x

Đăng nhập

Comming soon...

Review phim

Hàn

Seoul Station: Cùng chủ đề zombie nhưng khốc liệt hơn Train To Busan

Bánh Đúc 19:00 - 01/05/2022

Nếu so sánh với Train To Busan thì Bánh Đúc thấy Khởi Nguồn Đại Dịch khốc liệt và khắc họa rõ tính chính trị xã hội hơn nhiều. Mặc dù là phiên bản hoạt hình về sự hoành hành của zombie, nhưng Khởi Nguồn Đại Dịch vẫn có một cốt truyện khá hay mà qua đó phơi bày những sự thật đầy tăm tối của xã hội hiện đại tại Seoul.

Có lẽ một số người nghĩ Khởi Nguồn Đại Dịch mang tính chất chính trị khiến cảm giác xem nặng nề hơn Train To Busan, nếu không cẩn thận rất dễ sa vào thể loại này thay vì tính kinh dị mà nó đã được gắn mác từ đầu. 

Thế nhưng, Bánh Đúc thấy đây là nét đặc trưng vốn có của các tác phẩm kinh dị Hàn Quốc, điển hình là Quái Vật Sông Hàn, The Flu, Alive… mang rõ màu sắc kinh dị nhưng vẫn khắc họa đủ bức tranh chính trị xã hội. Qua đó, mình thấy được một sự phản ánh gay gắt đối với phân tầng xã hội và tác động của con người với con người.

>>> Xem thêm: Seoul Station: Zombie trong phim không đáng sợ bằng con người

Khởi Nguồn Đại Dịch không phải là tiền truyện và cũng không có bất kỳ yếu tố nào liên quan đến Train To Busan như mọi người đã đề cập. 

Theo thông tin mình tìm hiểu được, đạo diễn Yeon Sang Ho có cảm hứng về loạt phim thây ma và muốn phản ánh bộ mặt ghẻ lạnh của con người dưới mác của một tác phẩm kinh dị. Đó là lý do Khởi Nguồn Đại Dịch được ra đời trước Train To Busan và không thể qua khỏi sự kiểm duyệt gắt gao bởi tác phẩm quá nặng đô so với một phim hoạt hình.

Bánh Đúc thấy rõ điểm chung ở các tác phẩm xoay quanh vấn đề bệnh dịch hay thây ma đó là khắc họa chân thật sự ghẻ lạnh của con người và những thực trạng của việc phân tầng xã hội, giai cấp. Khởi Nguồn Đại Dịch cũng vậy, mở đầu phim là hình ảnh một ông lão vật vờ bước đi dưới ánh hoàng hôn, dường như ông đã cần sự cầu cứu của mọi người, nhưng đổi ngược lại là cái nhìn thờ ơ, sự chê bai mùi cơ thể.

Mình khá thích cách bộ phim đưa góc máy tập trung vào ông lão và dần dần hướng ra xa để bước chân của người dân hiện lên khung hình một cách dày đặc. Rõ ràng kịch bản tạo một phân đoạn mở đầu không cần quá nhiều lời thoại, cũng không tập trung xây dựng nhân vật chính. Ngược lại, vài phút đầu tiên mình hiểu được sự thật nhẵn nhụi cũng như thông điệp chính đạo diễn Yeon Sang Ho muốn truyền tải.

Chính những bước chân cứ thế lướt qua điệu bộ nguy kịch của ông lão đang thở hổn hển kia đủ để Bánh Đúc hiểu Khởi Nguồn Đại Dịch thật sự khốc liệt thế nào. Không hẳn là zombie cũng không phải quá khứ đầy vết nhơ của Hye Sun (Shim Eun Kyung lồng tiếng), mà là cảnh tượng “sống chết mặc bay” của xã hội hiện đại.

Nhìn chung, bao trùm bộ phim một màu sắc cực kỳ u ám khi nhà làm phim phác họa gam màu u tối và lấy mốc thời gian tập trung từ chiều hoàng hôn nóng bức đến ban đêm hẻo lánh và chừa chỗ cho những tiếng than vãn của lũ thây ma kia.

Nếu như Train To Busan tập trung xây dựng câu chuyện trên chiếc xe lửa chật hẹp, thì Khởi Nguồn Đại Dịch lại mở rộng bối cảnh hơn khi phác họa lên khung hình cả một Seoul đô thị bậc nhất. 

Mình thấy rõ con người nơi đây họ sẵn sàng chiến đấu vì lợi ích cá nhân và giẫm đạp lên tất cả để chọn cho bản thân một chỗ an toàn, mặc dù có sự thay đổi về phương tiện di chuyển cũng như mạch truyện chậm hơn so với Train To Busan, nhưng điều đó vẫn khiến Khởi Nguồn Đại Dịch có một chiều sâu nhất định trong cách kể chuyện.

