x

Đăng nhập

Comming soon...

Review phim

Hàn

Người Môi Giới: Phim tựa dòng suối mát lành xoa dịu mọi tâm hồn

Hoa Le 06:30 - 24/06/2022

Broker đánh dấu sự trở lại của đạo diễn Hirokazu Kore-eda sau 3 năm giành giải Cành Cọ Vàng tại Liên hoan phim Cannes với tác phẩm Shoplifters. Không chỉ giúp tài tử Song Kang-ho và người Hàn Quốc có chiến thắng đầu tiên tại hạng mục Nam chính xuất sắc nhất của Cannes, mà bộ phim còn giành được nhiều lời khen ngợi bởi kịch bản cùng lối kể chuyện nhẹ nhàng, tinh tế nhưng vẫn mang sức hấp dẫn lạ thường. 

May mắn là một trong những khán giả đầu tiên được thưởng thức bộ phim của đạo diễn Kore-eda, tôi cùng hiểu hơn lý do vì sao Broker lại được giới mộ điệu cùng khán giả quốc tế ca ngợi đến thế. 

Vẫn là một Kore-eda với những lát cắt đời sống hết sức bình dị, Broker là câu chuyện về gia đình và xa hơn là lòng trắc ẩn và tình người. Mở đầu bộ phim là phân cảnh cô gái trẻ So-young (Lee Ji-eun hay còn được biết đến với nghệ danh IU) bước đi chếnh choáng dưới cơn mưa tầm tã, hướng về phía Nhà thờ gia đình Busan, nơi có chiếc hộp em bé. Cô đặt lại một đứa trẻ sơ sinh tên Woo-sung. 

Trong vai một tay buôn kiêm thợ giặt ủi, Sang-hyun (Song Kang-ho) và người “đồng nghiệp” Dong-soo (Gang Dong-won) đã mang đứa trẻ đi, rồi xoá luôn đoạn băng ghi hình, mục đích để giao dịch các sinh linh bé bỏng này tại “chợ đen” với mức giá hời. Họ chính là những người môi giới, trà trộn vào nhà thờ để thực hiện hành vi phạm pháp. Hành động của cả 2 sau đó bị So-young phát hiện. Để rồi cô bất đắc dĩ trở thành người đồng hành cùng Sang-hyun và Dong-soo trên hành trình đổi con lấy tiền. Trên chuyến đi, họ mang theo cả Hae-Jin (Im Seung-soo) một cậu nhóc từ trại mồ côi, vô cùng tinh ranh, luôn khao khát được khám phá thế giới.

Theo dõi họ từ đầu tới cuối là 2 thám tử Soo-jun (Bae Doona) và Lee (Lee Joo-young). Họ luôn cố gắng tìm bằng chứng để tóm cả 3 người, nhất là khi bà mẹ trẻ So-young còn dính tới một vụ khác nghiêm trọng hơn. Dõi theo chuyến hành trình rong ruổi của 7 người họ, đạo diễn Kore-eda nhẹ nhàng, chậm rãi tiết lộ cho chúng ta từng tình tiết quan trọng, để rồi qua từng lớp lang câu chuyện, khán giả có thể hiểu ra được nỗi đau quá khứ cùng câu chuyện ẩn sâu phía sau những tính cách, con người ấy. 

Trong lần đầu thử sức với điện ảnh Hàn Quốc, rõ ràng Kore-eda đã có một sự thay đổi rõ ràng trong kịch bản. Nội dung của Broker dường như phức tạp và có chút kịch tính hơn những tác phẩm trước đây mà tôi từng được xem của vị đạo diễn người Nhật này. Rõ ràng, với một kịch bản như vậy, ông có thể thừa sức phát triển nó lên thành một bộ phim điều tra, phá án, tội phạm đầy giật gân với những pha rượt đuổi không mệt nghỉ của các nhân vật chính. Nhưng nếu như vậy thì đã không phải một Kore-eda mà tôi biết, người vẫn được ngợi ca là “Ozu của điện ảnh đương đại”.

Giữ nguyên phong cách nhẹ nhàng vốn có, Broker khiến cho một kịch bản đậm mùi điều tra phá án, trở thành câu chuyện của gia đình, của tình người. Sang-hyun vốn là một gã thợ giặt ủi đam mê với nghề, nhưng cũng vì sơ cơ lỡ vận mà phải làm công việc này. Dẫu vậy, nhưng hắn không phải một kẻ thô lỗ, bặm trợn. Ngay từ giây phút đầu tiên xuất hiện trên màn ảnh, Sang-hyun khoác chiếc áo của mục sư, với với vẻ từ tốn, dịu dàng. Bất giác, người xem sẽ nghĩ ngợi rằng nếu không vì cùng đường thì hẳn giờ ông cũng là một con chiên ngoan đạo, một mục sư tử tế rồi cũng nên. 

