Bên cạnh câu hỏi Money Heist (Phi Vụ Triệu Đô) bản Hàn có xuất sắc hay không thì nhiều người cũng băn khoăn rằng bản Hàn có những điểm gì khác so với bản Tây Ban Nha. Tò mò xem về sức hút của bản Tây Ban Nha và hiệu ứng rầm rộ từ bản remake, tôi đã nhìn được một số điểm khác nhau giữa hai bản, dù có sửa lại đôi chút nhưng nhìn chung mỗi phiên bản đều có cái hay riêng.
>> Xem thêm: Money Heist bản Hàn được quốc tế đón nhận lại bị Knet chê đủ điều
Bối cảnh vụ cướp
Lấy bối cảnh một tương lai viễn tưởng khi Hàn Quốc - Triều Tiên thống nhất và có đồng tiền chung, vụ cướp diễn ra tại một xưởng in tiền nằm giữa 2 miền. Nhóm cướp, con tin, đơn vị đặc nhiệm đều thuộc cả hai phe Hàn Quốc - Triều Tiên. Mối quan hệ giữa Triều Tiên và Hàn Quốc từ trước đến này vẫn luôn một chín một mười mà cả thế giới ai cũng biết, không những thế, những khác biệt về tư tưởng, văn hóa cách suy nghĩ cũng cực kỳ khác nhau. Đó là yếu tố mà biên kịch bản Hàn muốn nhấn mạnh vào.
Mục tiêu vụ cướp
Là 1 vụ trộm cướp tiền nhưng trong phim ít người quan tâm đến tiền. Không chỉ Giáo sư (Yoo Ji Tae), Berlin (Park Hae Soo) mà cả Tokyo (Jeon Jong Seo) cũng được “buff” thành người giác ngộ cách mạng từ sớm. Việc phim mang câu chuyện cách mạng ra nói ngay từ phút đầu khiến tôi đặc biệt không thích. Nó làm mất vẻ đẹp của dòng phim trộm cướp. Tôi nghĩ ai xem bản gốc rồi thì chắc chắn không qua nổi cái bóng của bản gốc. Có lẽ vì chủ yếu bộ này theo văn hóa phương Tây kiểu hoang dã nên bản Hàn đã thay đổi mục tiêu của vụ cướp để ý nghĩa và nhân văn hơn nhưng đã vô tình làm mất đi cái “chất” của một vụ cướp thế kỷ.
Hơn nữa, bản gốc thì phía người xấu cướp xưởng in tiền Euro, đồng tiền chung sử dụng ở gần 20 nước, dễ tẩu tán khi trốn sang nước ngoài. Bản Hàn cướp chính đồng Won Korea dùng chung 2 miền, rất dễ bị lần ra. Số tiền lớn như thế mang ra lưu hành tôi nghĩ kiểu gì cũng bị phát hiện, kể cả đem đi rửa nên bản Hàn khó có thể mà logic được.
Vai trò của con gái đại sứ
Nhóm cướp đã tính toán rất kỹ để cướp xưởng in vào lúc có đoàn học sinh đi tham quan, trong đó có con gái của ngài đại sứ. Họ giữ được một con tin quan trọng, có khả năng ảnh hưởng đến chính trị quốc gia khiến bên phía lực lượng chức năng không dám ập vào trấn áp. Họ còn từng cố thỏa thuận để cứu cô này ra trước, sau đó bị đám kẻ xấu tung hê lên mạng khiến dân tình ném đá quá trời.
Bản Hàn đã cố gắng giảm bớt ảnh hưởng của nhân vật này, thậm chí Woo Jin (Kim Yun Jin) còn chấp nhận cứu các học sinh khác ra trước còn Anne (Lee Si Woo) thì ở lại. Tôi đoán do họ không muốn nước mình bị mang tiếng dựa hơi, sợ hãi đồng minh nước ngoài.
Mối tình giữa giáo sư và cô gái phe chính nghĩa
Đây là chi tiết mà tôi đánh giá là được cải biên khá tốt so với bản gốc. Ở bản Hàn, Giáo sư đã tiếp cận và tán tỉnh cô thanh tra từ 2 tháng trước khi vụ cướp diễn ra, khiến cô tin anh gần như tuyệt đối. Còn trong bản gốc thì hai người gặp nhau ở quán rượu sau đó Giáo sư mới tán Lisbon. Việc 1 nữ thanh tra lão luyện, từng có 1 đời chồng lại dễ dàng yêu và tin tưởng người lạ như thế không phù hợp với văn hóa Á Đông chút nào.
Lực lượng chức năng không công khai danh tính kẻ xấu
Trong bản gốc, khi bên phía “cớm” phát hiện danh tính một số thành viên của băng cướp, họ ngay lập tức công khai người đó trên truyền hình. Điều này khiến bọn người xấu có phần sợ hãi, lo lắng mình sẽ không thể an toàn trốn thoát. Berlin vì bị công khai danh tính trước đó nên mới không đeo mặt nạ khi đối diện với họ.
Nhưng “cớm” Hàn Quốc không hề công khai danh tính bọn người xấu mà Berlin tự mình công khai danh tính trên truyền hình. Có thể “cớm” Hàn Quốc cẩn trọng hơn “cớm” Tây Ban Nha chăng?
Tính cách của Tokyo và các nhân vật khác trong phim
Tokyo bản gốc có một cái đầu cũng “nóng” không kém. Kiểu người phóng khoáng, dốt nhưng có máu liều. Tokyo bị ghét nhiều nhưng cũng được yêu nhiều, vì cô là biến số không thể dự đoán của phim.
Nhưng Tokyo bản Hàn tương đối lý trí và thông minh. Một trong những chi tiết kinh điển của Money Heist bản Tây Ban Nha là phe chính nghĩa bất ngờ cho Rio (Lee Hyun Woo) “ăn kẹo đồng” ở cuối tập 1. Tokyo đã quá sửng sốt và đau lòng mà đáp trả lại bên đó, quên mất lời dặn của giáo sư. Nhưng tình tiết này bản Hàn lại chẳng phải là Tokyo mà chính là “nguyên team đi vào hết”, còn Tokyo thì tỉnh tảo nhắc nhở đồng mình ngừng hành động. Việc Tokyo trở nên thông minh hơn giúp cô đỡ gây ức chế và bóp team. Nhưng đây dĩ nhiên không phải Tokyo mà tôi biết ở bản gốc.
Nhân vật Denver (Kim Ji Hoon) có mối tình đẹp thì nhân vật cũng rất đẹp, cục trưởng Cho thì mặt trông hèn ngay từ đầu chưa cần xem phim nhưng không gây ức chế bằng bản gốc, Berlin thì ra nét ác chứ chưa ra được nét “psychopath” và hoang dại của bản gốc
Để mà nói ra hết những điểm khác nhau chắc còn phải dài nữa, nhìn chung bản remake của Hàn là khá ổn và thích hợp với văn hóa của người Châu Á. Tại sao lại không thử xem và tự đánh giá xem có cùng ý kiến với tôi không nha?
>> Xem thêm: Giáo sư của hai phiên bản Money Heist: Kẻ tám lạng người nửa tấn
* Bài viết của Chloe Nguyen chia sẻ tại box Phim Hàn Quốc
Nếu cũng quan tâm đến Money Heist và điện ảnh Hàn Quốc , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.
Bạn cần tìm thông tin dữ liệu và đọc review về phim Money Heist? Hãy truy cập vào DAN Wiki để có tất tần tật những nội dung bạn cần đấy: bấm vào đây
Facebook - bình luận