x

Đăng nhập

Comming soon...

Blog Phim

Âu Mỹ

Tạo hình nhân vật: Điểm yếu trong các bộ phim live-action của Disney

Châu Hải Bình 16:35 - 18/09/2022

Cũng giống như nhiều khán giả, tuổi thơ của mình gắn liền với những bộ phim hoạt hình của Disney. Vì thế mà khi thấy hãng lên kế hoạch chuyển thể thành phiên bản live-action, mình đã cực kỳ mong chờ đến ngày được thưởng thức chúng dưới một phong cách hoàn toàn mới. Mặc dù chất lượng có phần trồi sụt, song không thể phủ nhận rằng các nhà làm phim đã thổi làn gió hiện đại vào các câu chuyện cổ tích kinh điển và hòa quyện nó một cách hoàn hảo với các giá trị cốt lõi. 

Thế nhưng trong bài viết lần này, hãy khoan bàn đến nội dung. Mình muốn chỉ ra một yếu tố mà gần như là điểm yếu chí mạng của mọi bộ phim live-action nếu đem ra so sánh với phiên bản hoạt hình của nó. Đó chính là tạo hình của các nhân vật, mà cụ thể ở đây là các nhân vật không phải con người.

Trong thế giới cổ tích của Disney, các nàng công chúa tuy được xây dựng với hình ảnh, xuất thân khác nhau song câu chuyện của họ ít nhiều đều có điểm chung, điều mà đã được thừa nhận trong một phân cảnh hài hước ở phim Ralph Break the Internet

Dù là ai thì bên cạnh họ luôn phải có một người bạn đồng hành hài hước, dễ thương và đây thường là các loài động vật, như những chú chuột trong Cinderella, rồng Mushu trong Mulan, tắc kè Pascal trong Tangled,…Đặc biệt hơn nữa thì chúng ta có người tuyết Olaf trong Frozen. Bên cạnh việc bầu bạn với các nàng công chúa, các nhân vật này còn đóng vai trò như một cây hài, giúp bộ phim trở nên thân thiện với đối tượng khán giả nhí và thậm chí còn được yêu mến hơn cả nhân vật chính.

Khi chuyển thể phim hoạt hình thành live-action đồng nghĩa toàn bộ hình ảnh từ định dạng đồ họa 2D, 3D sẽ chuyển sang full HD, 4K, mang tính thực tế nhất có thể. Thế nhưng, trong khi Disney phô diễn trình độ CGI tinh xảo của mình và tự hào trước nỗ lực hiện thực hóa các nhân vật hoạt hình thì đối với mình đây giống như cơn ác mộng vậy. 

Nếu như để tìm diễn viên phù hợp với tạo hình nhân vật chính như nguyên mẫu đã là khó, thì việc tạo ra những con vật từ CGI mà vẫn giữ được cái hồn như ở bản gốc là điều bất khả thi. Ví dụ như hai chú chuột trong phim hoạt hình Cinderella vốn là những nhân vật rất dễ thương, tinh nghịch. Nhưng khi chuyển sang live-action lại khiến khán giả khóc thét vì hiện nguyên hình là những con chuột cống.

Một trường hợp điển hình nữa chính là The Lion King với 99% cảnh phim được dựng bằng kỹ xảo. Và tất nhiên bao gồm cả các nhân vật. Nhìn vào đó, điều đầu tiên khiến mình hoang mang chính là không thể phân biệt được ai với ai, bởi vì con sư tử nào cũng na ná nhau. Điều thứ hai khiến mình thất vọng là ở tạo hình của hai nhân vật Timon và Pumbaa. Disney xứng đáng có được điểm 10 trong bài văn tả thực này nhưng xét đến yếu tố nghệ thuật và phù hợp với thị hiếu khán giả thì chỉ được điểm âm mà thôi.

