x

Đăng nhập

Comming soon...

Review phim

Khác

The Night: Đêm kinh hoàng không hồi kết trong khách sạn ma ám

Lọ Lem 06:00 - 15/03/2022

The Night (Đêm trói buộc) là bộ phim kinh dị, giật gân xoay quanh cặp vợ chồng Babak (Shahab Hosseini thủ vai) và Neda (Niousha Jafarian thủ vai) cùng cô con gái mới sinh mà mình vừa đi xem về. 

Họ là người Iran đang chuyển đến Mỹ để sinh sống. Nhìn vào cặp vợ chồng tưởng chừng như không có gì xảy ra cho đến khi đêm đến, cả gia đình quyết định tá túc tại khách sạn vắng vẻ có tên là Normandie ở Los Angeles.

The Night mở đầu với sự kiện Babak đưa vợ cùng cô con gái của mình đến nhà một người bạn ở Los Angeles ăn tối. Tại đây họ đã cùng nhau chơi một trò chơi, xét về luật chơi thì khá giống với trò Ma Sói ở Việt Nam. 

Tính cách của con người thường sẽ được bộc lộ rõ nhất thông qua việc tương tác với một thứ gì đó. Nhờ vào trò chơi này, đạo diễn Kourosh Ahari đã lồng ghép vào đó các câu thoại, làm cho tính cách của các nhân vật được hé lộ một cách vô cùng khéo léo. 

Cặp vợ chồng của Babak và Neda nhìn bề ngoài vui vẻ, hạnh phúc nhưng bên trong lại ẩn chứa rất nhiều bí mật. Mối quan hệ giữa hai người dường như đã rạn nứt từ lâu.

Babak là người đạo mạo nhưng lại có phần gia trường và xa cách với gia đình. Đạo diễn Kourosh Ahari cũng đã cố tình “để lộ” ý định tìm người mới của Babak qua một câu thoại vu vơ. 

Trước giờ chúng ta thường cho là những câu nói bông đùa thì không đáng tin cậy, không nên để tâm. Thế nhưng, thực tế thì những câu nói bộc phát đó lại là những lời lẽ thật lòng nhất. Như câu nói của Babak, rõ ràng nó phản ánh tình trạng hôn nhân không mấy hạnh phúc của vợ chồng anh và mong muốn tìm một “lối thoát” cho cả hai. 

Neda cũng vậy, tuy là không có câu thoại nào để lộ thông tin về đời sống hôn nhân của hai người nhưng trong suốt bữa tiệc Neda luôn tỏ ra không thoải mái khi người khác nhắc đến chuyện con cái và quá khứ khi gia đình cô còn sống ở Iran. Điều đó cũng nhằm hé lộ rằng đã có những điều bất ổn xảy ra trong quá khứ của hai vợ chồng. 

Sau bữa tiệc, Babak chuếnh choáng và bị cơn đau răng hành hạ. Tuy không thể tự chủ nhưng anh vẫn nhất quyết không để vợ lái xe. Trên đường đi, Babak đã vô tình gây ra chuyện với một con mèo đen trên đường. Sau đó, hai vợ chồng xảy ra một cuộc cãi vã nghiêm trọng. Không thể đi tiếp được nữa, Babak buộc phải đưa gia đình vào một khách sạn gần đó để qua đêm.

Tại khách sạn này, họ bắt đầu gặp những hiện tượng kỳ lạ. Neda bắt gặp một cậu bé trông lạ hoắc nhưng lại luôn miệng gọi cô bằng mẹ. Babak lại bị một cô gái trẻ ám ảnh, dí sát và buộc anh tiết lộ sự thật. Sau đó, những sự kiện như vậy liên tục lặp lại và ngày càng dữ dội hơn, buộc họ phải thành thật với chính bản thân và vợ hoặc chồng của mình.

The Night không lạm dụng những tình huống hù dọa jump-scare giật gân như một số phim kinh dị khác mà thay vào đó là xây dựng không khí hồi hộp, bất ngờ bằng những thủ thuật quay phim, âm thanh và những tình tiết khơi gợi sự tò mò cho mình.

