Tôi có một bí quyết lớn nhất của thành công, đó là lắng nghe ý kiến một cách thành thật. Một người có thể thành công trong hầu hết mọi việc nếu anh ta lắng nghe thấu hiểu và thành thật quan tâm đến người khác một cách nhiệt tình. Thay vì dựa vào kinh nghiệm chủ quan của mình để nhìn nhận, lý giải những suy nghĩ, tình cảm, động cơ và hành vi của người khác, ta sẽ dựa vào thực tế khách quan.
Tĩnh lặng để lắng nghe và thấu hiểu một cách chân thành nhất
Tĩnh lặng là thanh âm vang vọng nhất
Sống trong tĩnh lặng để biết được ta đã sai ở đâu, cần phải thay đổi điều gì để vượt qua giai đoạn gian khó. Tĩnh lặng để thanh lọc và cứu rỗi tâm hồn. Rồi một ngày trở lại với ánh hào quang sau khó khăn, ta mới nhận ra chân giá trị của việc không bào chữa và đứng dậy làm sống lại cuộc đời mình.
Lời giải thích có thể có ích cho việc gây dựng sự tin tưởng và lòng thấu hiểu trong chốc lát nhưng để tiếp cận được những giá trị về lâu dài của bản thân thì chỉ có im lặng mới làm được. Ta không thể chỉ vì một lỗi lầm nhỏ trong công việc, bị cấp trên khiển trách mà làm ầm lên với mọi người rằng đó chỉ là một cú vấp không thể kiểm soát. Nhưng suy cho cùng, lời bào chữa trong phút chốc có thể cứu được công việc của ta để từ đó ta sẽ có được cơ hội thứ hai phục hồi lại mức độ tự tin để tiếp tục phấn đấu trong im lặng và chứng tỏ năng lực của mình.
Tĩnh lặng để thấy được giá trị con người mình và tìm ra mục tiêu lâu dài
Không một người lãnh đạo nào muốn chúng ta im như thóc khi phạm phải sai lầm, thứ họ muốn là lời giải thích và lòng trung thực nhưng sau đó, thứ họ cần lại là khả năng kiểm soát vấn đề của ta khi xử lý chúng trong im lặng. Vì chỉ có thế, giá trị một người nhân viên mới được bộc lộ theo cách rõ ràng nhất thông qua phản ánh của đồng nghiệp hay khách hàng. Hãy giải thích trong một câu và im lặng trong một quãng đường dài.
Thứ duy nhất giúp chúng ta có thể đứng vững trên đời này là sự tĩnh lặng. Để tập nói có thể mất ba năm nhưng để học được cách im lặng ta phải mất một đời. Quy luật đơn giản nhất để kiểm soát cái miệng của mình trước mọi hoàn cảnh đó là học cách kiên định không nói khi ta bị phán xét bởi lời lẽ tiêu cực đến từ người khác.
Một người sếp luôn muốn cấp dưới của mình giải quyết vấn đề trong im lặng thay vì ồn ào
Đừng biện minh. Hãy im lặng để thay đổi mọi thứ
Thói thường ở đời là người ta hay biện minh cho những gì mình đã làm khi bị người khác soi mói, đánh giá nhưng lại không chịu dừng lại để suy xét một chút rằng: “À thì ra họ đã có ý tốt chỉ cho ta những khuyết điểm trong việc này hay việc kia để ta có cơ hội cải thiện và thay đổi chúng”. Thay vào đó, chúng ta lại ôm một cục giận dữ và cho rằng họ đã sai lầm khi nhận xét không đúng về con người của ta như vậy. Rồi từ đó ta đánh mất đi sự bình tĩnh, mất luôn cả kiểm soát với cái miệng của mình.
Thay đổi quan điểm một chút thì ta sẽ dễ dàng nhận thấy rằng kể cả người ta có phán xét sai về bản thân mình đi chăng nữa thì đó cũng chỉ là cách nhìn nhận của họ, hà cớ gì ta phải lên tiếng và để người ta càng chắc chắn rằng đó chính là bản chất thật của ta?
Dù trải qua khó khăn cũng đừng vội vàng biện minh, hãy im lặng để thay đổi mọi thứ
Đừng tự hạ thấp trình độ của mình bằng cách biện minh về lời lẽ của kẻ khác. Suy cho cùng, ta sống tốt như thế nào thì đã có trời biết, đất biết và tự bản thân ta cũng biết, còn người khác thì hãy mặc kệ họ với cuộc đời riêng của cá nhân mỗi người.
Im lặng là việc làm giá trị và cao thượng nhất chúng ta có thể thực hiện được mỗi khi con đường đang đi gặp phải nhiều chướng ngại ngáng trở. Nó cũng là thứ dễ có được nhất mà tạo hóa ban cho con người để đạt đến sự bình an tuyệt đối trong tâm hồn. Ngoài im lặng ra thì mọi lời nói nhằm mục đích biện giải hay khẳng định cho vị thế của một con người đều là vô nghĩa. Bởi sự tĩnh lặng là vô giá.
Im lặng để bình an vượt qua sóng gió và khẳng định bản lĩnh
Một lời nói xấu chê bai những khuyết diểm không có thật của mình, nếu mình không nhận, nó sẽ quay ngược lại vào bản thân người nói. Một câu mắng chửi, nếu ta không đồng nhất mình với tiếng nói đấy nghĩa là nó thuộc về tâm trí của người thốt ra.
Vạn pháp duy tâm tạo – tâm làm chủ vạn pháp. Mọi lời lẽ trên đời đều duy tâm con người mà thoát ra. Nếu ta im lặng, những tư duy và ý niệm về bản thể của ta sẽ thuộc phạm vi nhận thức do riêng ta kiểm soát. Ngôn từ của người khác là những gì tự tâm họ khởi phát, hà cớ gì ta phải vướng mắc vào đó để sinh ra phiền não. Im lặng và thay đổi chính mình là từ bi với người và tạo ra trí tuệ cho tâm thức.
Tâm bạn thế nào, hoàn cảnh xung quanh sẽ thay đổi như vậy
Kết: Theo quan điểm của tôi, khi đã có những thành tích nhất định thì một cách tự nhiên, bạn sẽ không còn đề cao cái tôi của bản thân bởi tầm vóc của bạn khi đó đã được người khác nhìn nhận theo cách mà bạn thể hiện ra cho thế giới.
*Bài đóng góp của thành viên mạng xã hội DienAnh.Net.
Facebook - bình luận