x

Đăng nhập

Comming soon...

Review phim

Hàn

Seoul Station: Zombie trong phim không đáng sợ bằng con người

Salonpas 16:00 - 28/04/2022

Dạo gần đây có vẻ zombie hot để khai thác điện ảnh, về mảng hoạt hình cùng chủ đề trên thì mình lại thấy còn khá là hiếm. Vì vậy nên mình muốn giới thiệu đến các bạn bộ hoạt hình Seoul Station do đạo diễn Yeon Sang Ho cầm trịch, người từng gây sốt với bộ phim zombie đình đám xứ Hàn - Train To Busan.

Seoul Station được ra đời trước Train To Busan nữa cơ nhưng do bộ phim mang màu sắc khá đen tối so với hoạt hình nên không dám công chiếu. Nhưng sau khi những thành công vượt bậc như mọi người đều đã biết về bộ phim zombie xuất sắc nhất châu Á thì hãng phim đã mạnh dạn tung ra để “bonus” thêm cho sức nóng của đề tài này. 

Một điều mình cần khẳng định lại là Seoul Station không phải là tiền truyện hay phần tiếp theo của Train To Busan như mọi người đang nhầm lần. Đơn giản chỉ là đạo diễn khoái chủ đề này quá nên làm hai phim một lúc thôi, nói chung là na ná nhau nhưng không liên quan gì hết.

Nếu ở Train To Busan hiện lên là những hình ảnh con người thị dân với đa số đều là những người có định hướng rõ ràng thì ở Seoul Station, màu sắc càng u tối hơn khi tất cả nhân vật trong phim đều là những người dưới tầng đáy của xã hội, những người vô gia cư, những cô gái sống về đêm… và đặc biệt bọn họ đều không có nhà để về.

Seoul Station là câu chuyện xoay quanh về một cơn đại dịch zombie, u ám hơn tất thảy. Mở đầu bằng cảnh ông cụ có vết thương trên cổ loạng choạng đến ga Seoul mà không một ai quan tâm chú ý. Chỉ có người bạn chung cảnh ngộ vô gia cư của ông nhận thấy điều bất thường chạy đến xem.

 >>> Xem thêm: Ê Ông Già, Yêu Ha: Phim ngôn tình không tới, mô tuýp xưa cũ

Khung cảnh trong Seoul Station hiện lên thật tồi tàn, tồi tàn vì số phận của những con người thấp bé đang bị ghẻ lạnh bởi chính xã hội loài người, một xã hội mà nên văn minh có thể đạt đến bất cứ thành tựu thứ gì mà cảm xúc thì dần nguội lạnh. 

Chính sự vô cảm đó cũng một phần khiến cho cả thành phố phải chuẩn bị đối mặt với một cơn đại dịch đáng sợ. Người đàn ông đã biến thành zombie và tấn công mọi người, khung cảnh trở nên khủng hoảng và tan hoang nhất.

Đến đây thì nhân vật chính là cô nàng Hye Sun của chúng ta xuất hiện. Cô “kiều nữ” vừa xảy ra tranh cãi với gã bạn trai lưu manh Ki Woong xong thì đã gặp cảnh tượng “trời thần đất lỡ” đáng sợ kia, những thây ma đang truy cùng đuổi tận cô nàng. 

Trong lúc Hye Sun tháo chạy, bố cô cũng đang nóng lòng tìm đứa con gái của mình, Ki Woong cũng đang truy tìm cô. Cả ba vô tình rơi vào cuộc rượt đuổi khốc liệt nhất cuộc đời.

Chưa hết, qua quá trình đấu tranh khốc liệt với đám zombie tưởng rằng đã êm xui thì thứ họ chuẩn bị đối mặt là sự lạnh lùng đến tàn bạo của lực lượng chức năng với những người bước ra từ thành phố này.

Dù không có nhiều thế mạnh trong lĩnh vực hoạt hình như anime ở Nhật Bản nhưng không khí và màu sắc của Seoul Station được hiện lên khá rõ nét, đủ khiến cho mình hồi hộp và sợ theo tình tiết của phim. Các cảnh hành động hay cảnh khắc họa những con zombie cũng khiến người yếu bóng vía như mình phải che mắt.

