Theo tôi nhận định, "ngừng so sánh bản thân với người khác" có lẽ là khía cạnh quan trọng nhất của quá trình tự khẳng định chính mình. Và nó cũng là điều khó khăn nhất, một lĩnh vực đòi hỏi sự nỗ lực phối hợp, liên tục hằng ngày.
Chúng ta là phiên bản duy nhất trên Trái đất này. Vậy nên, hãy ngừng so sánh
Lúc mới chào đời, bạn không có khả năng nhận biết hoặc quan tâm những gì người khác nghĩ về bạn. Bạn khóc khi bạn muốn một thứ gì đó, và bạn khóc to hết mức cho phép. Nhưng ngay sau đó, bạn bắt đầu có ý thức về cách hoạt động trong xã hội. Bạn học cách hòa nhập. Ở đó có người dạy cho bạn phải trái, đúng sai, những gì được chấp nhận hoặc các hành vi mất lịch sự. Nhưng đôi khi, nó có vẻ quá mức cần thiết hoặc không cần thiết cho lắm.
Chúng ta thường bị đánh giá vì những hành động lớn nhỏ và liên tục. Đôi khi, đó là bản chất thứ hai mà bạn không nhận thấy nó đang xảy ra. Do đó, ngay cả trước khi chúng ta bước vào tuổi thiếu niên, việc nhìn ra bên ngoài bản thân để xác nhận xem mình có đang làm tốt hay không đã trở thành một thói quen bình thường. Và đáng buồn thay, chúng ta không chỉ được đánh giá về cách cư xử trên bàn ăn mà còn là hầu hết mọi thứ.
Chúng ta bị xã hội đem ra so sánh thành tích với người khác ngay từ khi còn bé
Tôi có đủ đẹp để nổi tiếng không? Nụ cười của tôi có méo mó không? Tôi có sở hữu chiếc iPhone đời mới nhất không? Tại sao tôi lại là người được chọn cuối cùng trong đội bóng của trường? Bạn bè sẽ giễu cợt tôi nếu tôi bỗng dưng ngừng uống bia với họ?
Mỗi khi chúng ta không đo lường theo các tiêu chuẩn ngầm hiện có trong môi trường xung quanh (cho dù đó là ở cơ quan, ở nhà hay ngoài xã hội), ta sẽ cảm thấy mình thất bại và bị hắt hủi. Điều đó đôi khi có thể xảy ra ngay cả khi ta đang cố gắng cải thiện bản thân.
Theo thời gian, việc này thực sự có thể ảnh hưởng lớn đến nhân sinh quan và giá trị sống của chúng ta. Nỗ lực để ngừng so sánh bản thân với người khác là một phần quan trọng trong việc khẳng định chính mình. Nhưng điều đó thực sự không dễ dàng.
Bỏ qua những tiêu chuẩn đánh giá của người khác và đừng ngại sống thật với chính mình
Việc khẳng định đến từ cảm nhận của bạn, rằng mình đang luôn luôn ổn với bản thân như hiện tại, bất kể địa vị là gì trong xã hội. Nó không phải việc trở thành người giỏi nhất, giàu nhất hoặc phù hợp nhất. Bạn có con đường của riêng mình trong cuộc sống. Có thể khác với con đường của nhiều người xung quanh. Nhưng điều tồi tệ nhất bạn có thể làm là biến cuộc sống của mình thành một cuộc cạnh tranh, trong đó bạn liên tục phơi bày bản thân trước những lời chỉ trích.
Thay vì đánh giá bản thân dựa trên chức danh công việc đang có, chất lượng cuộc hôn nhân hay số tiền kiếm được so với nhóm đồng nghiệp cùng công ty… thì hãy tập trung vào những thứ mang lại cho mình niềm hạnh phúc đích thực.
Đừng quá đề cao bổn phận hay chức danh vì mỗi người đều có sở trường riêng
Đã bao nhiêu lần bạn tự nói với chính mình: “Một khi tôi bỏ thứ mà mình khao khát, thì tôi sẽ rất hạnh phúc”? Tất cả chúng ta đều có lỗi khi trì hoãn hạnh phúc của mình đến một thời điểm không xác định bằng cách ngẫu nhiên ghim nó vào những thứ có bản chất khá ổn – một ngôi nhà lớn hơn, tìm được người bạn tâm giao, hoặc kiếm một công việc được trả lương gấp đôi so với bây giờ. Điều gì sẽ xảy ra để có được hạnh phúc sau khi thưởng thức một tách trà tuyệt vời hay ngắm nhìn một bông hoa đang rơi trong chiều thu?
Ngay cả khi chúng ta đạt được những điều lớn lao hơn, không phải lúc nào nó cũng khiến chúng ta hạnh phúc như mình tưởng. Đó là bởi vì hạnh phúc thực sự rất quan trọng ở tư duy và là thứ mà bạn phải vun đắp từ bên trong.
Hạnh phúc đến từ bên trong tâm hồn
Tôi cho rằng các sự kiện và hoàn cảnh bên ngoài có thể làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên tốt hơn hoặc tồi tệ hơn. Nó có thể phá vỡ thế giới tâm hồn của bạn. Nhưng nhìn chung, mức độ hạnh phúc hàng ngày của mỗi người đều xuất phát từ bên trong và từ việc thực hành lòng biết ơn đối với những gì chúng ta đang có. Bạn hiện đang có tư duy nào: Bạn có cảm thấy hạnh phúc với những gì mình đang có? Bạn tập trung hết sức vào việc đạt được những gì người khác đang sở hữu?
*Bài đóng góp của thành viên mạng xã hội DienAnh.Net.
Facebook - bình luận