x

Đăng nhập

Comming soon...

Phim chiếu rạp

Hàn

Người Môi Giới và những phim Hàn Quốc dựa trên câu chuyện có thật

Lọ Lem 13:50 - 01/06/2022

Hàn Quốc là đất nước luôn khai thác câu chuyện có thật từ những vụ án, những sự kiện có sức ảnh hưởng đến quốc gia. Ngoài mục đích tái hiện sự việc, nó còn gián tiếp lên án những hành vi xấu xa còn tồn đọng trong xã hội Hàn Quốc.

Những bộ phim thuộc đề tài đó khi công chiếu luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm đến từ đông đảo người dân Hàn Quốc nói riêng và cả Đông Nam Á nói chung. 

Một vài cái tên có thể kể đến như là Hope (2013), Silence (2011), Memories Of Murder (2003), Voice Of Murder (2007),...Sắp tới đây, Hàn Quốc cũng sẽ cho ra mắt một bộ phim nói về một sự kiện có thật nhưng mang màu sắc tích cực hơn so với những bộ phim nhuốm màu đau thương trước đó là Người Môi Giới (Broker).

Trước đi đến với Người Môi Giới, hãy cùng mình điểm lại một số bộ phim lấy cảm hứng từ những sự việc đau lòng diễn ra trong xã hội Hàn Quốc nhé.

Memories Of Murder (2003)

Memories Of Murder (tạm dịch: Hồi Ức Kẻ Sát Nhân) là bộ phim được làm lại từ vụ án có thật diễn ra vào khoảng những năm 1986 đến năm 1991 ở Hwaseong, tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc. 

Sự việc này không chỉ diễn ra với một người mà là hàng loạt những nạn nhân vô tội. Họ đều có điểm chung là bị “làm phiền” với vết tích trên cơ thể vô cùng tàn bạo. Đây được cho là vụ án cực kỳ “nặng đô” vì có số lượng cảnh sát tham gia điều tra nhiều nhất trong lịch sử Hàn Quốc. Tuy nhiên, đến cuối cùng vẫn không thể tìm được manh mối để xác định hung thủ. 

Voice Of Murder (2007)

Voice Of Murder là bộ phim dựa trên vụ bắt cóc rúng động Hàn Quốc vào năm 1991. Nạn nhân trong câu chuyện là cậu bé Lee Hyungho, khi đó chỉ mới 9 tuổi. 

Thật ra đây cũng chỉ là vụ bắt cóc tống tiền bình thường. Sau khi bắt cóc cậu bé, bọn xấu đã yêu cầu cha mẹ Lee Hyungho giao 100 triệu won để chuộc con về. Tuy nhiên, điều kiện kinh tế không cho phép nên cha mẹ cậu bé phải cầu cứu cảnh sát. 

Sau khi biết tin, cảnh sát đã huy động lực lượng điều ra phá án nhưng mọi thứ đều hỏng bét vì kế hoạch tinh vi của những kẻ thủ ác. 44 ngày sau đó, người ta đã tìm thấy thi thể của cậu bé bên bờ sông Hàn. Theo kết quả pháp y, cậu bé đã ra đi ngay sau hôm bị bắt cóc. Thế nhưng , bọn xấu vẫn cố tình tra tấn cha mẹ Lee Hyungho và đòi tiền chuộc ngay cả khi cậu bé đã không còn nữa.

>>> Xem thêm: Ngày Mới Tốt Lành: Câu thần chú giúp ta yêu đời hơn mỗi ngày

Hope (2013)

Ngay từ khi công chiếu, Hope đã trở thành hiện tượng được bàn tán sôi nổi trên mạng xã hội. Hope được cho là bộ phim có thể lấy đi nước mắt của bất kỳ ai khi theo dõi vụ việc một đứa bé 8 tuổi bị gã xấu “đụng chạm” rúng động vào năm 2008. 

Vì những giá trị lên án, tố cáo và những giá trị nhân văn sâu sắc mà nó mang lại, Hope đã được tôn vinh tại giải thưởng Điện ảnh Rồng Xanh lần thứ 34. Từng giờ, từng phút, từng giây đi qua trong khung hình đều có thể khiến mình cảm thấy xót xa khi nhìn thấy thân thể không lành lặn của một bé gái ngây thơ. 

Những câu nói vu vơ “Con đã làm gì sai” hay sự mặc cảm về bản thân “cơ thể con bẩn rồi” của cô bé Na Young trong bộ phim khiến mình không thể kiềm được nước mắt. Thậm chí ở lần xem đầu tiên, mình đã không dám xem hết bộ phim vì sợ bị ám ảnh về sự việc này. 

Silence (2011)

Silence là câu chuyện đau thương về việc những trẻ em khiếm thích bị “làm phiền” trong chính trường học và bởi chính hiệu trưởng của mình. Câu chuyện không chỉ xảy ra với một người mà với một nhóm những học sinh kém may mắn lọt vào mắt xanh của tên hiệu trưởng bất ổn.

Trong phim Silence có sự xuất hiện của nhân vật In Ho (Gong Yoo thủ vai), một thầy giáo dạy mỹ thuật vô tình bị điều đến công tác tại ngôi trường đặc biệt này. Anh đã nhận ra có điều gì đó khác thường ở các học sinh và cả hiệu trưởng lẫn đội ngũ giáo viên trong trường học Mujin. 

