x

Đăng nhập

Comming soon...

Rình Sao

Khác

Thuận theo tự nhiên: Triết lý sống vô vi để cuộc đời trở nên đơn giản

Trương Di 23:06 - 10/10/2021

Vô vi – Triết lý sống ‘thuận theo tự nhiên’ và không trông chờ vào kết quả. Làm mà như không làm, hay nghệ thuật của việc ‘không cần làm gì’. Người sống vô vi không khoe khoang và cũng không kể công. Họ không cố gắng chứng tỏ giá trị của bản thân mình mà để nó tự động lan tỏa. Họ âm thầm làm việc, từ việc nhỏ đến việc lớn, đều hoàn thành trót lọt. Họ bình tĩnh và chậm rãi. Họ học cách đón nhận niềm hân hoan giản đơn. Bởi hạnh phúc vừa là hành trình vừa là đích đến.

 Thuận theo tự nhiên ắt là vô vi

Hàm nghĩa của nghệ thuật ‘không có gì’ hoặc ‘không làm gì’

Nghe nó có vẻ như là một niềm an ủi dễ chịu để thư giãn. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp tệ hơn, nó khiến chúng ta rơi vào trạng thái thờ ơ hoặc lười biếng. Dẫu vậy thì khái niệm này chính là chìa khóa cho loại hành động cao quý nhất theo triết lý của Đạo giáo – và là trọng tâm ý nghĩa của việc thuận theo tự nhiên – theo Đạo hay Con đường.

Đạo đức kinh, quyển sách về nguồn gốc trung tâm Đạo giáo của Lão Tử khuyên rằng: “Đạo không bao giờ hành động nhưng không có gì bị bỏ lại”. Đây là nghịch lý của vô vi. Nó không có nghĩa là không hành động nhưng mang hàm nghĩa “hành động dễ dàng” hoặc “làm mà như không làm”. Nó cũng là bình yên trong khi tham gia vào các nhiệm vụ điên cuồng nhất để một người có thể thực hiện chúng với kỹ năng và hiệu quả tối đa.

 Bình yên khi không làm gì

Ông cũng viết rằng nước tuy mềm mại uyển chuyển nhưng có thể chảy đến bất cứ nơi nào, và với một khối lượng lớn thì có thể làm lở cả đất đá. Như vậy vô vi có thể ví von với cách hành xử của nước. Vô vi là hành động theo tự nhiên, là làm mà không có tâm phân biệt, cũng như đói thì phải ăn, khát thì phải uống, mệt thì đi ngủ. Một ý nghĩa của vô vi được ghi lại khi chúng ta nói về việc “sống trong hiện tại”, là lúc chúng ta đang làm việc, trong trạng thái tập trung cao độ nhất và trôi chảy nhất.

Vô vi liên hệ chặt chẽ với sự tôn kính của Đạo và thế giới tự nhiên.

Nó có nghĩa là cố gắng làm cho hành vi của chúng ta tự phát nhất có thể nhưng không lầm đường. Hành vi không thể tránh khỏi như một số quá trình tự nhiên nhất định, và để đảm bảo rằng chúng ta đang bơi hơn là chống lại các dòng chảy. 

Sống uyển chuyển như dòng nước

Con người giống như cây tre uốn mình trong gió, như cây cối tự điều chỉnh theo hình dạng của nó theo môi trường sống. Vô vi liên quan đến việc buông bỏ những lý tưởng mà nếu chúng ta có thể cố gắng kiểm soát, kết quả bạo lực sẽ dễ dàng xảy đến.

Thay vào đó, vô vi khuyên chúng ta đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống thay vì tìm kiếm sự “nhiều hơn”, vốn có xu hướng bùng phát khi chúng ta để cho bản ngã ham muốn của mình chiếm lấy tâm trí. Điều có thể xảy ra theo sau là sự mất ý thức về bản thân, sự thống nhất mới giữa bản thân và môi trường, giải phóng một dạng năng lượng thường bị kìm hãm bởi tư duy kiểm soát.

Chỉ nên biết đủ, không nên cần nhiều

Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta ngừng hết mọi cố gắng theo đuổi sự thịnh vượng chỉ để tập trung vào vô vi và quên hết rằng thế giới ngoài kia vẫn còn có nhiều điều đáng để mưu cầu và đạt đến. Đạo Đức Kinh chỉ ra rằng chúng ta nên giống như nước, là hãy mềm mại uyển chuyển, và thông qua sự kiên trì một cách nhẹ nhàng, chậm rãi, tuân theo hình dáng cụ thể của một vấn đề, mọi chướng ngại vật có thể được làm nhỏ lại và nhẵn hơn.