Ngay từ những phút đầu phim, The Night đã tạo cho mình một cảm giác bí ẩn, tò mò, khiến mình muốn tìm hiểu về backstory của các nhân vật và nguyên nhân của những sự kiện siêu nhiên xảy đến với họ. 

>>> Xem thêm: Đêm Trói Buộc và những phim kinh dị gây ám ảnh với bối cảnh khách sạn

Là bộ phim thuộc thể loại kinh dị nhưng dường như “kinh dị” chỉ là cái cớ để đạo diễn Kourosh Ahari đem tới cho mình một kịch bản phim tâm lý phức tạp và ẩn chứa nhiều thông điệp sâu sắc. Yếu tố kinh dị ở đây chính là phương tiện để nhân vật trong câu chuyện đối diện với những nỗi sợ nguyên thủy đang được ẩn giấu bên trong mình.

Ẩn sâu bên trong câu chuyện vào buổi đêm tại khách sạn Normandie là sự mâu thuẫn, giằng xé nội tâm dữ dội của cặp vợ chồng Babak và Neda. Cả hai đều có những bí mật, những tội lỗi đang che giấu bạn đời của mình. 

Những nhân vật mà Babak và Neda gặp trong khách sạn tăm tối đó chính là hình ảnh tượng trưng cho những “con quỷ” đang ngự trị trong tâm hồn họ. Nếu không tìm cách thoát ra, không chịu đối diện với những nỗi sợ đó, nó sẽ ngày càng trở nên lớn mạnh, còn họ sẽ ngày càng trở nên yếu thế. Nó sẽ ăn dần, ăn mòn và phá hỏng cuộc đời của họ. 

The Night không đi đến một kết thúc trọn vẹn mà chọn cách “bỏ lửng”, tạo một cái kết mở để mình tự suy ngẫm về câu chuyện này. Với mình, đây là một sự lựa chọn thông minh của đạo diễn Kourosh Ahari vì nó có thể mang lại trải nghiệm điện ảnh thú vị cho khán giả về cả mặt thị giác lẫn tư tưởng. 

Trong The Night, Kourosh Ahari đã thể hiện sự độc đáo, tài tình của mình trong cách kể chuyện. Các nhân vật dần cởi bỏ lớp áo ngụy trang của mình qua từng câu thoại, từng chi tiết nhỏ. Ông cho khán giả tự “đoán” tính cách của nhân vật qua những gì mà họ “thấy”, họ “cảm nhận” chứ không hề đưa ra thông tin và bắt ép khán giả phải tin vào điều đó. 

Cũng chính vì vậy mà The Night đòi hỏi khán giả phải tập trung xem xét và chắp nối dữ kiện trong suốt bộ phim để có cho mình những cảm nhận riêng về nhân vật và câu chuyện. 

Một điểm táo bạo trong tư duy làm phim của Kourosh Ahari là ông đã dám đưa thuyết vũ trụ vào tác phẩm của mình mà vẫn giữ mạch truyện rành mạch, không hư cấu. 

The Night mở đầu với dòng chữ: “Đa vũ trụ và chỉ một vũ trụ, và một vũ trụ chân chính…!?”. Điều này cũng nhằm hé lộ một điều rằng các sự kiện sắp sửa diễn ra trong khách sạn sẽ tồn tại ở dạng những vũ trụ song song. Trong đó, Babak đã nhìn thấy nhiều số phận khác nhau của gia đình và chính bản thân mình. Trong đó chỉ có một vũ trụ là thật, còn lại, tất cả đều là ảo giác. 

>>> Xem thêm: The Ex (Bồ Cũ): Điều gì đáng sợ hơn bồ cũ, là bồ cũ đã mất quay về ám

Còn “vũ trụ chân chính” được nhắc đến cùng dấu hỏi nghi vấn chính là tương lai của nhân vật, không được nhắc đến trong phim. Trong The Night chỉ có một “lối thoát” duy nhất cho tất cả nhân vật, muốn thoát khỏi đa vũ trụ đó để đến với vũ trụ chân chính thì bắt buộc Babak và Neda phải thành thật với nhau, nói ra hết những bí mật khiến cho mối quan hệ giữa hai người bị rạn nứt. 

