Phim truyền hình nào cũng khó tránh khỏi những lời góp ý từ phía khán giả. Và Gia Đình Mình Vui Bất Thình Lình cũng vậy, dù nhận được nhiều đánh giá cao nhưng tôi thấy phim vẫn còn nhiều điểm trừ đáng tiếc. Chẳng hạn như chuyện phim có quá nhiều tình tiết gây cười đến nỗi không cần thiết và không giúp ích gì để phát triển mạch phim. Tôi cho rằng yếu tố hài hước là nên có nhưng quá nhiều thì lại không nên.
>> Xem thêm: Gia Đình Mình Vui Bất Thình Lình: Nhìn ba nàng dâu đoàn kết mà ấm lòng
Gia Đình Mình Vui Bất Thình Lình cận cảnh cuộc sống gia đình ông Toại (NSƯT Bùi Bài Bình) - bà Cúc (NSND Lan Hương) cùng 3 cậu con trai và 3 cô con dâu. Bốn gia đình nhỏ sống với nhau dưới một mái nhà hiếm khi bình yên, không chỉ bởi mâu thuẫn giữa các thế hệ, mà do những vấn đề rất riêng của mỗi gia đình.
Với kịch bản mới mẻ, đi ngược góc nhìn về gia đình, nơi mà con dâu không còn là “nạn nhân”, mẹ chồng không còn là “phản diện” và những người đàn ông “không vô tội”. Những khái niệm về công - dung - ngôn - hạnh cũng khác so với trước đây.
Từ những tập đầu phát sóng, bộ phim liên tục ăn điểm bởi nội dung và kịch bản hài hước. Kèm theo đó là diễn xuất ăn ý của cả những diễn viên gạo cội và diễn viên trẻ. Bên cạnh đó, còn nhiều tình tiết “bắt trend” khiến cho phim tiến gần hơn rất nhiều đến khán giả.
Tuy nhiên, sau gần nửa chặng đường thì số đông khán giả đã “bớt vui” vì những tình tiết lên gân, gây cười nhiều quá thành kém duyên. Những yếu tố trẻ trung, gây hài nếu lạm dụng sẽ dễ biến thành điểm trừ đáng tiếc.
Đầu tiên có thể nhắc đến là những phân đoạn trong tập 7, có thể nói gần như toàn bộ thời lượng tập 7 chỉ xoay quanh trận đấu bóng đá của gia đình ông Toại và đối thủ truyền kiếp là bố con là hàng xóm.
“Spotlight” của tập phim đó chính là nhờ sự xuất hiện cameo của Nhâm Mạnh Dũng, tuy nhiên thực chất mà nói thì nội dung tập 7 chẳng đóng góp gì vào mạch phim. Nói đơn giản rằng nếu không xem tập 7, tôi vẫn thể hiểu được tập tiếp theo. Bởi vậy nên mới nói, lạm dụng quá nhiều yếu tố gây hài.
Sang tập 11, gần 40 phút phim là cuộc ẩu đả của mẹ chồng và ba nàng dâu với đám trẻ choai choai ngoài phố. Tôi thừa nhận rằng cảnh quay này thú vị và cũng phần nào giúp tình mẹ con gắn kết, tuy nhiên việc dùng tay chân với những bạn trẻ thì vô lý quá, người lớn mà không biết cách xử sự như thế nào.
Kèm theo đó, những lần cãi nhau của Hà (Lan Phương) và Trâm Anh (Khả Ngân) cũng nhận không ít tranh cãi vì tần suất cãi nhau của họ quá nhiều. Đụng gì cũng cãi, thậm chí nhân vật Hà còn khiến cho khán giả “quay xe” vì tính tình trẻ con, chấp nhặt.
Nếu hài không thì không có gì đáng trách nhưng phim đang xây dựng hình ảnh gia đình nên việc lạm dụng những miếng hài lên gân sẽ khiến cho việc truyền đạt đến khán giả khó khăn hơn.
Ngoài ra, phim vẫn còn đi theo lối mòn xây dựng hình ảnh người phụ nữ cam chịu, hiền lành và nhạt nhòa. Đó là nhân vật Phương (NSƯT Kiều Anh) luôn bị chồng thờ ơ. Và những tình huống như thế này trong những phim Việt thường thấy thì sẽ xuất hiện người thứ ba.
Và thật vậy, “bé ba” đã xuất hiện, luôn cố gắng tiếp cận Công dù cho anh đã có gia đình. Điều này thì không nằm ngoài sự dự đoán của khán giả, bởi vậy nên phim thiếu đi sự bứt phá, quá đi theo lối mòn.
Với tần suất 2 tập một tuần, đã thế lại không phát triển được mạch phim. Tôi lo ngại tương lai của Gia Đình Mình Vui Bất Thình Lình, không biết sẽ giữ chân được nhiều khán giả đến tập cuối hay không đây. Cùng tôi đón xem những diễn biến tiếp theo của phim trên VTV3 nha!
>> Xem thêm: Muôn kiểu bố chồng ở phim Việt: NSND Quốc Trị trở thành nỗi ám ảnh
* Bài viết của Chloe Nguyen chia sẻ tại box Phim Việt Nam
Nếu cũng quan tâm đến Gia Đình Mình Vui Bất Thình Lình , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.
Bạn cần tìm thông tin dữ liệu và đọc review về phim Gia Đình Mình Vui Bất Thình Lình? Hãy truy cập vào DAN Wiki để có tất tần tật những nội dung bạn cần đấy: bấm vào đây
Facebook - bình luận