x

Đăng nhập

Comming soon...

Review phim

Việt

Người Lắng Nghe: Thông điệp hay nhưng vẫn không cứu nổi phim

Bánh Đúc 14:00 - 10/03/2022

*Lưu ý bài viết có spoil nội dung phim

Sử dụng một đề tài khá mới trong làng điện ảnh Việt Nam, đạo diễn Khoa Nguyễn từng chia sẻ là anh không hy vọng gì nhiều ở Người Lắng Nghe vì đây là một thể loại kén khán giả và cả dàn diễn viên chính cũng không đủ khiến mọi người tranh nhau chỗ ngồi trong rạp. Thế nhưng, ở một góc độ nào đó, mình vẫn cảm nhận được thông điệp của bộ phim “Ai cũng cần có một người để lắng nghe”

Vậy điều thực sự mình nên lắng nghe là gì?

Theo một số tài liệu nghiên cứu chỉ ra rằng, “nghe” là hành động tiếp nhận âm thanh một cách bị động, các cuộc nói chuyện hay trao đổi giữa hai người trở lên được chuyển hóa thành thông tin đưa qua não bộ xử lý. “Lắng nghe” là quá trình chủ động tập trung vào nội dung của người nói, hiểu được những gì từ họ và từ đó đưa ra phản hồi thích hợp giúp cuộc trao đổi có ý nghĩa hơn.

Người Lắng Nghe như một liều thuốc chữa lành nội tâm cho những ai luôn chôn vùi trong chính nỗi niềm của mình. Mỗi nhân vật đều có những vấn đề tổn thương sâu sắc, An Nhiên luôn bị ám ảnh nhân vật Lê Vân do chính mình xây dựng trong tiểu thuyết, Tường Minh bi lụy về quá khứ đau thương sau khi cô bạn gái Thùy Dương qua đời và điều đó do anh gián tiếp gây ra, cặp vợ chồng Phương Vy - Tuấn Khang phát sinh vấn đề vợ chồng vì chuyện hiếm muộn… 

Nhưng họ vẫn không dám đối diện điều đó bởi không ai đủ tin tưởng và chịu lắng nghe. Điển hình là Phương Vy và Tuấn Khang, vợ chồng với nhau tưởng chừng cả hai đều thấu hiểu mọi thứ từ đối phương nhưng đáp lại từ Vy là câu: “Anh chẳng bao giờ chịu lắng nghe em gì cả”.

Phim kinh dị "Người lắng nghe: Lời thì thầm" và những nỗi đau sâu kín

Hầu hết đạo diễn xây dựng hình tượng bốn nhân vật chính như đại diện cho bốn số phận của mỗi người trong cuộc đời. Mặc dù Người Lắng Nghe có cốt truyện khá dài dòng khiến nhiều người đặt thiết lập tất cả kỳ vọng ở bộ phim, nhưng với nước đi mạo hiểm thế này, thông điệp chủ chốt lại được đặt ở lời thoại cuối phim như một lời tổng kết cho tất cả những gì đã diễn ra trước đó hai tiếng. 

Bộ phim trải dài cùng những cú “nhảy dù” vụng về khiến các tình tiết cứ thế mà chóng vánh lướt qua không tạo được suy nghĩ cho mình ngay lúc đó. Mãi đến kết phim, mình mới quay ngược lại và ngẫm các tình huống đã bỏ lỡ nhờ thông điệp. 

>>> Xem thêm: Người Lắng Nghe: Phim kinh dị nhưng không kinh dị

Cái mà Người Lắng Nghe còn thiếu là sợi dây liên kết từ tình huống này sang tình huống khác, từ phân cảnh này sang phân cảnh khác, thật sự bộ phim làm mình bất ngờ với cái kết về nỗi ám ảnh của An Nhiên, nhưng rồi lại chuyển một lượt qua vấn đề tình cảm rồi câu chuyện của bác sĩ Tường Minh. Không hiểu mọi thứ diễn ra như vậy để làm gì!

Tuy nhiên không thể phủ nhận đạo diễn Khoa Nguyễn có một ý tưởng khá hay khi đặt trọn vẹn tình huống truyện vào nhân vật Thùy Dương, nếu nghĩ kĩ thì có lẽ đây là khởi nguồn cho mọi việc trong phim. Thùy Dương là một cô học trò có mối quan hệ với Tường Minh từ khi cả hai còn học cùng, sinh ra trong một gia đình mang thân phận là “con hoang”, không được sự chấp nhận từ bố, mẹ thì suốt ngày cấm đoán mọi thứ, hà khắc với cô bé và duy nhất mỗi bà ngoại là người yêu thương, nhưng điều đó vẫn chưa đủ với một thiếu nữ đang trong độ tuổi mới lớn. 

