x

Đăng nhập

Comming soon...

Blog Phim

Âu Mỹ

Nguồn gốc của Vibranium và Adamantium trong vũ trụ Marvel

Yasha 10:00 - 23/02/2023

Mặc dù trong vũ trụ Marvel có rất nhiều dạng vật chất khác nhau với đủ thứ công dụng, nhưng xét về mặt “kim loại” thì ngoài Uru, có vẻ Vibranium và Adamantium sẽ là những thứ được điểm mặt chỉ tên nhiều nhất nhỉ? Vậy, nguồn gốc của chúng có gì đặc biệt nhỉ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài này nhé!

Đầu tiên, chúng ta cần nói về Vibranium trước. Đây vốn là dạng quặng kim loại hiếm có xuất xứ từ ngoài vũ trụ. Nhưng trải qua khoảng thời gian dài, chúng đã bị khai thác quá nhiều tới mức gần như cạn kiệt, rất khó tìm, cho đến nay chỉ còn vài mỏ được tìm thấy trên Torfa - hành tinh thuộc phạm vi hệ thống của Đế chế Spartax. Do đó, ở hiện tại thì trữ lượng Vibranium ở Trái Đất mới là lớn nhất vũ trụ.

Theo lịch sử Wakanda, Vibranium được cho là tới Trái Đất thông qua một thiên thạch rơi xuống nơi đây từ 1 triệu năm về trước. Khi đó, khối thiên thạch kích cỡ khủng này đã rơi ở vùng đất mà ngày nay được biết dưới cái tên Wakanda, phát ra phóng xạ gây biến đổi hệ sinh vật xung quanh nó và hình thành nên Tâm Hình Thảo. Loại cây này cực độc với đa số người, nhưng có thể hấp thụ và kết nối được với thần Bast nếu họ xứng đáng.

Các bộ lạc ở Wakanda đã để ý đến Vibranium kể từ thời điểm đó, nhưng phải đến thời vua Olumo Bashenga thì nó mới được nghiên cứu một cách nghiêm túc. Với việc phát triển dạng kim loại này, Wakanda đã phát triển vượt bậc từ rất sớm và từng trở thành đế chế hùng mạnh bậc nhất Trái Đất. Mãi sau này, các quốc gia khác mới bắt đầu khám phá ra rồi tìm cách thu gom, khai thác chúng để chế tạo vũ khí.

Tuy nhiên, sản lượng mà họ thu được là quá ít, ngay cả với quốc gia hùng mạnh như Mỹ. Ở thời Thế chiến, Chính phủ nước này chỉ có thể gom được một lượng nhỏ đủ để làm thí nghiệm mà thôi. Do đó, khi Steve Rogers trở thành Captain America, tiến sĩ Myron MacLain đã được giao cho lượng Vibranium này để chế tạo vũ khí, nhằm mang lại lợi thế cho Mỹ trong chiến trận.

Khi này, Myron đã cố gắng hoàn thiện một hợp kim không thể phá hủy như Adamantine - kim loại dùng để chế tạo vũ khí cho những vị thần Hy Lạp. Tuy nhiên, Myron đã gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình đó, nên khi đổ hết phần nguyên liệu vào máy thì ông đã ngủ gật vì kiệt sức. Nhưng ngay sau đó, những kim loại thành phần mà ông sử dụng, bằng yếu tố bí ẩn nào đó mà đã hợp nhất với nhau, tạo nên một loại hợp kim mới.

Hợp kim này có đặc tính gần giống như Vibranium, tức cũng đàn hồi, hấp thụ và phân tán lực. Tuy nhiên, đẳng cấp của nó thì có phần cao hơn nhiều, khi ngay cả Thor cùng Mjolnir cũng không thể phá được, mà phải có thêm Odin Force để đập lõm nó. Phần hợp kim này sau đó đã được dùng để chế tạo nên khiên của Cap, nhưng vấn đề là thứ này đã trở thành độc nhất vì…Myron không thể biết hợp kim đó đã được tạo ra như thế nào.

Trong tập truyện Captain America (1968) #302 - #303, Batroc đã lấy cắp chiếc khiên của Cap rồi mang tới cho tiến sĩ Myron MacLain, dùng tính mạng của vợ con ông để ép ông nghiên cứu lại và cho bọn chúng công thức làm nên thứ hợp kim này. Tuy nhiên, dù có thử thì cũng không được, bởi ông không hề biết phản ứng hợp nhất của các thành phần đã diễn ra như thế nào. Kết quả là Batroc chỉ nhận được 1 thứ hợp kim kém bền mà thôi.