Phía sau Dong-soo, anh chàng đồng nghiệp có vẻ thô lỗ, thích đụng tay đụng chân hoá ra lại là một người từng bị mẹ ruột bỏ rơi trước cửa cô nhi viện. Anh chúa ghét lời nhắn “Mẹ sẽ quay trở lại” của những người đã bỏ con cái, bởi vì năm xưa, mẹ ruột của anh cũng từng hứa hẹn như vậy rồi không bao giờ trở về. 

Còn với So-young, bà mẹ trẻ ngay từ đầu đã bị 2 viên thám tử ghét vì sự hời hợt, vô trách nhiệm khi bỏ lại con ruột của mình, rồi sau đó còn hại cha của đứa trẻ. Họ dễ dàng buông lời phán xét vậy, nhưng có mấy ai câu chuyện thực sự của cô gái lạnh lùng, thở ra toàn “tục ngữ” bụi đời này. Tôi đã rơi nước mắt khi nhìn cách So-young gồng mình lên bảo vệ con trước những lời chê bai, dè bỉu của thiên hạ. Cô là một bà mẹ vụng về nhưng ít nhất So-young đã luôn làm hết trách nhiệm của mình. Từng là một đứa trẻ bị bỏ rơi, nhưng cô không ích kỷ nghĩ rằng cướp đi sinh mạng của một đứa trẻ khi nó còn trong bụng mẹ là một ý nghĩ nhân đạo. Rồi ngay cả khi đã đẩy con đi, mang nó tới nhà thờ, cô vẫn quay lại vì day dứt. Suốt hành trình tìm gia đình mới cho con, cô luôn đắn đo, do dự. Bản năng của một người mẹ không cho phép So-young rời xa đứa trẻ tội nghiệp ấy. Để rồi đến kết phim, cô vẫn lao mình tới tìm con trong sự háo hức, hạnh phúc cho dù ngay từ đầu, đứa trẻ ấy chẳng được bất cứ ai công nhận hay chào đón. 

Broker khép lại, nhưng những dòng suy nghĩ thì vẫn miên man trong đầu tôi. Câu hỏi khiến tôi ám ảnh nhất có lẽ là của So-young khi cô nói với 2 nữ cảnh sát: So với việc bỏ rơi đứa bé, thì chọn cướp đi sinh mạng của chúng ngay từ đầu là nhân đạo hơn sao? Có lẽ đây không chỉ là cuộc hội thoại của 2 nhân vật trong phim nữa mà còn là của đạo diễn với khán giả. 

>>> Xem thêm: Ngày Mới Tốt Lành: Giúp ta học cách cảm nhận vị ngọt từ nỗi đắng cay

Vẫn luôn có những góc nhìn giống như 2 nữ cảnh sát kia, cho rằng những chiếc hộp em bé không nhân đạo mà ngược lại, đó là lý do để các cô gái trẻ trở nên thiếu trách nhiệm với con cái của họ. Họ luôn có một suy nghĩ và câu nói cửa miệng rằng nếu không nuôi được thì đừng có sinh con ra. 

Nhưng thực tế, có nhiều lý do khiến người phụ nữ có con ngoài ý muốn của họ và đôi lúc lựa chọn cho con đi, lại là cách nhân đạo nhất với đứa trẻ. Như trường hợp của So-young, nếu lớn lên với một bà mẹ là gái bán hoa, từng phạm tội thì rõ ràng đến nhà thờ sống vẫn sẽ tốt hơn cho con của cô. 

Dù là đứa trẻ Woo-sung hay Dong-soo, Sang-hyun, So-young và cả nhóc Hae-jin, tất cả 5 người họ đều xứng đáng được sinh ra trên cõi đời này. Sự tồn tại của họ là không vô nghĩa. Khoảng lặng ở cuối phim, khi So-young cất lên câu nói: “Cảm ơn vì đã sinh ra đời” dành cho cả 5 người đã khiến tôi khóc thút thít như một đứa trẻ. Một phân cảnh đơn giản, nhẹ nhàng đến vậy nhưng sao lại vừa đau lòng, vừa ấm áp tới vậy. Chỉ một sự thừa nhận, trân trọng như vậy thôi cũng đã là một ân huệ, một sự cứu rỗi đối với con người. 

