Là một bộ phim chính luận, từng thước phim của Đấu Trí luôn phản ánh hiện thực cực kỳ chất lượng. Trước kia, tôi cứ nghĩ phim chính luận, điều tra phá án là một dòng phim khô khan chỉ toàn chiến lược, chỉ thị và những màn hỏi cung rất căng thẳng.
Nhưng Đấu Trí đã cho tôi thấy sự khác biệt, một góc nhìn mới lạ, toàn cảnh khi phim khéo léo lồng ghép những cảm xúc của những người dân phải “chôn chân” vì dịch bệnh và cảm giác lo lắng cho người thân mỗi lần bước chân ra đường.
>>>Xem thêm: Quỳnh Kool “xuống tóc” đóng Gara Hạnh Phúc - phim giờ vàng VTV3
Có lẽ từ khi dịch bệnh xảy ra, được nghỉ học ở nhà không còn là điều vui vẻ với các em học sinh nữa. Lâu lâu được nghỉ thì vui chứ cứ nghỉ dài đằng đẵng kiểu này xa thầy cô, bạn bè, trường lớp, việc học cũng trở lên khó khăn hơn rất nhiều.
Cứ nhìn bé Thư (Bé Quỳnh Chi) – cháu gái của đại úy Vũ (Thanh Sơn) là biết những đứa trẻ đáng thương như thế nào. Phải xa mẹ một thời gian dài làm đứa trẻ chẳng còn thiết tha gì mấy thứ quà bánh nữa, chỉ muốn về với mẹ thôi.
Nhìn bé Thư òa lên khóc mà tôi thấy thương vô cùng, nước mắt dường như là món vũ khí cuối cùng để Thư được thỏa ước mong về với mẹ, nhất quyết không ở thêm một ngày nào với bà nữa.
Ở chiều ngược lại, bà Hạnh cũng vừa mắng cháu một trận, nhưng tôi biết những lời đó không phải ghét bỏ mà xuất phát từ tình thương của một người bà, làm hết cách để cháu ở lại chứ bây giờ ra đường khả năng lây bệnh rất cao.
Xót cháu lắm chứ nhưng biết làm sao được, con trai đã mở lời xin không lẽ cố chấp cấm cản cháu gái về với mẹ phải không? Cho cháu đi nhưng người bà chẳng đành lòng chút nào, lúc bà Hạnh ra mở cổng cho hai cậu cháu Vũ đi, bà cứ phải cố gắng không khóc.
Những ngày trước chuyện cháu đến, cháu về thì bình thường như cân đường, hộp sữa, nhưng giờ việc này không khác nào bước ra “đánh trận” với Covid ở ngoài kia lành ít dữ nhiều.
Bà Hạnh ở bên ngoài nghiêm khắc, khó chịu và hờn dỗi như thế chứ trong lòng không khác gì lửa đốt. Bà định đi vào nhà nhưng vẫn cố quay lại để dăn dò cháu đủ điều, mong không xảy ra bất trắc gì cả. Còn bé Thư cũng cho tôi thấy hình ảnh của một cô bé dũng cảm, “thông mũi” đau đấy nhưng cháu sẽ không sợ đâu, miễn được về với mẹ là cháu chịu được hết.
Sự hồn nhiên của đứa trẻ lại càng người lớn cảm thấy xót xa, vì dịch bệnh mà phải sống trong “trạng thái bình thường mới” với cả tá thứ thủ tục rườm rà.
Có bao giờ những người thân trong cùng một thành phố lại xa cách nhau đến vậy, tôi nghĩ chuyện của bé Thư và bà Hạnh là một câu chuyện rất điển hình trong mùa dịch, như một vòng lẩn quẩn chẳng biết đường nào để ra.
Thư ở với bà thì nhớ mẹ, muốn về bên mẹ ngay lập tức, thế mà được mấy lúc đứa trẻ đó lại muốn sang thăm bà. Trẻ con cả thèm, chóng chán là vậy, nhưng nhìn cháu bù lu bù loa lên có ai mà nỡ giữ lại đúng không?
Thế mới biết dịch bệnh làm người ta khó khăn đủ đường, đâu chỉ có áp lực về kinh tế, miếng ăn, cả tá tiền sinh hoạt mà mỗi người còn thiếu đi tình thân, cái bầu không khí gia đình. Ở gần nhau nhưng cứ ngỡ cách xa nhau cả vạn dặm, chẳng thể chạy qua, chạy lại chăm sóc, vun vén cho nhau nữa.
Biên kịch còn khéo léo chọn gia đình của đại úy Vũ chứ không phải một người dân bình thường như ngụ ý dịch bệnh chẳng chừa một ai. Những chiến sĩ khi có dịch cũng phải thực hiện cho tròn nhiệm vụ còn khó khăn hơn rất nhiều.
>>>Xem thêm: Đấu Trí: Đại tá Trần Giang hỏi câu nào là Tuấn “nháy” cứng họng câu đó
Liệu “boss cuối” đưng sau tất cả các thương vụ làm ăn lớn nhỏ sẽ là ai và đến bao giờ thì những người dân mới có một cuộc sống bình thường yên ổn? Mọi người hãy đón xem những tập tiếp theo của Đấu Trí để không bỏ lỡ những diễn biến hấp dẫn sắp diễn ra nha.
* Bài viết của Andromeda chia sẻ tại box Phim Việt Nam
Nếu bạn yêu thích phim truyền hình Việt và nhất là những bộ phim siêu hot của VFC , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.
Bạn cần tìm thông tin dữ liệu và đọc review về phim Đấu Trí? Hãy truy cập vào DAN Wiki để có tất tần tật những nội dung bạn cần đấy: bấm vào đây
Facebook - bình luận