Chính vì ở giai đoạn này, Thùy Dương rất cần sự quan tâm thật sự từ một ai đó. Tâm lý con gái mà! Sự xuất hiện của Tường Minh đã tạo cho cô bé một niềm tin vào cuộc sống, tin rằng mình cũng có người thấu hiểu, mình cũng có người lắng nghe. Tường Minh như là chỗ dựa vững nhất cho Thùy Dương, vì thế trỗi dậy sự ghen tuông mù quáng khiến mối quan hệ của cả hai dần rạn nứt. 

Với một đứa con gái như Thùy Dương, hễ có sự tác động bất kì đến tinh thần sẽ khiến cô bé suy sụp ngay, sẽ ra sao khi vừa bị người yêu bỏ rơi, bố mẹ lại cãi nhau? Bế tắc ấy khiến Thùy Dương phải chọn đến cái chết để giải quyết. Và điều này phần nào dấy lên thông điệp chính của bộ phim, khiến mình phải suy nghĩ về những tình huống trước đó.

“Ai cũng cần có một người để lắng nghe”. Thật sự vậy! Thùy Dương bất hạnh, không có ai lắng nghe, thấu hiểu cho tâm trạng của một nữ sinh, ấy vậy mà lại chọn phương án tiêu cực nhất để giải quyết, Tuấn Khang không thấu hiểu cho Phương Vy, luôn xem cô là gánh nặng, là vô dụng trong khi Vy đang mang nỗi lòng của một người phụ nữ vô sinh, nhưng lại giấu Khang không cho anh biết, ngay cả An Nhiên không hiểu cho tình cảm của bố mình và cô Ngân…

>>> Xem thêm: Người Lắng Nghe: Phim dài dòng, được cái kết tạm ổn

Với mình, phân đoạn làm rõ thông điệp về “người lắng nghe” của phim là cuộc đối thoại trên sân thượng giữa Tường Minh và ông Nam. Đứng trước thời khắc giữa sống và chết của bệnh nhân, Tường Minh sẵn sàng cùng ông ngồi trên vách ban công, chịu lắng nghe những điều ông Nam chia sẻ. Đến đây, mình nghĩ rằng giá như ngày xưa anh cũng lắng nghe và hiểu cho những gì Thùy Dương đã trải qua thì có lẽ lòng anh không bi lụy đến giờ.

Vậy là tất cả đã quá rõ, mọi thứ được đạo diễn sắp xếp một cách dàn trải suốt thời lượng phim, và đưa ra một lời kết cho toàn bộ cốt truyện. Lối xây dựng cốt truyện theo hướng quy nạp này có lẽ sẽ khiến một số khán giả cảm thấy “khó nuốt nổi” nội dung, tuy vậy nhưng vẫn không thể phủ nhận đây là một điều khá mạo hiểm với một đạo diễn “chưa lành nghề” như Khoa Nguyễn.

*Bài viết của Bánh Đúc gửi về DienAnh.Net.

Xem thêm thông tin và nhiều bài review hay về Người Lắng Nghe tại Thư Viện Phim.

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Trẻ trâu không đùa được đâu: Đậm chất rock, tình cảm “gà bông”

Nga Cao

Nga Cao

Trẻ trâu không đùa được đâu là bộ phim Thái Lan xây dựng câu chuyện về thiếu nhi và thanh thiếu niên. Tác phẩm có nhiều điểm đáng nhớ dù tồn tại thiếu sót.

Paris Has Fallen: Bộ phim hành động cực đã, cuốn hút từng tập trên K+

Hải Lệ

Hải Lệ

Lấy bối cảnh Paris, các tập phim Paris Has Fallen trên K+ xoay quanh âm mưu của một kẻ khủng bố cực đoan với kế hoạch đe dọa an ninh quốc gia và chính phủ Pháp.

Công tử Bạc Liêu gần gũi với thế hệ gen Z như thế nào?

Nga Cao

Nga Cao

Phim điện ảnh Công tử Bạc Liêu - Tác phẩm mới của Song Luân hứa hẹn thu hút đối tượng khán giả gen Z vì khắc họa tính cách nam chính Ba Hơn trẻ trung, gần gũi.

Làm Giàu Với Ma: Phim kinh dị còn nhiều thiếu sót của Hoài Linh

Nga Cao

Nga Cao

“Làm giàu với ma" - phim có Tuấn Trần, NSƯT Hoài Linh đóng chính kết hợp phong cách tình cảm - gia đình với kinh dị.

Quỷ Ăn Tạng (Tee Yod): Vẫn giữ được sự rùng rợn của nguyên tác

Nga Cao

Nga Cao

Quỷ Ăn Tạng xứng danh là bộ phim kinh dị "nặng đô" đạt doanh thu cao nhất tại "Xứ Chùa Vàng", phim vẫn giữ được những điều cốt lõi của câu chuyện nguyên tác.

Quỷ Cẩu: Truyền tải được nhiều thông điệp nhưng làm kỹ xảo chưa tốt

Lindo

Lindo

Quỷ Cẩu có nội dung chỉn chu, quy tụ dàn diễn viên thực lực của cả hai miền Nam - Bắc nhưng phần hiệu ưng, kỹ xảo của phim được làm chưa thực sự tốt.