữ chính vào vòng vây của cơn ác mộng đó, nhưng mình thấy bộ phim tạo ra sự gay cấn vừa đủ, vẫn cho mình khoảng trống để điều tiết nhịp thở sau những pha rượt đuổi mệt mỏi.

Mặt khác, Vô Diện Sát Nhân đưa khá nhiều thông tin cho mình ở nửa thời lượng đầu nhằm giới thiệu hướng đi của nhà làm phim cũng như một vài nhân vật có khả năng là kẻ đứng sau mọi thứ. Tuy nhiên, ở nửa thời lượng sau bộ phim lại làm gãy gọn và đơn giản hơn, mình hiểu được những sự cài cắm của nhà làm phim, phần nào mở ra các nút thắt rõ ràng khi chân dung kẻ phản diện cuối cùng được tiết lộ.

Vô Diện Sát Nhân đưa cho mình 2 cú “quay xe”. Trong đó, để mà nói bất ngờ thì có lẽ là quả twist đầu tiên khi chân dung kẻ phản diện góp phần khiến tâm lý nhân vật Phương Anh gục ngã và tệ hại thêm. 

Mặc dù người đó không hẳn là kẻ đầu tiêu mọi thứ, nhưng trải qua những diễn biến trong phim cũng khiến mình khá bất ngờ trước chân dung của nhân vật này. Mình chỉ có thể nói một điều, kẻ mà bạn tưởng là phản diện lại thật ra là nạn nhân, kẻ mà bạn nghĩ là không liên quan, hóa ra lại là vô diện đầu tiên.

Song mình thấy cách nhà làm phim tạo ra plot-twist thứ 2 để lộ chân dung kẻ phản diện đứng sau mọi thứ lại không gây bất ngờ bằng cú twist đầu tiên vì phần nào mình cũng đoán trước được hắn là ai.

Tuy vậy, chính việc tạo ra hai cảnh phim này khiến mình thấy bộ phim như một bản live-action của Conan khi cho phép các nhân vật đều có phần nhún tay vào việc làm nên cơn ác mộng của Phương Anh, nhưng kẻ đứng sau tất cả chỉ có duy nhất một người. Có lẽ chính sự đánh lừa này khiến mình thấy bộ phim vẫn có điểm thú vị so một số tác phẩm Việt khác.

Về mặt hạn chế, mình khá không hài lòng với việc nhà làm phim tạo ra ý tưởng căn bệnh “trèm kẽm”, xem nó như một chất liệu màu mỡ và tha hồ khai thác trong dự án điện ảnh của họ. Trước đây Người Lắng Nghe cũng đã vô tình phạm phải điều này, và giờ Vô Diện Sát Nhân lại tiếp tục lạm dụng căn bệnh này để tạo tình huống cho nữ chính tiếp cận đến bác sĩ điều trị.

Mặt khác, chính vì Vô Diện Sát Nhân bắt nguồn mọi thứ bằng cơn ác mộng của Phương Anh, nên vấn đề lớn nhất chính là cô nàng cứ mơ liên tục, mỗi lần mơ là mỗi lần gặp tai họa. Vì vậy ngay cả khi ở trong đời thực, cô vẫn không nhận ra bản thân đang mơ hay đang tỉnh. Điều này cũng khiến trải nghiệm xem phim của mình khá bối rối, vì không biết khi nào nhà làm phim đang đánh lừa, khi nào đang thật.

Có một nhân vật xuất hiện tưởng chừng góp phần vào diễn biến chính của câu chuyện, nhưng lại vô tình khiến mình thấy anh khá thừa, đó là Thái (Quách Ngọc Tuyên). 

Theo như những gì biên kịch đưa ra, Thái là người yêu cũ của Phương Anh và giờ đang làm việc cho Minh (Hiếu Nguyễn) - chồng của Phương Anh, và rồi mọi thứ chỉ dừng tại đây cùng với những phân đoạn trêu đùa, cợt nhã của nhân vật này mà mình thấy không phần tạo nên sự ly kỳ hay thêm được tính gay cấn nào cho phim.

>>> Xem thêm: Vô Diện Sát Nhân và những phim sinh tồn hấp dẫn về vòng lặp thời gian

Cuối cùng là cách Vô Diện Sát Nhân tạo ra những miếng hài khá gượng ép vào phim, đặc biệt khi cho sự xuất hiện của hai nhân viên an ninh, nhân vật Khoa (Steven Nguyễn) vẫn không thể khiến mình cười nổi với bộ phim này. 

Mình thấy đây là nước đi sai lầm của nhà làm phim, vì với một tình tiết hồi hộp cho một bộ phim kinh dị, nhà làm phim đã tạo ra những yếu tố hài chưa đúng thời điểm.

Tóm lại mình đánh giá cao diễn xuất của Phương Anh Đào trong Vô Diện Sát Nhân. Bộ phim đã đưa ra những tình huống như thể thách đố mình cùng tìm ra kẻ thủ ác cuối cùng thật sự.

* Bài viết của Bánh Đúc chia sẻ tại box Phim Việt Nam

Những phim kinh dị Việt Nam , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.

Bạn cần tìm thông tin dữ liệu và đọc review về phim Vô Diện Sát Nhân? Hãy truy cập vào DAN Wiki để có tất tần tật những nội dung bạn cần đấy: bấm vào đây

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Trẻ trâu không đùa được đâu: Đậm chất rock, tình cảm “gà bông”

Nga Cao

Nga Cao

Trẻ trâu không đùa được đâu là bộ phim Thái Lan xây dựng câu chuyện về thiếu nhi và thanh thiếu niên. Tác phẩm có nhiều điểm đáng nhớ dù tồn tại thiếu sót.

Paris Has Fallen: Bộ phim hành động cực đã, cuốn hút từng tập trên K+

Hải Lệ

Hải Lệ

Lấy bối cảnh Paris, các tập phim Paris Has Fallen trên K+ xoay quanh âm mưu của một kẻ khủng bố cực đoan với kế hoạch đe dọa an ninh quốc gia và chính phủ Pháp.

Công tử Bạc Liêu gần gũi với thế hệ gen Z như thế nào?

Nga Cao

Nga Cao

Phim điện ảnh Công tử Bạc Liêu - Tác phẩm mới của Song Luân hứa hẹn thu hút đối tượng khán giả gen Z vì khắc họa tính cách nam chính Ba Hơn trẻ trung, gần gũi.

Làm Giàu Với Ma: Phim kinh dị còn nhiều thiếu sót của Hoài Linh

Nga Cao

Nga Cao

“Làm giàu với ma" - phim có Tuấn Trần, NSƯT Hoài Linh đóng chính kết hợp phong cách tình cảm - gia đình với kinh dị.

Quỷ Ăn Tạng (Tee Yod): Vẫn giữ được sự rùng rợn của nguyên tác

Nga Cao

Nga Cao

Quỷ Ăn Tạng xứng danh là bộ phim kinh dị "nặng đô" đạt doanh thu cao nhất tại "Xứ Chùa Vàng", phim vẫn giữ được những điều cốt lõi của câu chuyện nguyên tác.

Quỷ Cẩu: Truyền tải được nhiều thông điệp nhưng làm kỹ xảo chưa tốt

Lindo

Lindo

Quỷ Cẩu có nội dung chỉn chu, quy tụ dàn diễn viên thực lực của cả hai miền Nam - Bắc nhưng phần hiệu ưng, kỹ xảo của phim được làm chưa thực sự tốt.