x

Đăng nhập

Comming soon...

Review phim

Âu Mỹ

The Woman King: Trận chiến phi thường, đi đường quyền đã mắt

Bánh Đúc 07:50 - 14/10/2022

Sức công phá chao đảo cả màn ảnh từ The Woman King (Nữ Vương Huyền Thoại) khiến mình phải bất ngờ với tài làm phim của đạo diễn Gina Prince-Bythewood. Bộ phim đúng chất sử thi với một dàn “team up” toàn là nữ. Những trận chiến phi thường trong phim với vô vàn cảnh đi “đường quyền” đã mắt, cùng những câu chuyện sâu lắng về tình yêu, hay hơn hết là sự phân biệt sắc tộc rõ rệt, đủ để mình chấm tác phẩm này được 9/10.

The Woman King (Nữ Vương Huyền Thoại) lấy bối cảnh tại vương quốc Dahomey ở Tây Phi vào thế kỷ 18. Những chiến binh Agojie với lực lượng là phái nữ, thay nhau bảo vệ thành trì của vua Gezo, chống lại ách đô hộ từ Đế chế Oyo. 

Được dẫn dắt bởi Nanisca, các chiến binh Agojie với mong muốn đem lại nền hòa bình cho Dahomey và giải thoát những đồng hương đang phải chịu xiềng xích của bọn Oyo, trong công cuộc đánh tráo nhằm đổi lấy “hàng hóa hạng nặng”.

Lúc này trong thị trấn, một cô bé tên Nawi bất ngờ được gia nhập vào hàng ngũ Agojie vì lý do bị cha mình đem dâng cho vua Gezo. Tại đây, Nawi được làm quen và tập luyện để trở thành một trong những chiến binh thế hệ mới, tuy nhiên cô lại phát hiện ra một sự thật…

Xét về thông điệp, cốt truyện, nhân vật, với mình thì The Woman King (Nữ Vương Huyền Thoại) làm tốt hết tất cả mọi mặt. Ngay cả ý tưởng đề cao nữ quyền, sức mạnh người phụ nữ trong thời chiến cũng được thể hiện xuyên suốt thời lượng phim. 

Mình thấy nó không chỉ đơn thuần được nhà làm phim làm rõ ở các khung cảnh chiến đấu, mà những chiến binh Agojie ấy cho mình thấy được họ luông ngẩng cao đầu với đối thủ, xem những vết thương trên cơ thể là món quà chiến tranh. Hiên ngang, bất khuất là những từ ngữ khiến mình nghĩ ngay đến những chiến binh Agojie này.

Nói về kịch bản, mình thấy The Woman King (Nữ Vương Huyền Thoại) mở đầu bộ phim bằng một dòng mô tả lịch sử trong thế kỷ 18, khi những người châu Phi đang phải hứng chịu sự xem thường từ châu Âu và châu Mĩ. Tuy nhiên sâu hơn thế nữa lại là những cuộc chiến của những người châu Phi, điển hình là vương quốc Dahomey và bọn người Oyo. 

Từ đây, hàng loạt cuộc chiến diễn ra không ngừng nghỉ, mình thấy nó không chỉ là cuộc chiến với độ sát thương vật lý lên tới hàng nghìn, hàng vạn lần, mà là độ sát thương trong tâm lý khi những chiến binh Agojie chứng kiến đồng đội, các chị em phải chịu sự trừng phạt, ô nhục từ bọn người Oyo.

Thoạt đầu mình ngỡ rằng nếu nhà làm phim chỉ xây dựng tuyến nhân vật và những cuộc chinh phạt quyền lợi quanh các tướng sĩ như Nanisca, Izogie và Amenza thì có lẽ The Woman King (Nữ Vương Huyền Thoại) chỉ là một bộ phim chiến tranh thông thường. 

Nhưng để làm được cả một tác phẩm mang tính lịch sử cùng những diễn biến tâm lý sâu sắc, mình nghĩ sự xuất hiện của nhân vật Nawi do Soo Mbedu thủ vai là điều cần thiết cho bộ phim.

>>> Xem thêm: Trailer Nữ Vương Huyền Thoại: Viola Davis cân mọi phân cảnh hành động

Đặc biệt khi biết cô là con gái của Nanisca, do hậu quả nặng nề từ tên Oba Ade, mình thấy việc đoàn tụ này như một cách đánh trực diện vào tâm lý và cảm xúc của nữ chiến binh quả cảm nhất, buộc cô phải lựa chọn lần nữa, là từ bỏ hay chấp nhận.

Hơn nữa chính vì gặp sự cố với tên Oba, Nanisca quyết định đưa ra những luật lệ nghiêm khắc, nhất định các chiến binh Agojie sẽ phải nói không với việc lấy chồng, sinh con. Điều này đồng nghĩa với việc họ phải xem tình yêu là một thứ xa xỉ và làm chủ cảm xúc mình.

The Woman King (Nữ Vương Huyền Thoại) trải dài thời lượng cùng nhiều diễn biến khác nhau, mình thấy nó vừa là cuộc chiến gay cấn giữa hai binh đoàn, vừa là cuộc đấu tranh tâm lý của mẹ con Nanisca và Nawi, vừa là cách Nawi chọn đối mặt với cảm xúc của bản thân mình khi trao “cái ngàn vàng” cho một người da trắng. 

Quả thật mình thấy The Woman King (Nữ Vương Huyền Thoại) xây dựng kịch bản với nhiều câu chuyện lồng ghép vào trong đó, nhưng thay vì mỗi thứ một chút, mình thấy nhà làm phim làm trọn vẹn từng tình huống.

Để rồi nhìn tổng thể nó đều là “cột sống” cho cả bộ phim. Mình nghĩ rằng nếu tách một câu chuyện ra khỏi đường thẳng ấy mà không tỉ mỉ, sẽ khiến bộ phim “sụp hố” hoàn toàn, giống như trò chơi rút gạch vậy!

