Người xưa có câu: “Nhân cách quyết định vận mệnh”. Thật vậy, những người bạn tôi từng gặp qua trong đời là minh chứng rõ ràng nhất cho câu nói này.
Người xấu tính, thường xuyên gắt gỏng, nói lời khó nghe thì thường khó làm nên nghiệp lớn. Bởi mãi sống trong sự tiêu cực khiến họ luôn cảm thấy cạn kiệt năng lượng, không còn đủ tỉnh táo để làm việc khác nữa. Ngược lại, người biết cách đối nhân xử thế sẽ dễ hòa nhập với mọi người, có thêm nhiều cơ hội để phát triển bản thân. “Con người chỉ cần có tính khí tốt, mọi sự tự khắc sẽ tốt đẹp”, thế nhưng vẫn có ít người sở hữu đủ 4 đặc điểm dưới đây.
1. Đồng cảm với người khác
Sự đồng cảm là cầu nối giữa người với người. Nguyên nhân chính dẫn đến rạn nứt các mối quan hệ chính là do hai chữ “hiểu lầm”.
Nếu không đồng tình với một ai đó, đừng cố gắng bác bỏ ý kiến của họ, tôn trọng từng lời nói họ đưa ra. Đừng luôn cho rằng mình đúng và đứng trên góc nhìn của mình để phán xét hành động của ai đó. Mỗi người một cuộc sống, ta sẽ khó mà hiểu được người khác đã trải qua những gì.
Vậy nên, làm người hãy rèn cho mình cách thấu hiểu và nhìn mọi thứ với con mắt bao dung, rộng mở. Có như vậy, ta mới có thể dễ dàng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, mâu thuẫn trong các mối quan hệ.
2. Dũng cảm đối mặt với mọi thứ
Có thể thấy, dũng cảm là đức tính thường thấy của những người làm nên việc lớn. Họ không ngại khó ngại khổ, luôn đặt ra các mục tiêu lớn lao để từng bước thực hiện chúng. Ước mơ của ta chỉ được hiện thực hoá khi ta bắt tay vào làm việc.
Không có điều gì trên đời này mang tính tuyệt đối. Sự khác biệt giữa người thành công và kẻ thất bại là niềm tin vào chính mình. Bởi càng tự tin vào năng lực của bản thân, ta càng có động lực làm nhiều chuyện lớn lao. Nếu luôn sợ thất bại, rủi ro, ta sẽ mãi mãi đứng ở vạch xuất phát, luôn bắt đầu mọi thứ từ con số 0.
Con đường đi đến đỉnh vinh quang không bao giờ trải đầy hoa hồng, sẽ có vấp ngã, sẽ có đau thương mất mát, nhưng mỗi nghịch cảnh xảy ra đều đem đến cho ta một bài học quý giá. Đừng từ bỏ mục tiêu của mình, hãy kiên trì theo đuổi nó đến cùng, ta sẽ càng trở nên vững bước trên con đường đến tương lai.
3. Khoan dung với mọi người
Liệu ta có thể luôn luôn yêu thương mọi người, kể cả những người đã từng gây ra lỗi lầm rất lớn với mình không? Câu trả lời phần lớn chắc chắn sẽ là không. Vậy nên, nếu không thể yêu thương, hãy học cách khoan dung. Sự khoan dung sẽ đem đến cho ta nhiều điều kỳ diệu không ngờ tới.
Khoan dung là sống bao dung, độ lượng với người khác, bỏ qua những sai sót, lỗi lầm của họ trong quá khứ. Chấp nhận những khiếm khuyết của đối phương và giúp họ cố gắng vươn lên. Khoan dung có nghĩa là đối xử với mọi người theo cách mà ta muốn được đối xử. “Hoà bình là mục đích, khoan dung là phương pháp”. Khoan dung không khó nếu ta trau dồi và rèn luyện nó như một môn học.
Hãy bắt đầu bằng việc cố gắng tha thứ cho một ai đó, loại bỏ sự chán ghét ra khỏi tâm trí và học cách chấp nhận họ. Khoan dung cho người khác cũng là đang khoan dung cho chính mình. Ta chấp nhận tha thứ cho người khác cũng đồng nghĩa với việc ta chấp nhận buông bỏ mọi hận thù ngày xưa, tâm cũng cảm thấy thoải mái hơn.
Kỳ thực, bao dung chính là cách trả thù mạnh mẽ nhất, nó khiến mọi sự công kích đều trở nên vô nghĩa. Nhìn nhận mọi thứ bằng đôi mắt vị tha, ta sẽ thấy cuộc đời thật đẹp và đáng sống.
4. Tôn trọng người khác
Tôn trọng người khác là tôn trọng chính mình. Khi dành sự tôn trọng cho người khác, họ cũng sẽ coi trọng và kính nể ta hơn.
Những người biết cách đối nhân xử thế thường nhận sự yêu thương ủng hộ từ người khác, luôn được giúp đỡ khi gặp khó khăn hoạn nạn. Chỉ có như vậy, ta mới có thể mở lối được con đường dẫn đến thành công.
Kết: 4 điều tôi chia sẻ ở trên là tư duy trí tuệ và khả năng nhận thức rất cao của một người thông minh. Vì vậy theo tôi, nếu muốn cuộc đời rộng mở, sự nghiệp thăng tiến, hãy rèn luyện chúng.
* Bài viết của Trương Di chia sẻ tại box DAN FC
Đời người là cuộc hành trình vượt qua thử thách, nếu bạn có những tâm đắc về cuộc sống , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.
Facebook - bình luận