x

Đăng nhập

Comming soon...

Video Phim

Khác

Học người xưa biết cách giữ hòa khí, phúc lành tự nhiên tìm đến

Tiêu Dao 23:45 - 02/07/2022

Người có tâm càng bình tĩnh càng thu hút được nguồn năng lượng tích cực về phía mình. Theo tôi thấy, luôn nhắc nhở mình biết giữ hoà khí với các mối quan hệ xung quanh chính là một cách để thu phục lòng người. 

Cách thu phục lòng người của cổ nhân, chính biết sống nhu thuận, giữ gìn hòa khi với những người xung quanh

Tại sao người xưa luôn răn dạy giữ hoà khí? 

Từ xa xưa, đạo làm người, cách đối nhân xử thế luôn là một trong những bài học được nhắc đến nhiều nhất. Trong đó, “hoà” chính là giá trị bài học quan trọng. Ví dụ như, gia đình có hoà khí thì khó xảy ra mâu thuẫn, chia lìa. Không còn tranh chấp thì càng thêm hạnh phúc, hưng thịnh. 

Chữ “hoà” trong đạo làm người được người xưa rất chú trọng, họ cho rằng đây là một trong những cảnh giới cao nhất mà con người theo đuổi, chính là đạo lý sống trong các mối quan hệ giữa người và người. Dùng thái độ cởi mở, ôn hoà, thân thiện đối đãi với mọi người xung quanh có thể cải thiện tình cảm, đồng thời hoá giải được những hiểu lầm, mâu thuẫn. 

Giữ gìn hòa khí chính là dùng thái độ ôn hòa để đối nhân xử thế

Khó có thể phủ nhận rằng cuộc sống luôn xuất hiện những vấn đề không như ý, ở gia đình, công ty, xã hội. Khi đối mặt với những hiểu lầm, tranh cãi, thường chúng ta sẽ nổi giận và nóng nảy hơn. Tuy nhiên, hãy tự dặn lòng mình bình tĩnh, tránh để mọi chuyện phát triển theo hướng tồi tệ hơn. Nếu chỉ biết buông những lời lẽ nặng nề, xúc phạm đối phương để cho bản thân thoả cơn giận lúc đó thì tình cảm khó mà giữ được.

Ai cũng sẽ phạm sai lầm, vì thế hãy lấy tấm lòng bao dung để mà tha thứ cho lỗi lầm của người khác. Có như vậy mới được nể phục, yêu mến. Chính vì vậy mà Mạnh Tử đã từng nói: “Thiên thời không bằng địa lợi, địa lợi không bằng nhân hoà”. Tấm lòng bao dung, tinh thần đoàn kết, hiệp lực với nhau chính là hoà khí. 

Ai cũng sẽ đôi lần phạm sai lầm, nếu có thể thì hãy học cách bao dung và tha thứ

Biết giữ hòa khí, sống nhu thuận là người có tu dưỡng 

Con người ta sống không chỉ có một mình mà nên nương tựa, bảo bọc nhau mà sống. Phàm là chuyện gì cũng nên lấy hoà khí, hài hoà làm mục đích cao nhất. Tuy nhiên đạo lý tưởng chừng giản đơn này cũng không phải ai cũng có thể làm được. 

Để giữ hoà khí với người khác, bản thân ta trước hết phải hiểu chính mình thì mới có thể bao dung với sai phạm của người ngoài. Không ai mà trong lòng đầy oán than lại đối xử tử tế với người khác được, nên buông bỏ những điều tăm tối, luôn nhớ rằng khoan dung với mình cũng chính là khoan dung với mọi người.

Duy trì những mối quan hệ tốt đẹp bằng sự bình tĩnh và giữ gìn hòa khí trong bất kỳ trường hợp nào

Sống hòa đồng tưởng chừng chỉ là hình thức bên ngoài, nhưng kỳ thực nó là một sự tu dưỡng lâu ngày từ bên trong. Chúng ta phải học cách hiểu người khác bằng việc thấu hiểu chính mình. Trong cuộc đời này không có ai hoàn hảo, nếu có cư xử dại dột, hành động vô lý, thì cũng bởi chúng ta luôn là những cá nhân có giới hạn về tri thức và sự hiểu biết mà thôi.