Trong các cẩm nang về sự khôn ngoan của Đạo Lão Tử, chúng ta nhiều lần được dạy rằng thay vì áp đặt một kế hoạch hay mô hình cho một tình huống, thì nên để người khác hành động một cách điên cuồng, và sau đó nhẹ nhàng điều chỉnh bản thân khi chúng ta nhìn thấy hướng đi của vấn đề.

 Điều chỉnh bản thân thuận theo tự nhiên

Vô vi trong triết học và nghệ thuật Trung Hoa cổ xưa

Vào thời nhà Đường, nhiều thi sĩ đã ví vô vi như những khía cạnh đẹp nhất của say rượu. Họ không cổ vũ chứng nghiện rượu, mà là sự hạn chế nỗi lo lắng, bất an, đôi khi đi kèm với hơi say và điều này có thể giúp chúng ta hoàn thành một số nhiệm vụ khó khăn nào đó. 

Một nhà thơ đã so sánh ai đó được truyền cảm hứng bởi vô vi với một người đàn ông say rượu bị ngã nhưng lại không bị thương từ một chiếc xe đẩy đang di chuyển – đó là động lực tinh thần của họ để họ không bị ảnh hưởng bởi những tai nạn và xui xẻo có thể phá vỡ những suy nghĩ có kiểm soát, hay còn gọi là “chánh niệm”.

 Nghệ thuật cổ áp dụng triết lý vô vi theo một cách hoàn hảo nhất

Các lý thuyết hội họa từ thời nhà Đường trở đi đã biến vô vi trở thành trung tâm cho sáng tạo nghệ thuật. Thay vì cố gắng tái hiện lại thiên nhiên một cách trung thực, người nghệ sĩ nên tìm kiếm thiên nhiên bên trong chính họ và hãy làm ngơ trước những lời kêu gọi của nó. 

Nhiệm vụ của họa sĩ không phải là bắt chước diễn tả lại bề ngoài của sự vật, mà là thể hiện ‘thần khí’ hoặc ‘tinh thần’ của những thứ như cỏ cây, chim chóc, núi đồi, song bể… bằng cách cảm nhận bản chất tinh thần nội tại, và sau đó để nó chảy ra qua cọ vẽ, lên lụa hoặc lên giấy. Theo đó, các nhà tư tưởng của Đạo giáo không chỉ tôn kính tác phẩm nghệ thuật đã hoàn thành mà còn tôn trọng bản thân tác phẩm hội họa. Họ coi xưởng vẽ của nghệ sĩ là nơi áp dụng triết học.

 Đôi khi để sống tốt hơn, ta đơn giản là chẳng cần suy nghĩ gì nhiều

Kết: Một cuộc sống tốt đẹp không thể đạt được chỉ bằng vô vi, nhưng khái niệm vi diệu của Đạo này ghi lại sự khôn ngoan đặc biệt mà đôi khi chúng ta rất cần đến để sống tốt hơn. Khi chúng ta có nguy cơ làm tổn thương chính mình thông qua sự tuân thủ quá nghiêm khắc và kiên cường đối với những ý tưởng mà đơn giản là không thể phù hợp với nhu cầu của thế giới.

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Lee Dong Wook và những anh chồng đảm hiếm có khó tìm trong Kbiz

Đây là những quý ông 10 điểm của Kbiz, không chỉ kiếm tiền giỏi, đẹp trai hoàn hảo mà lại còn chuẩn chồng đảm của hội chị em nữa chứ.

Rộ tin “thánh nam” Won Bin làm nông dân “trồng rau nuôi cá”

Sau 13 năm không đóng phim, cũng không có ý định tái xuất, mới đây thông tin mới nhất của Won Bin lại làm cộng đồng mạng sôi nổi bàn tán.

Con gái Chân Tử Đan và dàn "tinh nhị đại" nổi tiếng nhất Hoa ngữ

Trong dàn “tinh nhị đại” này, con gái của Từ Hy Đệ và Nhậm Đạt Hoa được đánh giá cao nhất về nhan sắc và tương lai.

Gong Hyo Jin - Lee Min Ho: Cặp siêu sao không đóng phim là "buông thả"

Mỗi khi Lee Min Ho và Gong Hyo Jin không đóng phim, đi vào trạng thái nghỉ ngơi là họ sẽ chẳng quan tâm hình tượng gì nữa đâu.

Bạch Lộc và dàn sao Hoa ngữ gây cười vì cách tạo dáng "ố dề"

Cùng muốn tạo điểm nhấn nhờ cách tạo dáng, nhưng vì “cố quá thành quá lố” mà dàn sao này làm trò cười cho mọi người.

Lâm Tâm Như, Trần Kiều Ân và sao Cbiz qua tuổi 40 mới chịu lấy chồng

Đây chính là những ngôi sao Hoa ngữ kết hôn ở tuổi tứ tuần vẫn viên mãn. Họ là minh chứng cho câu nói: "Không sợ kết hôn trễ, chỉ sợ cưới nhầm người".