Sau này thì ông đã cố nhớ lại rồi tiếp tục pha trộn Vibranium với các nguyên liệu khác, bao gồm các kim loại như thép lẫn các loại nhựa hóa học, rồi nung chảy chúng và giữ ở nhiệt độ 1500 độ C, rồi khoảng 8 phút sau thì chúng sẽ trở nên rắn lại. Tuy nhiên, ông vẫn không thể tạo nên thành quả như hợp kim làm khiên Cap. Bù lại, một thành phẩm chất lượng cao khác đã được tạo ra, đó là Adamantium.

Adamantium có đặc tính siêu cứng do có cấu trúc phân tử liên kết cực kỳ bền chặt và ổn định, rất khó phá hủy, vượt xa Vibranium. Sau này, hợp kim tạo nên khiên Cap đã được gọi là “Proto-Adamantium”, coi như là phiên bản “tiền Adamantium”. Tuy nhiên, chi phí để sản xuất Adamantium vẫn rất đắt đỏ, nên các nhà nghiên cứu đã tạo thêm một dạng hợp kim khác kém bền hơn do ít Vibranium hơn, đó là Adamantium thứ cấp với độ cứng vượt cả titan, có thể sản xuất hàng loạt.

Trên đây là nguồn gốc của Vibranium và Adamantium trong vũ trụ Marvel. Vậy các bạn nghĩ sao về bài viết này nhỉ? Hãy để lại ý kiến cho mình biết nhé!

* Bài viết của Yasha chia sẻ tại box Vũ Trụ Phim Marvel

Nếu các bạn cũng là fan cứng của Marvel hay DC , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.

Bạn cần tìm thông tin dữ liệu và đọc review về phim Captain America: The First Avenger? Hãy truy cập vào DAN Wiki để có tất tần tật những nội dung bạn cần đấy: bấm vào đây

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Quang Sự trở thành Đội trưởng phá án trong Đội Điều Tra Số 7 mùa 2

Đức Nguyên

Đức Nguyên

Vừa xong dự án dài hơi Trạm Cứu Hộ Trái Tim, Quang Sự hóa thân thành Trung tá Đình Hùng, đội trưởng đội phá án trong phim hình sự Đội Điều Tra Số 7 mùa 2.

3 lý do xem phim Domino: Lối Thoát Cuối Cùng: Nhiều plot twist

Nga Cao

Nga Cao

Dự án điện ảnh hành động - xã hội đen Domino: Lối Thoát Cuối Cùng của đạo diễn Nguyễn Phúc Huy Cương cùng nam chính Thuận Nguyễn hứa hẹn sẽ thu hút giới mộ điệu

Thanh Sơn đã có tình mới sau Khả Ngân, cực "ngọt" trong phim mới

Đức Nguyên

Đức Nguyên

Nối tiếp thành công của những "phim giờ vàng", VTV lại tiếp tục cho ra mắt một tác phẩm mới mang tên Mình Yêu Nhau Bình Yên Thôi từ nhà sản xuất SK Pictures.

Sinh Vật Gyeongseong: Park Seo Joon không cứu được nội dung nhạt nhòa

Nga Cao

Nga Cao

Mùa 1 của Sinh Vật Gyeongseong có diễn biến, nội dung vô cùng rời rạc. Có lẽ điểm gây ấn tượng duy nhất là visual "10 điểm" của những diễn viên trong phim.

Hãy nói lời yêu: Thước phim chữa lành của mỹ nam Jung Woo Sung

Nga Cao

Nga Cao

Nhân vật của Jung Woo Sung tìm cách vượt qua những trở ngại do khiếm thính để kết nối với mọi người trong bộ phim Hãy nói lời yêu (Tell Me You Love Me).

Welcome to Samdalri: Ji Chang Wook chữa lành khán giả

Nga Cao

Nga Cao

Welcome to Samdalri (Chào Mừng Đến Samdalri) mang đến tiếng cười và sự chữa lành cho người xem. Ji Chang Wook, người đóng vai Cho Yong Pil thu hút mọi chú ý.