Như tôi đã nói ở trên, Broker có một kịch bản tiềm năng để tạo nên một phim điều tra, phá án hành động, giật gân. Nhưng thay vì lựa chọn khai thác theo hướng ấy, Kore-eda trung thành với sự nhẹ nhàng, tinh tế của mình. Vẫn như mọi lần, ông tiết chế tối đa những hành động, lời thoại và biểu cảm của nhân vật. Làm gì có cuộc rượt đuổi tội phạm nào lại nhẹ nhàng, bình yên đến thế. Vô số những khoảng lặng được đặt vào giữa phim, để khán giả có thời gian lắng đọng, suy ngẫm. 

Tác phẩm khiến tôi liên tưởng tới Shoplifters của 3 năm về trước, vẫn là những ánh mắt dịu dàng, cử chỉ nhẹ nhàng, hình ảnh tuyệt đẹp và có phần tĩnh lặng. Câu chuyện gia đình lạ lùng nhưng hết sức bình dị và ấm áp. Bao giờ cũng thế, gia đình trên phim của Kore-eda cũng cấu thành từ những nhân vật hết sức bất thường, tìm hiểu ký ra thì chẳng biết họ có mối liên hệ “gia đình” chỗ nào, nhưng tuyệt nhiên khi nhìn tổng thể, họ lại hài hoà lạ thường. Từng mảnh đời bù đắp cho nhau, họ tạo nên khái niệm gia đình bởi ẩn sâu trong họ vẫn luôn có một khao khát mãnh liệt tìm về nơi gọi là “nhà”. 

>>> Xem thêm: Tang Lễ Đầu Xuân: Phim xây dựng nhân vật hời hợt, không có chiều sâu 

Broker mở đầu tăm tối nhưng khép lại bằng những ánh sáng của hy vọng. Tôi tin rằng sau những bước chân hối hả của So-young, sẽ là cuộc hội ngộ của gia đình 5 người đầy lạ lùng ấy. Bộ phim giống như một dòng suối mát lành xoa dịu mọi tâm hồn, nó cần tiết cho bất cứ lúc nào, bất cứ ai trong mỗi chúng ta. 

* Bài viết của Hoa Le chia sẻ tại box Phim chiếu rạp

Nếu bạn yêu thích bộ phim Broker và là một mọt phim chính hiệu , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.

Bạn cần tìm thông tin dữ liệu và đọc review về phim Broker (Người Môi Giới)? Hãy truy cập vào DAN Wiki để có tất tần tật những nội dung bạn cần đấy: bấm vào đây

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Làm Giàu Với Ma: Phim kinh dị còn nhiều thiếu sót của Hoài Linh

Nga Cao

Nga Cao

“Làm giàu với ma" - phim có Tuấn Trần, NSƯT Hoài Linh đóng chính kết hợp phong cách tình cảm - gia đình với kinh dị.

Quỷ Ăn Tạng (Tee Yod): Vẫn giữ được sự rùng rợn của nguyên tác

Nga Cao

Nga Cao

Quỷ Ăn Tạng xứng danh là bộ phim kinh dị "nặng đô" đạt doanh thu cao nhất tại "Xứ Chùa Vàng", phim vẫn giữ được những điều cốt lõi của câu chuyện nguyên tác.

Quỷ Cẩu: Truyền tải được nhiều thông điệp nhưng làm kỹ xảo chưa tốt

Lindo

Lindo

Quỷ Cẩu có nội dung chỉn chu, quy tụ dàn diễn viên thực lực của cả hai miền Nam - Bắc nhưng phần hiệu ưng, kỹ xảo của phim được làm chưa thực sự tốt.

Một Mình Vẫn Ổn't: Tình đầu tan chảy chậm rãi với nhiều dư vị

Nga Cao

Nga Cao

Bộ phim gây ấn tượng với cốt truyện đơn giản nhưng gởi gắm nhiều thông điệp sâu sắc cùng hương vị tình đầu tan chảy chậm rãi trong từng thước phim.

Đế chế Napoleon: Thiên sử thi hoành tráng nhưng còn nhiều thiếu sót

Nga Cao

Nga Cao

Joaquin Phoenix đầy mê hoặc khi hóa thân thành hoàng đế nước Pháp lừng danh trong siêu phẩm của Ridley Scott - Đế chế Napoleon.

Cô giáo em là số một: Thiện chiến thắng ác trong môi trường học đường

Nga Cao

Nga Cao

Cô Giáo Em là Số 1 - Brave Citizen: Quá trình “thực hiện công lý” của cô giáo trung học mang đến cho khán giả những cảm xúc sảng khoái và dễ chịu.