x

Đăng nhập

Comming soon...

Review phim

Âu Mỹ

Love And Thunder: Siêu giải trí, cặp đào của Thor là điểm nhấn

Bánh Đúc 06:50 - 08/07/2022

Nếu bạn đang mong chờ một tác phẩm MCU đột phá với những gì hài hước, vui tươi, thì Thor: Love and Thunder là bộ phim đầu tiên làm được điều đó. Tuy nhiên, so với những tác phẩm ở giai đoạn trước, tính đến thời điểm này, cả Doctor Strange 2Thor: Love and Thunder chưa thật sự như những gì mình kỳ vọng.

Với Thor: Love and Thunder, bộ phim chỉ dừng lại ở mức gây cười, tính giải trí cao và giải quyết gọn ghẽ những vấn đề đặt ra đầu phim.

Trước khi đi vào đánh giá tổng quan về Thor: Love and Thunder, mình sơ lược “sương sương” vài nội dung quan trọng. Lấy bối cảnh sau sự kiện Avengers: Endgame, Thor lúc này đang tìm kiếm sự yên bình trong cuộc hành trình phiêu lưu với đội Vệ binh dải Ngân Hà. 

Tuy nhiên mọi thứ lại bị gián đoạn bởi Gorr, một đồ tể chuyên nhắm vào các vị thần mà loại trừ. Để “nhổ cái gai” này, anh cùng Korg và King Valkyrie, hiện đang là vị vua của New Asgard, hợp sức chống lại hắn. Bất ngờ hơn khi người tình cũ, Jane Foster, cũng tham gia trận chiến với tư cách là Mighty Thor.

Là phần phim thứ 29 của vũ trụ Điện ảnh Marvel, mình luôn hy vọng nhà sản xuất cũng như đạo diễn sẽ luôn đổi mới phong cách làm phim và có thể nối gót thành công của các giai đoạn trước. Đặc biệt, sau sự kiện Avengers: Endgame, giai đoạn 4 mở ra nhiều vấn đề xoay quanh đa vũ trụ và các câu chuyện liên quan, khiến trải nghiệm xem phim (điện ảnh và series truyền hình) của mình luôn cố gắng tìm mối liên kết với các sự kiện này.

Do đó mình luôn hy vọng rằng MCU sẽ không bị sa đà hoặc cố gắng làm quá nhiều thứ vô nghĩa, chẳng hạn “nhồi nhét” quá nhiều nhân vật trong một tác phẩm nhưng lại không tạo ra bất kỳ sự đột phá hay bất ngờ nào.

Thậm chí, những màn “fan-service” quen thuộc dường như đã trở thành một đặc sản không khác gì các đoạn post-credit của Marvel. Vì thế, kể từ sau Doctor Strange 2, mình luôn có cái nhìn khắt khe hơn so với các tác phẩm của MCU.

Chính vì vậy, tổng thể mà nói, Thor: Love and Thunder chỉ đơn giản là một tác phẩm đậm chất giải trí với những màn tấu hài thú vị từ một số nhân vật như Thor, Korg, cặp dê thần, Zeus… và màn khoe đào siêu hấp dẫn của anh Thỏ nhà mình. Ôi, đúng là hàng Úc chất lượng cao mọi người ơi.

>>> Xem thêm: Thor Love and Thunder: Ổn áp hơn cả Thor 3, spotlight thuộc về Jane

Nhìn chung, Thor: Love and Thunder sở hữu một kịch bản khá an toàn, những vấn đề đặt ra ngay từ đầu phim được giải quyết gọn gàng trong 2 tiếng thời lượng. Tuy nhiên mọi diễn biến lại không khiến mình “khắc cốt ghi tâm” được điều gì, ngoại trừ một đoạn “cao trào” cho cuộc chiến cuối cùng giữa Thor và Gorr. 

Phân cảnh ấy khiến mình nhớ đến màn hỗn chiến cam go giữa Avengers và đội quân của Thanos trong sự kiện Endgame.

Có thể nói, một điểm hay của MCU trong giai đoạn 4 lần này là tạo ra 2 tác phẩm điện ảnh mang 2 tông màu đối lập nhau hoàn toàn. Không xét đến năng lực chỉ đạo của Sam Raimi và Taika Waititi, nhưng nếu ai đã từng xem Doctor Strange 2, và giờ tiếp tục xem Thor: Love and Thunder, chắc chắn bạn sẽ thấy được sự khác biệt giữa hai phong cách trái ngược nhau.

