x

Đăng nhập

Comming soon...

Review phim

Âu Mỹ

Record of Ragnarok - Quá lan man!

Phúc Logic 12:52 - 26/06/2021

Sau sự đón nhận nồng nhiệt của khán giả toàn thế giới với loạt anime ngắn tập trong nửa đầu năm nay, Netflix phát hành Record of Ragnarok, dự án anime được mong chờ hàng đầu của mình vào hôm 17/6 vừa qua. Bộ phim được được chuyển thể từ manga cùng tên và được sản xuất bởi studio Graphinica và Warner Bros. Japan. Mùa phim đầu tiên gồm 12 tập với mỗi tập có độ dài trung bình khoảng 24 phút. 

Record of Ragnarok mở đầu với phiên tòa được diễn ra mỗi 1000 năm một lần của tất cả các vị thần trên thế giới để phán xét quyền sống còn của nhân loại. Các vị thần được dẫn dắt bởi Zeus đã bàn luận và đưa ra phán quyết con người phải bị diệt vong bởi những tội lỗi của họ đối với trái đất. Tuy nhiên, trong thời khắc cuối cùng, thủ lĩnh các Valkyrie - Brunhilde - xuất hiện và đã yêu tổ chức Ragnarok, giải đấu giữa 13 vị thần và 13 con người để quyết định liệu nhân loại có đáng được tồn tại.  

Tạo hình nhân vật Brunhilde đẹp mắt

Nhận được nhiều kỳ vọng khi được sản xuất bởi Graphinica, một studio khá mạnh về mảng đồ họa nhưng Record of Ragnarok có vẻ là một nỗi thất vọng lớn với mình về mặt hình ảnh lẫn nội dung. Dù cốt truyện và các tình tiết vẫn bám sát so với manga nhưng nhịp phim dài dòng với nhiều phân cảnh bị kéo dài một cách thừa thái. Mình thấy bộ phim được sản xuất theo phong cách giống như phim truyền hình Ấn Độ khi cứ đến mỗi cảnh điểm nhấn, khuôn mặt của các nhân vật với đủ loại biểu cảm được cường điệu lại được trưng lên trên màn hình. 

>>Xem thêm: Rating phim Penthouse 3 giảm ở tập 4 lên sóng tối qua

Tốc độ chuyển các phân cảnh cũng chậm bất thường khiến nhiều lúc có cảm giác giống như là xem slide powerpoint được lồng tiếng thay vì đang xem một bộ phim hoạt hình. Với người xem đã đọc manga như mình thì bộ phim không quá đặc sắc, nhưng mình cho rằng với những khán giả mới, nội dung của Record of Ragnarok khá là hấp dẫn khi mang tới những câu hỏi về bản chất của con người và thần linh. Phần flashback với những mẩu chuyện và giai thoại không quá phổ biến giúp khán giả mới có cái nhìn khác và rõ ràng hơn về các nhân vật cũng như tạo ra những nét thú vị so với quan điểm đại chúng. 

Zeus chiến đấu với Adam

Cảm nhận của mình, điểm sáng hiếm hoi về mặt hình ảnh Record of Ragnarok là mặt tạo hình khi hầu hết các nhân vật đều được thiết kế và vẽ rất linh hoạt, đặc biệt trong khâu biểu cảm. Tuy vậy, nhân vật mình thấy đẹp nhất trong manga là Poseidon lại không toát được hết vẻ đẹp khi lên phim khi bị đóng khung phong cách lạnh lùng và vô cảm. Các đại cảnh, đặc biệt là hình ảnh khán giả trên khán đài được vẽ khá sơ sài nhiều lần bị trùng lặp như những anime thập niên 90 của thế kỷ trước. Các phân cảnh chiến đấu với đồ họa máy tính cũng khá đơn giản và không sắc nét. 