Như mình đã nói, đây là một bộ hoạt hình đen tối không chỉ vì màu sắc u ám nó mang lại, mà còn là những tầng thông điệp được thể hiện khéo léo qua từng thước phim. Bộ phim không ngại lột tả những góc khuất của xã hội đương thời Hàn Quốc thông qua những hình tượng nhân vật mà phim hướng đến. Điều này khiến mình có cảm tình khá lớn với điện ảnh xứ sơ kim chi nói chung và bộ Seoul Station nói riêng.

Ngoài sự dửng dưng trong cảm xúc, bộ phim còn khai thác về việc phân chia giai cấp, phân biệt giàu nghèo, một hiện trạng thường bắt gặp khá nhiều trong điện ảnh của đất nước Hàn Quốc. Điều đó được thể hiện rõ qua sự đào sâu thảm kịch vào những nhân vật bần cùng là chủ yếu, là những ông cụ vô gia cư, những cô gái làng chơi, hay những gã đàn ông không sự nghiệp không địa vị.

Điều sâu sắc nhất mình cảm nhận trong bộ phim chính là nỗi sợ sệt về zombie không hề đáng sợ bằng chính sự nhẫn tâm đẩy người khác vào nguy hiểm vì lợi ích của bản thân. Đó là một sự ích kỷ vô nhân đạo mà có lẽ bộ phim cũng đang muốn lên án trong một xã hội dần chai sạn cảm xúc này.

 >>> Xem thêm: Nghề Siêu Dễ: Phim "trúa hề" mấy má ơi, miếng hài quăng là dính

Coi phim này kiểu mình bị cuốn vô mấy cái mảng thông điệp rồi những bối cảnh, câu chuyện đằng sau liền luôn thì đủ chứng tỏ đạo diễn đã làm tốt cỡ nào ha.

Khuyến khích là nên xem để được cảm nhận rõ nhất, bữa con Train To Busan đã thấy hay quá trời rồi mà bộ Seoul Station này đạo diễn Yeon Sang Ho còn làm cho mình cảm giác nặng nề hơi nữa. 

Cân nhắc cho mấy bạn muốn thư giãn nhẹ nhàng thì né bộ phim này ra nha, vì coi xong sẽ thôi thúc nhiều suy nghĩ lắm đó.

Bài viết được Salonpas gửi về cho DienAnh.net

Cập nhật đầy đủ thông tin về Seoul Station tại Thư Viện Phim nhé.

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Làm Giàu Với Ma: Phim kinh dị còn nhiều thiếu sót của Hoài Linh

Nga Cao

Nga Cao

“Làm giàu với ma" - phim có Tuấn Trần, NSƯT Hoài Linh đóng chính kết hợp phong cách tình cảm - gia đình với kinh dị.

Quỷ Ăn Tạng (Tee Yod): Vẫn giữ được sự rùng rợn của nguyên tác

Nga Cao

Nga Cao

Quỷ Ăn Tạng xứng danh là bộ phim kinh dị "nặng đô" đạt doanh thu cao nhất tại "Xứ Chùa Vàng", phim vẫn giữ được những điều cốt lõi của câu chuyện nguyên tác.

Quỷ Cẩu: Truyền tải được nhiều thông điệp nhưng làm kỹ xảo chưa tốt

Lindo

Lindo

Quỷ Cẩu có nội dung chỉn chu, quy tụ dàn diễn viên thực lực của cả hai miền Nam - Bắc nhưng phần hiệu ưng, kỹ xảo của phim được làm chưa thực sự tốt.

Một Mình Vẫn Ổn't: Tình đầu tan chảy chậm rãi với nhiều dư vị

Nga Cao

Nga Cao

Bộ phim gây ấn tượng với cốt truyện đơn giản nhưng gởi gắm nhiều thông điệp sâu sắc cùng hương vị tình đầu tan chảy chậm rãi trong từng thước phim.

Đế chế Napoleon: Thiên sử thi hoành tráng nhưng còn nhiều thiếu sót

Nga Cao

Nga Cao

Joaquin Phoenix đầy mê hoặc khi hóa thân thành hoàng đế nước Pháp lừng danh trong siêu phẩm của Ridley Scott - Đế chế Napoleon.

Cô giáo em là số một: Thiện chiến thắng ác trong môi trường học đường

Nga Cao

Nga Cao

Cô Giáo Em là Số 1 - Brave Citizen: Quá trình “thực hiện công lý” của cô giáo trung học mang đến cho khán giả những cảm xúc sảng khoái và dễ chịu.