Với Sam Raimi đầy u tối kinh dị, thì Taika Waititi lại làm nên một Thor: Love and Thunder với những gam màu sặc sỡ đầy thần thoại, ví như những truyện Hy Lạp cổ. Điều đó khiến trải nghiệm xem các tác phẩm MCU của mình đa dạng và hấp dẫn bởi phần hình ảnh hơn.

Thor: Love and Thunder phát triển câu chuyện sau những mất mát và tổn thương mà Thần Sấm phải chịu đựng. Mình khá thích cách xây dựng những biến chuyển tâm lý của anh kể từ Avengers: Endgame, kéo dài đến tận tác phẩm hiện tại. 

Có thể thấy được không những Wanda Maximoff, mà Thor Odinson cũng là một trong những Avengers cần được chữa lành sau những sự cố xảy ra với gia đình và cư dân Asgard của anh.

>>> Xem thêm: Tất tần tật về Korg: Tay thiện xạ trong Marvel, bạn thân của Thor

Biên kịch của Thor: Love and Thunder khá tài tình khi đan xen những phân đoạn hồi tưởng lại quá khứ của Thor ở giai đoạn trước, phần nào cho mình thấy được những nỗi đau mà anh đã trải qua, song song đó là một sự “nhắc bài nhẹ” cho những khán giả chưa từng biết về Thần Sấm trước đó.

Đặc biệt, khi tất cả đều được diễn giải qua lời kể của Korg, với giọng lồng tiếng ngộ nghĩnh của chính đạo diễn Taika Waititi, Thor: Love and Thunder mang một màu sắc đậm chất cổ tích, vừa có chất anh hùng sử thi, vừa có tính dân gian, cổ điển. Chính điều này đã phần nào tạo nên cái riêng của Taika Waititi trong việc làm một bộ phim siêu anh hùng.

Nói về nhân vật, bên cạnh việc chăm chút cho Thor Odinson từ “hồ sơ cá nhân” đến trang phục như một tay chơi rock chính hiệu, ngay cả màn “lộ đào” cũng được trình chiếu rõ từng đường cong một, khiến cả rạp một phen hú hét rầm rộ, thì phản diện Gorr do Christian Bale thủ vai, là nhân vật mình ấn tượng nhất.

Là một tên đồ tể, sát thần không nương tay, Christian Bale đã mang đến một Gorr thật sự ám ảnh với mình. Luôn chứa đựng sự hận thù với các vị thần bởi sự lừa dối và chối bỏ niềm tin mà hắn đã nếm trải từ một kẻ mà Gorr luôn tôn sùng, hắn quyết tâm truy lùng và bài trừ các vị thần, xem họ như là những cái gai nhọn cần nhổ tận gốc.

Có thể nói sau Thanos, Gorr the God Butcher của Christian Bale là phản diện “chất” thứ hai của MCU. Bánh Đúc sẽ không tiết lộ quá nhiều lý do vì sao mình lại đánh giá cao nhân vật này, chỉ có thể nói hắn sẽ làm bạn nhớ đến Joker của DC bởi nụ cười khá sâu cay và một trái tim cực kỳ hắc ám!

Mặt khác việc đạo diễn Taika Waititi chia Thor: Love and Thunder ra làm hai mảng đầy đối lập trong cùng một bộ phim vẫn là một điểm cộng về mặt bố cục và kết cấu của tác phẩm: nửa đầu bộ phim tạo ra nhiều khung cảnh đầy ánh sáng và màu sắc, nửa sau phát triển mọi thứ trong bóng tối và mất mát.

>>> Xem thêm: So kè Gorr và Thanos: Phản diện của Thor 4 dễ dàng chiến thắng hơn

Nếu bạn hỏi mình Thor: Love and Thunder có vui không? Tất nhiên là có, tác phẩm có lãng mạn không? Tất nhiên là có. Thậm chí sau khi xem phim, mình cũng hiểu rõ được lý do vì sao nhà sản xuất lại quyết định chọn tựa đề là Thor: Love and Thunder (Thor: Tình Yêu và Sấm Sét). 

Ngay cả những bài hát trong phim nổi lên khiến mình ngỡ Thor: Love and Thunder như một bữa tiệc âm nhạc của những vị thần Bắc Âu, đặc biệt giai điệu của ca khúc Sweet Child O' Mine thật sự làm bầu không khí trong phim như một tác phẩm thần thoại mang phong cách rock của thập niên 80.

