x

Đăng nhập

Comming soon...

Phim chiếu rạp

Việt

Ba người phụ nữ trong Cô dâu hào môn: Mỗi cây mỗi hoa, bà nào cũng khổ

Nga Cao 10:30 - 23/10/2024

*Lưu ý: Bài viết tiết lộ nội dung phim. Bạn đọc cân nhắc trước khi đọc!

Nội dung chính của Cô dâu hào môn xoay quanh âm mưu đổi đời của một gia đình lao động bằng cách đóng giả làm người giàu. 

 Trong tác phẩm, Lê Giang thủ vai bà Mạt, làm giúp việc cho người phụ nữ giàu có là Mộng Kỳ (NSND Hồng Vân). Bà Mạt luôn rất ghét những người chủ khoe khoang kênh kiệu như bà Mộng Kỳ. Trong một phân cảnh, bà còn lén… trét phân lên chùm nho đắt đỏ rồi đưa cho chủ ăn để tỏ thái độ chống đối.

 Thỉnh thoảng, bà vẫn “thó” lấy những bộ cánh hoặc trang sức của bà Mộng Kỳ trong quá trình thực hiện kế hoạch làm hào môn mới bà Phượng (Thu Trang). Thậm chí, bà Mạt còn “mượn” luôn biệt thự của chủ để diễn màn kịch đón tiếp thông gia tương lai. 

 Trong giây phút bị vạch mặt, không ngờ bà Mạt nắm trong tay tẩy của Mộng Kỳ khiến đối thủ khốn đốn. Tuy hung dữ, đáng sợ là thế nhưng tôi cảm thấy bà Mạt cũng có mặt đáng thương. Sau khi gia đình gặp biến cố, bà ly thân với chồng là ông Hòa (Kiều Minh Tuấn). 

Con trai cả là Lợi (Huy Anh) và vợ thường xuyên gặp khó về tiền bạc nên hay bày trò cướp giật. Vì thế, bà đành phải hạ thấp tự trọng để gánh vác áp lực kinh tế của cả nhà. Ở đây, bà Mạt vừa làm cha, vừa làm mẹ và cũng làm chủ gia đình. Áp lực nặng nề biết bao.

 Tiếp theo, chúng ta đến với bà Mộng Kỳ. Bà là người phụ nữ giàu có, trải qua ba đời chồng và vẫn nuôi mộng tiếp tục có lấy thêm đàn ông vì “tìm người có thể giúp mẹ gia tăng tài sản lên gấp đôi”. Ngoài con gái Luna Đào (Quỳnh Lương), và chú cún, bà không còn ai thực sự gần gũi. Mộng Kỳ thường xuyên giễu cợt, xỉa xói cả nhà bà Mạt bằng nhiều ngôn từ khó nghe. Khi biết bà Mạt muốn kết thông gia với bà Phượng, Mộng Kỳ rất tức giận. Mộng Kỳ còn bị bà Mạt “phản đòn” khi nắm trong tay điểm yếu của mình. 

 Tôi cảm thấy, dù vẻ ngoài luôn tỏ ra ngoa ngoắt, kệch cỡm, Mộng Kỳ cũng rất đáng thương. Bà thiếu thốn hơi ấm tình người đến mức có phút xao xuyến trước ông Hòa (dù chỉ là đóng kịch) và chiếc đồng hồ “vay mượn” của ông. Bà trồng cần sa để lãng quên sự cô quạnh, chán chường. Khi con người càng thiếu thốn thứ gì, họ sẽ càng khoe ra thứ đó. 

Ở đây, rõ ràng Mộng Kỳ “không có gì là giá trị thực sự hết”, nhưng luôn thể hiện như mình có mọi thứ. So với bà Mạt biết dừng tay đúng lúc và bà Phượng còn biết thương người, Mộng Kỳ thật “nghèo nàn” về tâm hồn, phải dùng những thứ bên ngoài để lấp đầy khoảng trống trong lòng. Thật là cười ra nước mắt với nhân vật Mộng Kỳ.