>>> Xem thêm: Khởi Nguồn Đại Dịch: Phim zombie thể hiện sự hỗn độn của con người

Theo Bánh Đúc, anime tuy không phải là thế mạnh của điện ảnh Hàn Quốc, nhưng nếu để Nhật Bản khai thác ý tưởng này thì mình lại cảm thấy không hấp dẫn bằng xứ sở Kim Chi. Điện ảnh xứ Hàn bao đời này vẫn được đánh giá là bậc thầy của ý tưởng làm phim về bệnh dịch, zombie. Khi qua tay các đạo diễn cũng như được chấp bút bởi các nhà biên kịch, những “đặc sản” ấy lại được thể hiện một cách gần gũi và thực tế hơn bao giờ hết.

Không khí và màu sắc trong phim hiện lên đủ khiến Bánh Đúc cảm giác đáng sợ theo, sợ nhất chính là sự vô tâm của con người.

Mặc dù mạch phim không nhanh đến độ “chóng mặt” như Train To Busan hay các phim cùng chủ đề khác, nhưng Khởi Nguồn Đại Dịch lại có hướng đi chậm vừa đủ, để mình cảm nhận rõ sự mở rộng của bối cảnh chính trị xã hội dưới hình thức một tác phẩm hoạt hình.

Trong phim, các nhân vật đều được tập trung xây dựng rõ tình trạng cá nhân của họ, điều đó có ý nghĩa rằng mỗi nhân vật đều có một câu chuyện nhất định và đạo diễn Sang Ho đã cố gắng tạo chiều sâu, mở hẳn một không gian riêng để mỗi người tự vẽ nên những trang truyện của riêng mình. 

Qua đó Bánh Đúc thấy được, không chỉ Hye Sun mà Ki Woong và tay ma cô của Hye Sun cũng có riêng những nỗi sợ nảy sinh trong chính kịch bản của cuộc đời.

Câu chuyện của Khởi Nguồn Đại Dịch hay hơn Train To Busan ở một điểm đó là kịch bản khôn khéo tạo một vòng cung trong mối quan hệ giữa các nhân vật với nhau và ảnh hưởng của nó lên toàn bộ bối cảnh. Thay vì Train To Busan mình phải lung lay trước tình cảm gia đình, tình chị em, tình yêu trai gái, thì Khởi Nguồn Đại Dịch lại khiến mình mũi lòng trước những diễn biến ở thời điểm đó. Bánh Đúc thấy sự lây nhiễm ở phim này không hẳn là dịch tễ, mà nó còn mang tính xã hội. 

Suy cho cùng, Khởi Nguồn Đại Dịch có một mạch phim khá chậm và mọi thứ diễn ra đều tập trung vào việc phản ánh tình trạng chung của xã hội thời đại. Nếu để chọn một tác phẩm gây cấn, hồi hộp như Train To Busan thì Khởi Nguồn Đại Dịch chưa đủ tạo sự thót tim nhất định, nhưng muốn có thêm những thông điệp mới hay thẩm thấu điều gì đó sau khi xem phim, thì đây là tác phẩm có nhiều thứ để nói đấy.

*Bài viết của Bánh Đúc gửi về DienAnh.Net.

Xem đầy đủ thông tin và review hay về Khởi Nguồn Đại Dịch tại Thư Viện PhimThe Amazing Film nhé.

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Trẻ trâu không đùa được đâu: Đậm chất rock, tình cảm “gà bông”

Nga Cao

Nga Cao

Trẻ trâu không đùa được đâu là bộ phim Thái Lan xây dựng câu chuyện về thiếu nhi và thanh thiếu niên. Tác phẩm có nhiều điểm đáng nhớ dù tồn tại thiếu sót.

Paris Has Fallen: Bộ phim hành động cực đã, cuốn hút từng tập trên K+

Hải Lệ

Hải Lệ

Lấy bối cảnh Paris, các tập phim Paris Has Fallen trên K+ xoay quanh âm mưu của một kẻ khủng bố cực đoan với kế hoạch đe dọa an ninh quốc gia và chính phủ Pháp.

Công tử Bạc Liêu gần gũi với thế hệ gen Z như thế nào?

Nga Cao

Nga Cao

Phim điện ảnh Công tử Bạc Liêu - Tác phẩm mới của Song Luân hứa hẹn thu hút đối tượng khán giả gen Z vì khắc họa tính cách nam chính Ba Hơn trẻ trung, gần gũi.

Làm Giàu Với Ma: Phim kinh dị còn nhiều thiếu sót của Hoài Linh

Nga Cao

Nga Cao

“Làm giàu với ma" - phim có Tuấn Trần, NSƯT Hoài Linh đóng chính kết hợp phong cách tình cảm - gia đình với kinh dị.

Quỷ Ăn Tạng (Tee Yod): Vẫn giữ được sự rùng rợn của nguyên tác

Nga Cao

Nga Cao

Quỷ Ăn Tạng xứng danh là bộ phim kinh dị "nặng đô" đạt doanh thu cao nhất tại "Xứ Chùa Vàng", phim vẫn giữ được những điều cốt lõi của câu chuyện nguyên tác.

Quỷ Cẩu: Truyền tải được nhiều thông điệp nhưng làm kỹ xảo chưa tốt

Lindo

Lindo

Quỷ Cẩu có nội dung chỉn chu, quy tụ dàn diễn viên thực lực của cả hai miền Nam - Bắc nhưng phần hiệu ưng, kỹ xảo của phim được làm chưa thực sự tốt.