>>Xem thêm: Phim mới của Nhậm Gia Luân đạt 18 triệu view chỉ sau 4 tiếng ra mắt

Cuộc chiến giữa Thor và Lữ Bố

Đội ngũ lồng tiếng của phim hoàn thành khá tốt công việc của mình khi mang đến phần hồn cho các nhân vật, đặc biệt là những trạng thái cảm xúc bùng nổ của Zeus và Brunhilde. Các nhân vật khác cũng được thể hiện khá lôi cuốn và hấp dẫn với những chất giọng rất đặc trưng đầy thu hút. Phần âm thanh của phim cũng đáng được khen ngợi, nhất là bộ phận foley khi các âm thanh phụ trong trận đánh được lồng vào rất chân thật và sắc nét. 

Trái ngược lại với những hiệu ứng âm thanh và lồng tiếng tốt, nhạc nền là một phần thất vọng lớn. Mình thấy bản nhạc mở đầu và kết thúc không quá phù hợp với kiểu phim mang tính sử thi và thần thoại như Record of Ragnarok. Nhạc nền trong phim cũng được thêm vào khá là dư thừa và ồn ào lấn át giọng nhân vật. Trường đoạn Zeus xuất hiện cùng bài giao hưởng Air on G String của Johann Bach được miêu tả trong nguyên tác là “giai điệu thần thánh”, nhưng khi lên phim lại được… remix một cách cẩu thả, nghe như nhạc… Vinahey!?

Nhìn chung mình đánh giá, dù Record of Ragnarok không hấp dẫn như kỳ vọng khi sở hữu một câu chuyện đầy hấp dẫn có sẵn trong manga nhưng với nội dung bề mặt khá thu hút về cuộc chiến giữa thần linh và con người cùng tạo hình nhân vật bắt mắt, bộ phim vẫn xứng đáng được mong chờ mùa phim tiếp theo. 

Bài viết của Phúc Logic gửi về Dienanh.net.

Xem thêm: 5 bộ phim Hàn Quốc chủ đề chuyện tình quân nhân lãng mạn đến nghẹt thở

Theo dõi DienAnh.Net để cập nhật tin tức phim ảnh mới và chính xác nhất.

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Trẻ trâu không đùa được đâu: Đậm chất rock, tình cảm “gà bông”

Nga Cao

Nga Cao

Trẻ trâu không đùa được đâu là bộ phim Thái Lan xây dựng câu chuyện về thiếu nhi và thanh thiếu niên. Tác phẩm có nhiều điểm đáng nhớ dù tồn tại thiếu sót.

Paris Has Fallen: Bộ phim hành động cực đã, cuốn hút từng tập trên K+

Hải Lệ

Hải Lệ

Lấy bối cảnh Paris, các tập phim Paris Has Fallen trên K+ xoay quanh âm mưu của một kẻ khủng bố cực đoan với kế hoạch đe dọa an ninh quốc gia và chính phủ Pháp.

Công tử Bạc Liêu gần gũi với thế hệ gen Z như thế nào?

Nga Cao

Nga Cao

Phim điện ảnh Công tử Bạc Liêu - Tác phẩm mới của Song Luân hứa hẹn thu hút đối tượng khán giả gen Z vì khắc họa tính cách nam chính Ba Hơn trẻ trung, gần gũi.

Làm Giàu Với Ma: Phim kinh dị còn nhiều thiếu sót của Hoài Linh

Nga Cao

Nga Cao

“Làm giàu với ma" - phim có Tuấn Trần, NSƯT Hoài Linh đóng chính kết hợp phong cách tình cảm - gia đình với kinh dị.

Quỷ Ăn Tạng (Tee Yod): Vẫn giữ được sự rùng rợn của nguyên tác

Nga Cao

Nga Cao

Quỷ Ăn Tạng xứng danh là bộ phim kinh dị "nặng đô" đạt doanh thu cao nhất tại "Xứ Chùa Vàng", phim vẫn giữ được những điều cốt lõi của câu chuyện nguyên tác.

Quỷ Cẩu: Truyền tải được nhiều thông điệp nhưng làm kỹ xảo chưa tốt

Lindo

Lindo

Quỷ Cẩu có nội dung chỉn chu, quy tụ dàn diễn viên thực lực của cả hai miền Nam - Bắc nhưng phần hiệu ưng, kỹ xảo của phim được làm chưa thực sự tốt.