x

Đăng nhập

Comming soon...

Review phim

Âu Mỹ

Justice League - Zack Snyder cut: Siêu phẩm hay "bình mới rượu cũ"?

Kay Supertramps 20:30 - 26/03/2021

Phiên bản lần này được chờ đón từ lâu, do trong quá trình làm bộ phim, Zack Snyder đã phải rời bỏ và nhường chỗ cho Joss Whedon ở những khâu cuối cùng trước khi hoàn thành và công chiếu trên toàn thế giới vào tháng 11/2017.

Sau gần 2 năm chờ đợi một bản phim hoàn chỉnh từ cuối 2019 đến nay, phiên bản Zack Snyder cut đã đến được với khán giả đại chúng.

Phiên bản lần này có độ dài theo nhà sản xuất cung cấp là 4 tiếng 2 phút, dài hơn rất nhiều so với bản cũ, cũng chính vì thế, nó đã cho người xem thêm được nhiều thông tin nền hơn về các nhân vật trong bộ phim. Có nhiều bạn sẽ thắc mắc là tại sao lại phải làm dài như vậy? 

Mình nghĩ điều này là nhằm mục đích giới thiệu gọn ghẽ về từng nhân vật mấu chốt trong Justice League để khán giả mới có thể hiểu, chứ phim không làm chỉ để mình fan của DC Comic xem. Nhưng do bộ phim được quay trước khi có Aquaman 2018, nên có thể một số bạn sẽ thấy gần như không đồng nhất với bản này dù cùng chung vũ trụ DCEU (DC Extended Universe). Tuy nhiên, lý do một phần là do các phim này không cùng đạo diễn, mặt khác là nhà sản xuất cũng muốn có một hướng đi mới cho DCEU nên việc không tương đồng cũng là điều dễ hiểu. 

Điểm khen

Có thể nói, trong phiên bản này, Zack Snyder đã vô cùng tập trung vào tạo hình nhân vật. Những tạo hình nhân vật rất rất ngầu và khác biệt hoàn toàn so với phiên bản 2017 trước đó. Việc sắp xếp lại các yếu tố về mạch truyện cũng làm cho bộ phim trở nên dễ hiểu và các nhân vật đều có đất diễn riêng của mình.

1. Một kịch bản trọn vẹn

Trong phiên bản 2017, chúng ta có hình tượng một Batman yếu đuối, chỉ trực chờ việc hồi sinh Superman để có thể chống lại Steppenwolf và quân đoàn của Darkseid, thì ở phiên bản 2021 lần này, chúng ta có một Batman ngầu hơn, dù vẫn yếu đi nhiều so với nguyên mẫu, nhưng thể hiện được mình là đầu tàu của Justice League. Hay màn trình diễn của Flash và Cyborg ở cuối phim cũng là những màn trình diễn mãn nhãn.

Thật sự cảm giác sau khi trải qua 4 giờ xem phim, so với bản 2017, thì bản 2021 này cho một cảm giác khá đầy đủ và kịch tính hơn. Rõ ràng về tiểu sử của từng nhân vật, và không bị cảm giác “Superman và 4 quả tạ” như bản 2017. Các nhân vật được xây dựng kỹ, kỹ đến mức bạn có thể không cần xem các phim riêng để có thể hiểu được nhân vật đó là ai, và tầm quan trọng là như thế nào.

2. Chăm chút về mặt hình ảnh

Việc sử dụng khung hình 3:4, với nhiều người thì có thể đây là sự khó chịu vì đã từ rất lâu rồi, họ đã quá quen với các khuôn hình dài cỡ 16:9 đến 23:9. Nhưng việc sử dụng khung hình 3:4 này cho chúng ta một cảm giác nó hàn lâm, gò bó nhưng cũng đồng thời tạo sự chú ý hơn cho những thứ đang diễn ra trong khung hình, vì chúng ta không bị phân tâm bởi sự quá rộng của những khung hình ngang. 

Chính vì điều đó làm cho các tình tiết trở nên thu hút và tập trung hơn, và các cảnh xuất hiện của các nhân vật cũng trở nên hùng vĩ hơn. Màu sắc cũng là điều đáng chú ý trong phim này, một sự đen tối bao trùm từ những phân cảnh đầu tiên đến tận cuối cùng, không một màu sắc tươi sáng nào xuất hiện, điều đó làm tăng lên rất nhiều cảm xúc về sự đen tối mà phim mang tới, và hiển nhiên nó được dán nhãn “R” (tức vô cùng bạo lực và đẫm máu).

Một đặc điểm mà khi nghe cái tên Zack Snyder thì giới điện ảnh lại nhắc tới, đó là slow motion (tạm dịch: làm chậm). Việc sử dụng slow motion nhằm mục đích tăng độ cao trào của tình tiết cũng như sự tăng cảm xúc của người xem. Vì mỗi khi một phân đoạn slow motion xuất hiện, chúng ta sẽ tập trung và có cảm xúc cao hơn nhiều so với một phân đoạn với tốc độ bình thường, và Jack đã thể hiện rất tốt việc sử dụng slow motion vào các phân đoạn hành động của mình để tăng sự hoành tráng của nó.