In Ho quyết định tìm ra sự thật, trong quá trình đó anh đã phải đấu tranh tâm lý và đấu tranh với những kẻ xấu để bảo vệ những em học sinh xấu số của mình. Tuy nhiên, trên phim thì kết thúc của Silence khá đau thương, vụ việc cũng không được giải quyết triệt để. 

Người Môi Giới (2022)

Người Môi Giới (Broker) là bộ phim điện ảnh Hàn Quốc được cầm trịch bởi bản tay đạo diễn Nhật Bản Kore-eda Hirokazu. Người Môi Giới vừa nhận được những phản hồi vô cùng tích cực khi công chiếu tại liên hoan phim Cannes. 

Người Môi Giới kể về hành trình đi tìm kiếm gia đình của một đứa trẻ sơ sinh bị bỏ lại trong một chiếc hộp em bé trong một ngày mưa tầm tã. Hộp em bé là một trong những thứ thuộc về văn hóa của Hàn Quốc vì nó đã tồn tại trước đó vào khoảng năm 2009. Từ đó đến nay, chiếc hộp em bé này đa cứu sống hơn 1,500 sinh mệnh của những đứa trẻ đáng thương.

>>> Xem thêm: Ngày Mới Tốt Lành: Câu chuyện chữa lành cho những con người cô đơn

Hộp em bé là những chiếc hộp vừa vặn để đặt một em bé sơ sinh vào. Nó cũng cung cấp độ ấm vừa đủ để các bé có thể chịu trong một khoảng thời gian. Hộp em bé thường được đặt ở bệnh viện, nhà thờ hay những trung tâm bảo trợ xã hội. Nói chung là những nơi mà đối tượng lui đến là những người có lòng nhân ái, để tăng khả năng nhận nuôi cho những đứa trẻ. 

Bên ngoài những chiếc hộp em bé được đặt những chiếc chuông để những ông bố, bà mẹ khi rời bỏ đứa con của mình thì rung lên để đứa trẻ nhận được sự chú ý. Phần lớn những trường hợp rời bỏ con là những người mang thai ngoài ý muốn, chưa đủ độ tuổi có con hoặc bị xâm phạm... Nó cũng đặt ra một vấn đề lớn trong xã hội Hàn Quốc về những trách nhiệm của người lớn đối với những đứa trẻ. 

Khác với những bộ phim về câu chuyện có thật khác, Người Môi Giới một mặt nói về vấn nạn rời bỏ con cái, mặt khác cũng kể một câu chuyện đầy tính nhân văn về hành trình đi tìm gia đình mới của một em bé sơ sinh. Kết thúc của Người Môi Giới là một kết thúc có hậu, cũng như bỏ qua những vấn đề khác, chiếc hộp em bé vẫn có thể giúp cho hơn 1,538 em giữ được sinh mệnh và 161 em có thể tìm được gia đình cho mình.

Với mình, Người Môi Giới là bộ phim vừa có tính hiện thực, vừa có tính nhân văn sâu sắc. Nếu bạn cũng tò mò về chiếc hộp em bé này, hãy ra rạp để thưởng thức bộ phim nhé!

* Bài viết của Lọ Lem chia sẻ tại box Phim chiếu rạp

Nếu bạn quan tâm đến phim Hàn Quốc và không muốn bỏ qua bất kỳ phim nào của xứ sở Kim Chi , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.

Bạn cần tìm thông tin dữ liệu và đọc review về phim Broker (Người Môi Giới)? Hãy truy cập vào DAN Wiki để có tất tần tật những nội dung bạn cần đấy: bấm vào đây

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Công tử Bạc Liêu: Hiện tượng sống nửa đầu thế kỉ 20

Phim Công Tử Bạc Liêu của đạo diễn Lý Minh Thắng mượn nhân vật có thật để nói về tinh thần và những khát vọng của người Việt cách đây 100 năm.

Ba người phụ nữ trong Cô dâu hào môn: Mỗi cây mỗi hoa, bà nào cũng khổ

Ba nhân vật của Lê Giang, NSND Hồng Vân và Thu Trang đều có những góc khuất khó giãi bày trong phim điện ảnh Cô dâu hào môn.

Những bậc phụ huynh hết lòng vì con cái trong phim Cô Dâu Hào Môn

Những ông bố, bà mẹ trong phim Cô dâu hào môn sẵn sàng làm mọi thứ để khiến con mình hạnh phúc. Kiều Minh Tuấn, Thu Trang, Lê Giang đã khắc họa thành công.

Chất liệu dân gian trong phim Cám: Đột phá đến từ nhân vật thằng Bờm

Phim Cám, dị bản kinh dị của Tấm Cám vận dụng thành công những chất liệu dân gian quen thuộc và gần gũi, nhưng cải biên theo hướng mới mẻ, sáng tạo hơn

Trải nghiệm độc lạ mùa Giáng sinh cùng trò chơi ma sói trong Kẻ Ăn Hồn

Trò chơi quen thuộc ma sói nay đã được mang lên màn ảnh rộng cùng Kẻ Ăn Hồn. Đừng bỏ qua bộ phim hấp dẫn này nếu bạn cũng là một tín đồ của ma sói.

Yếu tố kinh dị trong Kẻ Ăn Hồn: Đáng sợ và đậm chất phương Đông

Bộ phim điện ảnh Kẻ Ăn Hồn sử dụng nhiều chất liệu dân gian để nhấn mạnh đến yếu tố kinh dị - tâm linh, khiến khán giả cảm thấy tương đối hài lòng.