Nói đến diễn xuất của dàn nhân vật, mình nghĩ phải dành một tràng pháo tay cho những nữ chiến binh, bao gồm: Viola Davis, Lashana Lynch, Sheila Atim, Soo Mbedu và những nhân vật phụ khác.

Mỗi vai diễn họ đều để lại những ấn tượng rất riêng với mình, chẳng hạn Viola Davis vào vai nữ tướng Nanisca với tính cách thẳng thắn, quyết đoán nhưng cô lại không thể tránh khỏi thứ cảm xúc và cơn ác mộng kéo dài từ quá khứ, hay một Izogie nghiêm khắc, quả cảm nhưng lại có một tinh thần tự do trong lối sống.

Điều này cho mình thấy được đạo diễn Gina Prince-Bythewood không hề bỏ qua bất kỳ nhân vật nào, cô đều chăm chút từng người để họ có thể tạo sự riêng biệt nhất định.

Xây dựng loạt nhân vật chắc tay, dẫn đến các phân cảnh hành động trong phim đều được thiết kế một cách chân thật, thật đến độ mình có thể cảm nhận được sự đau đớn của họ khi phải chinh chiến với loạt “hàng hóa nặng đô”. 

Ở một khía cạnh nào đó, mình thấy được các phân cảnh hành động đủ để thể hiện tính chất mạnh bạo trong những lần “đi đường quyền” của các nhân vật, mà không kéo dài quá lâu trong những “màu siro đỏ”.

Mình thấy các cảnh hành động trong phim được thể hiện bằng tất cả sự vinh quang, đúng tinh thần của The Woman King (Nữ Vương Huyền Thoại). Mình nhận thấy nó không cần sử dụng loạt kỹ xảo hay công nghệ nào quá tối tân, mọi thứ được kể và được làm từ những gì có thật. Điều đó cho mình một cảm xúc muốn cổ vũ hết mình cho các chiến binh Agojie khi đối đầu cùng Oyo.

>>> Xem thêm: Mình Yêu Nhau Đi: Phim chỉ dừng ở mức dễ thương

Và cuối cùng là thông điệp, một cách tuy cũ nhưng được kể lại hoàn toàn mới với ngôn ngữ của những nữ chiến binh, sự hào khí luôn sôi sục trong lòng các Agojie ở mọi phương diện và bất kể là khi họ có hy sinh, thì mình thấy nước mắt họ vẫn “đóng băng” hoàn toàn. 

Mình thấy ở họ, những người phụ nữ khao khát quyền lợi dành cho phái yếu và toàn bộ vương quốc Dahomey. Chính điều này được thể hiện ngay từ trận đánh đầu phim, và nó khiến mình tin rằng họ sẽ chiến thắng và luôn như vậy!

Tóm lại, mình không có bất kỳ điểm nào để chê tác phẩm The Woman King (Nữ Vương Huyền Thoại), một bài ca hào hùng cho tinh thần dân tộc của những người Tây Phi nói chung và các nữ chiến binh Agojie nói riêng.

* Bài viết của Bánh Đúc chia sẻ tại box Mọt phim Review

Những bộ phim sử thi ca ngợi tinh thần nữ quyền như The Woman King , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.

Bạn cần tìm thông tin dữ liệu và đọc review về phim The Woman King (Nữ Vương Huyền Thoại)? Hãy truy cập vào DAN Wiki để có tất tần tật những nội dung bạn cần đấy: bấm vào đây

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Trẻ trâu không đùa được đâu: Đậm chất rock, tình cảm “gà bông”

Nga Cao

Nga Cao

Trẻ trâu không đùa được đâu là bộ phim Thái Lan xây dựng câu chuyện về thiếu nhi và thanh thiếu niên. Tác phẩm có nhiều điểm đáng nhớ dù tồn tại thiếu sót.

Paris Has Fallen: Bộ phim hành động cực đã, cuốn hút từng tập trên K+

Hải Lệ

Hải Lệ

Lấy bối cảnh Paris, các tập phim Paris Has Fallen trên K+ xoay quanh âm mưu của một kẻ khủng bố cực đoan với kế hoạch đe dọa an ninh quốc gia và chính phủ Pháp.

Công tử Bạc Liêu gần gũi với thế hệ gen Z như thế nào?

Nga Cao

Nga Cao

Phim điện ảnh Công tử Bạc Liêu - Tác phẩm mới của Song Luân hứa hẹn thu hút đối tượng khán giả gen Z vì khắc họa tính cách nam chính Ba Hơn trẻ trung, gần gũi.

Làm Giàu Với Ma: Phim kinh dị còn nhiều thiếu sót của Hoài Linh

Nga Cao

Nga Cao

“Làm giàu với ma" - phim có Tuấn Trần, NSƯT Hoài Linh đóng chính kết hợp phong cách tình cảm - gia đình với kinh dị.

Quỷ Ăn Tạng (Tee Yod): Vẫn giữ được sự rùng rợn của nguyên tác

Nga Cao

Nga Cao

Quỷ Ăn Tạng xứng danh là bộ phim kinh dị "nặng đô" đạt doanh thu cao nhất tại "Xứ Chùa Vàng", phim vẫn giữ được những điều cốt lõi của câu chuyện nguyên tác.

Quỷ Cẩu: Truyền tải được nhiều thông điệp nhưng làm kỹ xảo chưa tốt

Lindo

Lindo

Quỷ Cẩu có nội dung chỉn chu, quy tụ dàn diễn viên thực lực của cả hai miền Nam - Bắc nhưng phần hiệu ưng, kỹ xảo của phim được làm chưa thực sự tốt.