Trên đây là những điểm mình có thể khen được của bộ phim, có thể nói, phiên bản lần này làm tốt hơn rất nhiều so với phiên bản 2017. Nhưng đã có khen thì phải có chê đúng không? Dưới đây là những thứ mình không thích cũng như cảm thấy khó chịu khi xem phiên bản lần này.

Điểm chưa tốt

1. Slow motion

Đúng, mình vừa khen việc sử dụng slow motion của Zack, nhưng đây cũng là điểm làm mình khó chịu nhất khi xem phiên bản lần này. Mình chỉ có thể thốt ra một câu: “Sao LẠM DỤNG nó dữ vậy?”. Việc sử dụng quá nhiều slow motion làm mình không phân biệt được liệu rằng mình đang xem một bộ phim truyền hình dài tập của Ấn Độ, hay là đang coi một bộ phim điện ảnh của Hollywood. 

Quá nhiều phân đoạn làm chậm, lại thừa thãi trong xuyên suốt bộ phim, cực kỳ nhiều. Nó làm cho mạch phim bị lê thê ra rất nhiều lần. Trong một phân đoạn ngắn của một bộ phim khi giới thiệu nhân vật, bạn có thể thấy được vài đoạn nhỏ slow motion, và những đoạn như vậy thật sự không cần thiết, vì nó không nhằm mục đích tôn vinh câu chuyện lên, và cũng không đáp ứng được gì cho mạch chính ngoài việc khiến cho phân đoạn đó bị kéo dài một cách lê thê. Và bạn hãy tưởng tượng chuyện như vậy xảy ra xuyên suốt bộ phim. 

>> Bạn muốn xem: Sao bị bạc đãi ở Hollywood: Aquaman sôi máu tố Warner Bros., Lee Byung Hun bị phân biệt đối xử

2. Thay đổi góc máy liên tục một cách không cần thiết cho một cảnh

Đây là việc thứ hai mình bị khó chịu, nhưng một cách nhẹ nhàng hơn việc sử dụng slow motion bên trên. Chuyển quá nhiều cảnh cho một cảnh là không cần thiết. Và nó xảy ra từ ngay đầu phim, khi Batman đi tìm Aquaman, cảnh anh ta vượt núi tuyết để có thể đến được ngôi làng mà Aquaman đang sinh sống, thay 4 lần góc máy, và chỉ để chạy tên của các bên sản xuất, mình thấy thật sự không cần thiết, nó bị dư và kéo mình ra khỏi mạch cảm xúc ban đầu, vì bạn đã có hẳn hơn 20 phút cuối để chạy nguyên một credit dài ngoằng phía sau. Và điều này cũng bị lặp đi lặp lại, như cái sự lặp lại slow motion không cần thiết phía trên. Thực sự trải nghiệm 4 tiếng đồng hồ như vậy rất khó chịu.

3. Sự dư thừa về những phân đoạn và tiết tấu chậm đến mức khó chịu

Mọi người thường nói khi xem phim truyền hình bạn có thể vừa làm việc nhà và xem phim cùng lúc, mà vẫn hiểu được nội dung đang nói gì, thì đây chính là cảm giác khi xem phần phim này, nó thật sự thừa tình tiết rất nhiều. Mình biết là mục đích của nó là dẫn dắt sao cho liên kết các nội dung và cũng để xây dựng cho những phần phim tiếp theo, nhưng có những phân đoạn còn thật sự không cần thiết phải có để làm điều đó. 

Thế giới có một thể loại phong cách làm phim, đó là “Slow Cinema”, nhưng đây không phải là một bộ phim thuộc thể loại trên, nó không chậm, mà thực chất bị cố kéo ra cho thật chậm. Với phong cách slow-cinema, một phân đoạn là một cảm giác, nó cho ta một xúc cảm với câu chuyện. Giống như những bộ phim của Trần Anh Hùng, thay vì việc chỉ phát một đoạn của bài hát, thì ông sẽ cho mở bài hát từ khi bắt đầu đến khi kết thúc, và nó phục vụ cho việc tạo cảm xúc riêng cho phân đoạn đó. 

Còn trong bản phim này, Zack Snyder sử dụng việc kéo dài tình tiết, nhưng không phải để tạo cảm xúc cho phân đoạn, mà chỉ để đưa hết những thứ ông quay được vào bộ phim, cảm giác như không có một tinh chỉnh để bộ phim hay hơn, chỉ thấy thừa. 