Tệ hơn nữa là mình cũng không thấy được tính cách của các nhân vật thể hiện qua biểu cảm gương mặt hay cử chỉ, bởi suốt cả phim lũ sư tử CGI ấy chỉ trưng ra bộ dạng vô hồn, trăm cảnh như một. Cái mà người xem cần là một gương mặt phúc hậu của Mufasa khi dạy dỗ con trai, hay một Simba láu cá luôn bật cười khoái trí trước những trò phá phách của mình. Tất cả những điều ấy, live-action sẽ không bao giờ có thể làm được giống như phim hoạt hình.

Để khắc phục điểm yếu chí mạng này, mình nghĩ Disney có thể kết hợp giữa live-action và đồ họa hoạt hình. Đây không phải là phong cách gì mới lạ bởi Nhà Chuột từng áp dụng với hai phần phim Mary Poppins rồi. Warner Bros. cũng đã sử dụng đồ họa để tạo nên hai nhân vật Tom và Jerry trong bản live-action ra mắt năm 2021 và cá nhân mình thấy phần hình ảnh khác là mượt mà.

Trong tương lai, chắc chắn Disney sẽ còn nhiều dự án live-action đang ấp ủ. Bên cạnh những tranh cãi về diễn viên thủ vai thì mình thấy tạo hình nhân vật cũng là điều mà hãng phim này thực sự phải cân nhắc và cải thiện nếu như không muốn phá hỏng tuổi thơ của nhiều khán giả.

* Bài viết của Châu Hải Bình chia sẻ tại box Phim Âu Mỹ

Nếu bạn là fan cứng của các phim Disney , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.

Bạn cần tìm thông tin dữ liệu và đọc review về phim Nàng Tiên Cá? Hãy truy cập vào DAN Wiki để có tất tần tật những nội dung bạn cần đấy: bấm vào đây

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Quang Sự trở thành Đội trưởng phá án trong Đội Điều Tra Số 7 mùa 2

Đức Nguyên

Đức Nguyên

Vừa xong dự án dài hơi Trạm Cứu Hộ Trái Tim, Quang Sự hóa thân thành Trung tá Đình Hùng, đội trưởng đội phá án trong phim hình sự Đội Điều Tra Số 7 mùa 2.

3 lý do xem phim Domino: Lối Thoát Cuối Cùng: Nhiều plot twist

Nga Cao

Nga Cao

Dự án điện ảnh hành động - xã hội đen Domino: Lối Thoát Cuối Cùng của đạo diễn Nguyễn Phúc Huy Cương cùng nam chính Thuận Nguyễn hứa hẹn sẽ thu hút giới mộ điệu

Thanh Sơn đã có tình mới sau Khả Ngân, cực "ngọt" trong phim mới

Đức Nguyên

Đức Nguyên

Nối tiếp thành công của những "phim giờ vàng", VTV lại tiếp tục cho ra mắt một tác phẩm mới mang tên Mình Yêu Nhau Bình Yên Thôi từ nhà sản xuất SK Pictures.

Sinh Vật Gyeongseong: Park Seo Joon không cứu được nội dung nhạt nhòa

Nga Cao

Nga Cao

Mùa 1 của Sinh Vật Gyeongseong có diễn biến, nội dung vô cùng rời rạc. Có lẽ điểm gây ấn tượng duy nhất là visual "10 điểm" của những diễn viên trong phim.

Hãy nói lời yêu: Thước phim chữa lành của mỹ nam Jung Woo Sung

Nga Cao

Nga Cao

Nhân vật của Jung Woo Sung tìm cách vượt qua những trở ngại do khiếm thính để kết nối với mọi người trong bộ phim Hãy nói lời yêu (Tell Me You Love Me).

Welcome to Samdalri: Ji Chang Wook chữa lành khán giả

Nga Cao

Nga Cao

Welcome to Samdalri (Chào Mừng Đến Samdalri) mang đến tiếng cười và sự chữa lành cho người xem. Ji Chang Wook, người đóng vai Cho Yong Pil thu hút mọi chú ý.