Vậy thì phần 4 của Thor có thật sự khiến mình hài lòng hay không? So với những gì mà MCU đã tạo dựng, cũng như Thor: Ragnarok đã chứng minh được khả năng làm phim và phong cách của Taika Waititi hoàn toàn phù hợp với MCU, thì Thor: Love and Thunder chỉ dừng ở mức tạm ổn chứ không hoàn toàn xuất sắc hay phải khiến mình chao đảo, hú hét liên tục.

Như Bánh Đúc đã đề cập, bộ phim chỉ giải quyết gọn ghẽ những vấn đề đặt ra ở đầu phim cũng như tạo một cái kết có hậu cho các tuyến nhân vật. Với MCU thì những cảnh chiến đấu vẫn luôn là yếu tố ấn tượng cho một bộ phim, vì thế Thor: Love and Thunder mở ra khá nhiều cảnh chiến đấu, nhưng không có cái nào thu hút mình.

Do đó Thor: Love and Thunder là một bộ phim hay ở mức trung bình, đậm chất giải trí và kể cả những ai chưa từng xem các phần phim Thor trước đó, Bánh Đúc tin rằng bạn vẫn hiểu được cốt truyện của bộ phim lần này, mọi thứ cực kỳ đơn giản và dễ hiểu.

Tựu trung, Thor: Love and Thunder là tác phẩm chứng minh cho sự trưởng thành của Chris Hemsworth với Thần Sấm, có thể nói gắn liền với vai diễn qua một hành trình dài đằng đẵng như vậy, mỗi khi Thor xuất hiện vẫn luôn tạo cho mình một cảm xúc rõ rệt. 

Mặc dù Thor: Love and Thunder không hoàn toàn xuất sắc như những gì mình mong đợi, nhưng suy cho cùng Thần Sấm vẫn là một biểu tượng đại diện cho thế hệ Avengers đầu tiên của MCU, những gì anh thể hiện trong phim đều chứng minh được Thor vẫn là siêu anh hùng với sứ mệnh giải cứu thế giới như ngày nào.

Còn bạn. Bạn nghĩ sao về bộ phim này? Hãy để lại bình luận cho mình nhé.

* Bài viết của Bánh Đúc chia sẻ tại box Mọt phim Review

Nếu bạn yêu thích vũ trụ điện ảnh Marvel , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.

Bạn cần tìm thông tin dữ liệu và đọc review về phim Thor: Love and Thunder? Hãy truy cập vào DAN Wiki để có tất tần tật những nội dung bạn cần đấy: bấm vào đây

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Trẻ trâu không đùa được đâu: Đậm chất rock, tình cảm “gà bông”

Nga Cao

Nga Cao

Trẻ trâu không đùa được đâu là bộ phim Thái Lan xây dựng câu chuyện về thiếu nhi và thanh thiếu niên. Tác phẩm có nhiều điểm đáng nhớ dù tồn tại thiếu sót.

Paris Has Fallen: Bộ phim hành động cực đã, cuốn hút từng tập trên K+

Hải Lệ

Hải Lệ

Lấy bối cảnh Paris, các tập phim Paris Has Fallen trên K+ xoay quanh âm mưu của một kẻ khủng bố cực đoan với kế hoạch đe dọa an ninh quốc gia và chính phủ Pháp.

Công tử Bạc Liêu gần gũi với thế hệ gen Z như thế nào?

Nga Cao

Nga Cao

Phim điện ảnh Công tử Bạc Liêu - Tác phẩm mới của Song Luân hứa hẹn thu hút đối tượng khán giả gen Z vì khắc họa tính cách nam chính Ba Hơn trẻ trung, gần gũi.

Làm Giàu Với Ma: Phim kinh dị còn nhiều thiếu sót của Hoài Linh

Nga Cao

Nga Cao

“Làm giàu với ma" - phim có Tuấn Trần, NSƯT Hoài Linh đóng chính kết hợp phong cách tình cảm - gia đình với kinh dị.

Quỷ Ăn Tạng (Tee Yod): Vẫn giữ được sự rùng rợn của nguyên tác

Nga Cao

Nga Cao

Quỷ Ăn Tạng xứng danh là bộ phim kinh dị "nặng đô" đạt doanh thu cao nhất tại "Xứ Chùa Vàng", phim vẫn giữ được những điều cốt lõi của câu chuyện nguyên tác.

Quỷ Cẩu: Truyền tải được nhiều thông điệp nhưng làm kỹ xảo chưa tốt

Lindo

Lindo

Quỷ Cẩu có nội dung chỉn chu, quy tụ dàn diễn viên thực lực của cả hai miền Nam - Bắc nhưng phần hiệu ưng, kỹ xảo của phim được làm chưa thực sự tốt.