Xuyên suốt The Night cũng cài cắm một hệ thống những hình ảnh ẩn dụ dày đặc. Căn bệnh đau răng của Babak tượng trưng cho nỗi khổ trong lương tâm của anh về những điều sai trái đang che giấu vợ con. Hình xăm đôi của hai vợ chồng là biểu tượng cho những bí mật của họ.

Con gái sơ sinh của hai vợ chồng thì đại diện cho sự thật, sự ngây thơ, trong sáng. Đó là điều quý giá nhất. Qua hình ảnh cô bé, Kourosh Ahari muốn truyền đi thông điệp bảo vệ trẻ em, đừng khiến cho con trẻ phải bị ảnh hưởng bởi những sai lầm do cha mẹ phạm phải. Và hãy cho trẻ em được là “trẻ em”, đừng để chúng phải gánh gồng thêm một trách nhiệm nào nữa. 

Nếu ai đã từng xem qua Perfect StrangersThe Shining thì mình chắc chắn sẽ cảm nhận được sự quen thuộc trong cách truyền tải cảm xúc của The Night. Với hệ thống ẩn dụ nhiều tầng nghĩa và cách gợi mở vấn đề vô cùng thông minh của Kourosh Ahari, mỗi khán giả khi xem phim đều có thể nhìn vào đó để rút ra được bài học cho bản thân mình. 

Tóm lại, The Night là một bộ phim kinh dị đúng chất “kinh dị” vì nó đánh động vào những nỗi sợ bên trong bản thân của mỗi con người. Không jump-scare, giật gân, hù dọa nhưng vẫn có thể khiến khán giả ám ảnh trong một thời gian dài. 

Nếu bạn là fan hâm mộ của dòng phim kinh dị khai thác chiều sâu tâm lý con người thì The Night là một tác phẩm bạn không nên bỏ qua. 

Bài viết được Lọ Lem gửi về cho DienAnh.net

Cập nhật đầy đủ thông tin về The Night tại Thư Viện Phim nhé.

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Trẻ trâu không đùa được đâu: Đậm chất rock, tình cảm “gà bông”

Nga Cao

Nga Cao

Trẻ trâu không đùa được đâu là bộ phim Thái Lan xây dựng câu chuyện về thiếu nhi và thanh thiếu niên. Tác phẩm có nhiều điểm đáng nhớ dù tồn tại thiếu sót.

Paris Has Fallen: Bộ phim hành động cực đã, cuốn hút từng tập trên K+

Hải Lệ

Hải Lệ

Lấy bối cảnh Paris, các tập phim Paris Has Fallen trên K+ xoay quanh âm mưu của một kẻ khủng bố cực đoan với kế hoạch đe dọa an ninh quốc gia và chính phủ Pháp.

Công tử Bạc Liêu gần gũi với thế hệ gen Z như thế nào?

Nga Cao

Nga Cao

Phim điện ảnh Công tử Bạc Liêu - Tác phẩm mới của Song Luân hứa hẹn thu hút đối tượng khán giả gen Z vì khắc họa tính cách nam chính Ba Hơn trẻ trung, gần gũi.

Làm Giàu Với Ma: Phim kinh dị còn nhiều thiếu sót của Hoài Linh

Nga Cao

Nga Cao

“Làm giàu với ma" - phim có Tuấn Trần, NSƯT Hoài Linh đóng chính kết hợp phong cách tình cảm - gia đình với kinh dị.

Quỷ Ăn Tạng (Tee Yod): Vẫn giữ được sự rùng rợn của nguyên tác

Nga Cao

Nga Cao

Quỷ Ăn Tạng xứng danh là bộ phim kinh dị "nặng đô" đạt doanh thu cao nhất tại "Xứ Chùa Vàng", phim vẫn giữ được những điều cốt lõi của câu chuyện nguyên tác.

Quỷ Cẩu: Truyền tải được nhiều thông điệp nhưng làm kỹ xảo chưa tốt

Lindo

Lindo

Quỷ Cẩu có nội dung chỉn chu, quy tụ dàn diễn viên thực lực của cả hai miền Nam - Bắc nhưng phần hiệu ưng, kỹ xảo của phim được làm chưa thực sự tốt.