Dù xuất hiện trong cuộc sống mỗi ngày, tùy thuộc vào mỗi góc nhìn, thì ẩm thực nó lại mang đến những thông điệp, giá trị nhân sinh quan khác nhau ở mỗi người. Với phim ảnh cũng vậy, dù len lỏi hay là chủ đề cụ thể thì ẩm thực nó còn nói lên nhiều thứ trong xã hội, như phơi bày bộ mặt xấu của một nhóm đối tượng nào đó chẳng hạn, hoặc là chứng minh giá trị khác biệt của bản thân qua việc nấu nướng.
Gần đây mình có xem một bộ phim điện ảnh tên là Hunger: Khao Khát Thành Công, tuy không phải là một bộ phim ăn khách hay được đánh giá cao, mà chỉ đơn thuần nhà làm phim muốn đưa ra một nhận định để người xem phải tự vấn rằng: “Chúng ta sống để ăn hay ăn để sống và thức ăn có làm nên giá trị khác biệt của mỗi người hay không?”
Mặt khác, trong siêu phẩm The Menu của đạo diễn Mark Mylod, bộ phim đã vô tình khiến mình nhận ra vị thế của khách hàng và người làm bếp có thể dễ dàng đảo lộn bất cứ lúc nào.
Điều đó có thể thấy, khi đưa ẩm thực qua lăng kính của điện ảnh, chúng ta có thể nhận ra nhiều thứ xoay quanh 1 bữa ăn, chứ không đơn thuần cho những thứ tươi chín kia vào bụng và tiêu hóa 1 cách sáo rỗng.
Và nếu bạn còn nhớ, thì trong bộ phim The Platform, chủ nghĩa giai cấp lại được làm rõ thông qua câu chuyện về bàn tiệc được đưa đến từng tầng một. Ở một nhà tù bí bách, chật hẹp như vậy, những kẻ càng ở trên cao thì lại càng được hưởng toàn bộ thức ăn nguyên vẹn. Ngược lại càng đi xuống, thì những người khác lại phải ăn đồ thừa và đôi khi còn sẵn sàng xuống tay để giành nhau miếng ăn.
Thật sự để nói hết về giá trị ẩm thực trong phim ảnh thì có khá nhiều điều. Suy cho cùng nó cũng chỉ phơi bày bản chất thực sự của con người trong xã hội này. Bạn nghĩ sao về điều này?
* Bài viết của Wukong chia sẻ tại box Phim Âu Mỹ
Facebook - bình luận