 Nhân vật Phượng của Thu Trang cũng thuộc giới thượng lưu. Bà là chủ bệnh viện tư lớn nhất, nhì cả nước. Bà kinh doanh vì tiền khi chỉ cứu bệnh nhân giàu chứ không nhận bệnh nhân nghèo. Bà luôn khuyên Bảo Hoàng tình yêu không quan trọng, chỉ có “tiền bạc và quyền lực mới khiến cuộc sống an toàn” và chẳng vừa mắt bất cứ cô gái nào xung quanh con trai. 

 Nhưng không ngờ, lý do khiến bà sùng bái vật chất, kim tiền như vậy là do cái chết đau lòng năm xưa của chồng bà dưới tay một tài xế ba gác khiến bà căm phẫn người nghèo. Đối với bà Phượng, đám “dân đen” cũng tham lam, ích kỉ đấy thôi. Nhưng sau khi thấy thái độ còn chút của tự trọng của ông Hòa, bà Phượng thức tỉnh lòng trắc ẩn, khiến con bà tự hào.

 Một người phụ nữ vừa phải điều hành bệnh viện, nuôi dạy con trai mà không có đàn ông bên cạnh quả là đáng thương. Ít ra, bà Mạt còn cả con cái lẫn chồng (dù ly thân), thì bà Phượng không được con thấu hiểu. Bà đơn độc quá đỗi nhưng cũng cứng cỏi, uy nghiêm quá đỗi. 

Nhìn chung, bà Mạt, bà Mộng Kỳ và bà Phượng tuy đến từ nhiều tầng lớp khác nhau và có cá tính khác nhau, nhưng họ có những góc khuất khó nói. Đây cũng là điều ekip làm phim nhắn gửi đến người xem, “khi đánh giá ai đó đừng chỉ biết nhìn qua vẻ bề ngoài”.

 Cô dâu hào môn công chiếu Toàn quốc từ ngày 18.10.2024.

* Bài viết của Nga Cao chia sẻ tại box Phim Việt

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Công tử Bạc Liêu: Hiện tượng sống nửa đầu thế kỉ 20

Nga Cao

Nga Cao

Phim Công Tử Bạc Liêu của đạo diễn Lý Minh Thắng mượn nhân vật có thật để nói về tinh thần và những khát vọng của người Việt cách đây 100 năm.

Ba người phụ nữ trong Cô dâu hào môn: Mỗi cây mỗi hoa, bà nào cũng khổ

Nga Cao

Nga Cao

Ba nhân vật của Lê Giang, NSND Hồng Vân và Thu Trang đều có những góc khuất khó giãi bày trong phim điện ảnh Cô dâu hào môn.

Những bậc phụ huynh hết lòng vì con cái trong phim Cô Dâu Hào Môn

Nga Cao

Nga Cao

Những ông bố, bà mẹ trong phim Cô dâu hào môn sẵn sàng làm mọi thứ để khiến con mình hạnh phúc. Kiều Minh Tuấn, Thu Trang, Lê Giang đã khắc họa thành công.

Chất liệu dân gian trong phim Cám: Đột phá đến từ nhân vật thằng Bờm

Nga Cao

Nga Cao

Phim Cám, dị bản kinh dị của Tấm Cám vận dụng thành công những chất liệu dân gian quen thuộc và gần gũi, nhưng cải biên theo hướng mới mẻ, sáng tạo hơn

Trải nghiệm độc lạ mùa Giáng sinh cùng trò chơi ma sói trong Kẻ Ăn Hồn

Lindo

Lindo

Trò chơi quen thuộc ma sói nay đã được mang lên màn ảnh rộng cùng Kẻ Ăn Hồn. Đừng bỏ qua bộ phim hấp dẫn này nếu bạn cũng là một tín đồ của ma sói.

Yếu tố kinh dị trong Kẻ Ăn Hồn: Đáng sợ và đậm chất phương Đông

Nga Cao

Nga Cao

Bộ phim điện ảnh Kẻ Ăn Hồn sử dụng nhiều chất liệu dân gian để nhấn mạnh đến yếu tố kinh dị - tâm linh, khiến khán giả cảm thấy tương đối hài lòng.