Người hoà khí, sống rất chân thành và nhiệt tình chứ không giả tạo hay hời hợt. Họ đều muốn xây dựng mối quan hệ hợp tác hài hoà lâu dài, giúp cho xã hội hoà thuận, sự nghiệp phát triển chứ không phải vì lợi dụng người khác để đánh bóng tên tuổi của mình.

Hãy giữ hòa khí bởi đối xử tốt với người cũng chính là khoan dung cho mình

Làm thế nào để giữ hoà khí? 

- Học hỏi từ mọi người: Bởi cuộc đời là một "cuộc chơi" lớn, hãy làm bạn đồng hành với người có trí tuệ. Những ai có phong độ, khí chất đó là những người có một tâm hồn đẹp. Họ không chỉ răn mình biết giữ hoà khí với mọi người xung quanh, họ còn biết kiểm soát, điều chỉnh cảm xúc của bản thân để không bị nóng giận hay bực tức thái quá, họ tự biết đưa trạng thái về sự điềm tĩnh, nhẹ nhàng và ôn hoà với những người xung quanh. 

- Xây dựng nguyên tắc cho bản thân: Kiểm soát được cảm xúc nông nổi, nóng giận của bản thân trong những hoàn cảnh khó mới thật là người có bản lĩnh. Bất đồng ý kiến với người khác là chuyện vô cùng bình thường. Tuy nhiên hãy biết đặt ra kỷ luật cho mình, để có thể điều chỉnh kịp thời những cảm xúc tiêu cực. Nếu không thể điều chỉnh cảm xúc của chính bản thân mình thì sao có thể chuyển hướng cơn giận của người khác. 

Học hỏi từ người khác khiến tâm hồn rộng mở, giữ gìn được hòa khí giữa nơi làm việc và ngoài xã hội

Kết: Tôi nghĩ rằng, nhường nhịn có thể làm chúng ta uỷ khuất thời điểm trước mắt, tuy nhiên về lâu dài lợi ích nhận được sẽ đáng giá hơn nhiều. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ học được cách gìn giữ hòa khí của người xưa, từ đó phúc khí sẽ tìm đến với cuộc đời của mỗi người.

* Bài viết của Tiêu Dao chia sẻ tại box Cafe Danner

Đời người là cuộc hành trình vượt qua thử thách, nếu bạn có những tâm đắc về cuộc sống , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Kính RayBan và làn sóng văn hóa Mỹ

Chúng ta hãy nhìn lại lịch sử và văn hóa đại chúng Hoa Kỳ qua lăng kính của những thương hiệu kính mắt cổ điển và lâu đời nhất, kính RayBan.

Patrick Eyewear và vị thế đối tác chính thức của Ray-Ban Vietnam

Hành trình trở thành đối tác của Ray-Ban, và những dấu ấn lớn từ nhà bán lẻ mắt kính hàng hiệu Patrick Eyewear đã giúp họ khẳng định vị thế.

Hướng dẫn sử dụng "thiền định" giảm căng thẳng lo âu một cách hiệu quả

Thiền định không chỉ là hoạt động giảm lo âu căng thẳng một cách hiệu quả mà nó còn mang lại vô số lợi ích đối với sức khỏe như cải thiện tim mạch và giấc ngủ.

5 lời khuyên thực tế để trở nên tích cực hơn

Chúng ta sống mỗi ngày của mình với vô số những cảm xúc và khó có thể tránh được cảm giác lo âu, căng thẳng. Hãy cho phép bản thân tạm dừng và thư giãn.

10 "thực hành hạnh phúc" từ khắp nơi trên thế giới

Thế giới ngày càng trở nên bận rộn và "tốc độ" hơn khiến chúng ta quên đi những hạnh phúc nhỏ hằng ngày. Những thực hành từ các quốc gia có thể sẽ giúp ta đấy.

Giữ cho tâm trí luôn đúng: 5 mẹo gỡ rối tư duy "không thể"

Chúng ta thường có tâm lý tôi không thể làm bất cứ điều gì ra hồn cho một nhóm. Và điều quan trọng để gỡ rối chính là tự hỏi bản thân mình sẽ đóng góp được gì.