Nếu bạn là một trong số ít người may mắn chỉ trải qua kiểu cấp trên thích mời nhân viên đi ăn trưa và nói chuyện thể thao, hãy tiếp tục nỗ lực cho đến khi thành công. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải một vị sếp có thiếu sót, thậm chí mặt nào cũng không tốt thì đừng lo lắng. Trong một vài trường hợp cụ thể, một người sếp tồi có thể dạy cho chúng ta nhiều điều hữu ích. Và với bản thân tôi, chúng chủ yếu xoay quanh công việc đầu tiên sau khi tốt nghiệp đại học.
1. Trốn tránh trách nhiệm
Kỹ năng giao tiếp thiếu sót và khả năng “gây hấn” một cách thụ động của sếp tôi khiến tôi cảm giác cô ấy không phù hợp với công việc trong lĩnh vực truyền thông. Cô thường xuyên tránh tất cả các hình thức tương tác với đội nhóm, giam mình trong văn phòng mà không nói chuyện với bất kỳ ai ngoại trừ ở các cuộc họp. Bất cứ khi nào cô ấy chú ý đến một người, cô ấy thường chỉ trích và bênh vực một đồng nghiệp cụ thể, người mà cô ấy sẽ đổ lỗi cho những sai lầm của chính mình.
Ở cô ấy, tôi thấy được một bài học rằng, mọi người trong nhóm đều sẽ biết nếu bản thân không muốn có mặt hoặc nếu không muốn trở thành một nhà lãnh đạo mạnh mẽ. Khi nói đến khả năng lãnh đạo và tối đa hóa tiềm năng của nhóm, trong một môi trường hợp tác, thì giao tiếp tốt và hợp tác lành mạnh sẽ luôn hiệu quả hơn là sự cô lập hoặc trịch thượng.
2. Hưởng các đặc quyền ưu tiên
Tôi đã làm việc rất tốt với người quản lý đầu tiên của mình, và tôi chắc chắn bản thân là một trong những nhân viên yêu thích của cô ấy. Chúng tôi ăn trưa cùng nhau rất nhiều. Cô ấy sẽ không thắc mắc liệu tôi có về sớm hay không, và cô ấy sẽ chia sẻ những câu chuyện phiếm ở văn phòng mà tôi biết là không chuyên nghiệp. “Chủ nghĩa thiên vị” rõ ràng đã tạo ra căng thẳng trong nhóm giữa "những người được yêu thích" của cô ấy và những người không được đối xử theo cách tương tự.
Vậy nên, khi được hưởng đặc quyền ưu tiên, hãy trở nên kín đáo. Tôi nhận ra rằng sẽ có những cá nhân tôi thích làm việc và gắn bó hơn. Nhưng tôi cũng cố gắng hết sức để không khiến điều đó cản trở những nhận định, đánh giá hay các hoạt động thường ngày từ đồng nghiệp.
3. Lưu lại các tài liệu công việc một cách kỹ lưỡng
Tôi đã có một người quản lý có chủ đích gửi email tóm tắt các cuộc trò chuyện đã bị thay đổi để tránh mọi sự đổ lỗi cho các vấn đề trong văn phòng. Tôi và đồng nghiệp bắt đầu tự ghi lại các cuộc thảo luận và cuối cùng phải nói chuyện trực tiếp với cấp trên của người quản lý đó để giải quyết tình huống.
Bài học rút ra được chuyện này là hãy lưu lại các tài liệu công việc một cách kỹ lưỡng bao gồm các loại thư từ, văn bản, thậm chí là ghi âm... vì chúng sẽ rất cần thiết khi ta rơi vào hoàn cảnh bất lợi. Nếu hoàn cảnh thích hợp, hãy cân nhắc liên hệ với quản lý cấp trên để nhận được sự trợ giúp.
4. Thiếu sự lãnh đạo
Sự quan tâm mờ nhạt của sếp đối với các dự án và công việc của tôi khiến tôi nhận ra rằng mình cần phải tự quản lý bản thân một cách nghiêm khắc. Anh ấy có thể là ông chủ trên giấy tờ, nhưng tôi phải kiểm soát việc tổ chức các dự án của mình và đáp ứng đúng thời hạn mình tự đặt ra.
Việc này sẽ xây dựng sự kỷ luật và tự giác cho ta và thường có lợi về lâu dài mà thời điểm hiện tại, ta chưa thể thấy được lợi ích của nó.
5. Bỏ qua “vòng lặp phản hồi”
Trong năm đầu tiên, vị sếp của tôi giống như một người bạn thân nhất. Tôi thích đi làm cho đến khi được thăng chức vào vị trí quản lý, điều này không đến với tôi một cách tự nhiên. Nhưng mối quan hệ của chúng tôi tan rã ngay khi tôi yêu cầu được đào tạo chính thức. Cô ấy nói với tôi rằng tôi không cần đào tạo và mọi người quản lý tại công ty chỉ cần học bằng cách “làm việc nhiều hơn”. Tôi cảm thấy bị bỏ qua và mất giá trị, và tôi không bao giờ tin tưởng cô ấy nữa.
Đó là khoảnh khắc cô đơn sâu sắc nhất mà tôi không bao giờ muốn bất kỳ thành viên nào trong nhóm của mình trải qua. Tôi làm việc chăm chỉ để giữ mình có trách nhiệm với phản hồi của nhóm và cung cấp nhiều thông tin bổ sung nhất có thể. Tôi tin rằng cảm giác tuyệt vời nhất đến từ việc thực sự được lắng nghe.
Kết: Chúng ta đều có thể gặp phải ông chủ đóng vai kẻ bắt nạt, kẻ đổ lỗi, kẻ thao túng... nhưng đừng lo, bởi tất cả rồi cũng sẽ qua và những điều còn sót lại chính là các bài học quý giá. Tôi đã trải qua những hoàn cảnh như thế và nếu bạn cũng đang gặp phải tình huống tương tự, hãy xem bài này là những lời khuyên hữu ích cho tương lai.
* Bài viết của Trương Di chia sẻ tại box Cafe Danner
Đời người là một quá trình tích lũy kinh nghiệm sống và xây dựng sự thịnh vượng, nếu bạn có những chia sẻ về hoàn thiện bản thân , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.
Facebook - bình luận