Những tình tiết như vậy bị nhồi vào phim khoảng 2 đến 3 lần, thật sự thì nó không cần thiết lắm và còn làm cho mạch của bộ phim bị kéo dài một cách lê thê không đáng có. Song, việc kết hợp với cái sự lạm dụng slow motion của Zack, khiến cho cả bộ phim bị kéo dài thường thượt, nhiều phân đoạn còn quay chi tiết biểu cảm của từng nhân vật, điều này làm cho mình cảm tưởng như đang xem bộ phim Cô Dâu Tám Tuổi chứ không phải một bộ phim của DCEU.

Khi ta loại bỏ tất cả sự slow motion, những phân đoạn thừa và sự chuyển cảnh liên tục, mình có thể ước lượng được phim sẽ cô đọng trong khoảng từ 2 tiếng 30 phút đến 3 tiếng, một khoảng thời gian mình cảm thấy vừa đủ cho phiên bản lần này, và vẫn đủ nội dung cho phim.

>> Xem thêm: Justice League, phiên bản The Avengers 2.0 bất thành của DC

Tổng kết

Suy cho cùng, phiên bản Snyder cut này đã có những thứ mà phiên bản trước không có, vừa tốt và vừa không tốt. Nhưng tựu chung, nó vẫn là một bộ phim đáng xem nếu bạn không phải là một người quá khắt khe với điện ảnh. 

Tái bút: Mình khá thích phân đoạn nằm mơ của Batman lúc cuối phim, và vai Joker của Leto mình cảm thấy khá là tạo điểm sáng cho bộ phim này. Mình cảm nhận được sự khùng điên của Joker, chính là thứ tạo nên tên tuổi của hắn, một sự độc ác không quy củ, một sự điên loạn chỉ để phục vụ cho một mục đích duy nhất, cân bằng giữa cán cân thiện và ác, nhưng khi cái thiện bị sụp đổ, hắn cũng sẽ trở thành kẻ tiêu diệt cái ác, để có thể cân bằng được cán cân đó.

*Justice League - Zack Snyder cut có đáng xem?

- Cái giấc mơ của Batman nó dark quá… hóng chờ phần 2 phết.

- Nói chung, xét lại tổng thể thì đây là 1 bản nâng cấp hoàn hảo của Justice League 2017. Nhưng nó lại chứng minh rằng hướng đi của DC vẫn có 1 vấn đề nghiêm trọng. Hãy tưởng tượng việc bạn ra rạp xem 1 bộ phim 4 tiếng thì nó sẽ như thế nào? Trải nghiệm có ổn định hay không? 

- Là 1 bộ phim hoàn toàn mới so với bom xịt cùng tên vài năm trước. Hình ảnh, âm thanh và phần hậu kỳ là điểm nổi bật, chi tiết hơn, sống động hơn và có nhiều wow factor như đem những trang truyện lên màn ảnh.

*Bài viết do độc giả gửi về DienAnh.Net.

Đừng quên cập nhật những thông tin mới nhất về phim ảnh tại DienAnh.Net nhé!

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Trẻ trâu không đùa được đâu: Đậm chất rock, tình cảm “gà bông”

Nga Cao

Nga Cao

Trẻ trâu không đùa được đâu là bộ phim Thái Lan xây dựng câu chuyện về thiếu nhi và thanh thiếu niên. Tác phẩm có nhiều điểm đáng nhớ dù tồn tại thiếu sót.

Paris Has Fallen: Bộ phim hành động cực đã, cuốn hút từng tập trên K+

Hải Lệ

Hải Lệ

Lấy bối cảnh Paris, các tập phim Paris Has Fallen trên K+ xoay quanh âm mưu của một kẻ khủng bố cực đoan với kế hoạch đe dọa an ninh quốc gia và chính phủ Pháp.

Công tử Bạc Liêu gần gũi với thế hệ gen Z như thế nào?

Nga Cao

Nga Cao

Phim điện ảnh Công tử Bạc Liêu - Tác phẩm mới của Song Luân hứa hẹn thu hút đối tượng khán giả gen Z vì khắc họa tính cách nam chính Ba Hơn trẻ trung, gần gũi.

Làm Giàu Với Ma: Phim kinh dị còn nhiều thiếu sót của Hoài Linh

Nga Cao

Nga Cao

“Làm giàu với ma" - phim có Tuấn Trần, NSƯT Hoài Linh đóng chính kết hợp phong cách tình cảm - gia đình với kinh dị.

Quỷ Ăn Tạng (Tee Yod): Vẫn giữ được sự rùng rợn của nguyên tác

Nga Cao

Nga Cao

Quỷ Ăn Tạng xứng danh là bộ phim kinh dị "nặng đô" đạt doanh thu cao nhất tại "Xứ Chùa Vàng", phim vẫn giữ được những điều cốt lõi của câu chuyện nguyên tác.

Quỷ Cẩu: Truyền tải được nhiều thông điệp nhưng làm kỹ xảo chưa tốt

Lindo

Lindo

Quỷ Cẩu có nội dung chỉn chu, quy tụ dàn diễn viên thực lực của cả hai miền Nam - Bắc nhưng phần hiệu ưng, kỹ xảo của phim được làm chưa thực sự tốt.