x

Đăng nhập

Comming soon...

Review phim

Việt

Trịnh Công Sơn: Chỉ là bản cắt ngắn lại của Em và Trịnh, xem phí phạm

Người Gỗ 20:20 - 12/06/2022

Sau màn “đánh úp” chấn động của nhà sản xuất, tôi đã có cơ hội xem cả 2 bản phim về Trịnh Công Sơn: Trịnh Công Sơn, Em và Trịnh. Bên cạnh câu chuyện về cuộc đời thăng trầm của người nghệ sĩ tài hoa, cả hai bộ phim không tạo ấn tượng gì mới, ngoài trừ việc khiến tôi cảm thấy “lỗ” nhiều hơn “lời”, bởi Trịnh Công Sơn chỉ là bản cắt ngắn lại từ Em và Trịnh.

Trước đây tôi đã có một bài viết đánh giá về tác phẩm Em và Trịnh. Ở bài viết này, tôi sẽ nêu cảm nhận khách quan của bản thân sau khi thưởng thức cả hai bộ phim của đạo diễn Phan Gia Nhật Linh. Nếu có thể, tôi nghĩ bạn không cần xem cả hai bộ phim, vì tất cả nội dung chủ đạo và những gì đẹp nhất đều nằm gọn trong Trịnh Công Sơn, bản phim kia chỉ là màn thêm thắt và nước đi thông minh của nhà làm phim, muốn khán giả tiêu tiền một cách vô nghĩa hơn.

Cũng như Em và Trịnh, bộ phim Trịnh Công Sơn là câu chuyện về cuộc đời của cố nghệ sĩ, nhưng 95 phút thời lượng đều tập trung vào giai đoạn những năm 60 đầy trẻ trung của anh. Bên cạnh đó là câu chuyện tình với những ký ức dở dang cùng Bích Diễm, Dao Ánh, Khánh Ly.

Thuở trẻ, Trịnh Công Sơn là một chàng thư sinh có niềm đam mê âm nhạc và say mê những cái đẹp. Tại một hôm đêm ở Sài Gòn vào cuối thập niên 50, anh vô tình bị tiếng hát của Thanh Thúy làm nao lòng, khiến tâm hồn nghệ sĩ trỗi dậy và sáng tác ca khúc Ướt Mi thông qua hình ảnh cô ca sĩ với nét diễn u buồn, sầu lệ trên sân khấu. Từ đó, việc sáng tác âm nhạc dần nhen nhóm trong lòng chàng thư sinh ấy.

Một hôm nọ, anh bắt gặp Bích Diễm với mái tóc dài thướt tha trong tà áo dài trắng, đang đi bộ dưới cơn mưa chiều sau khi tan trường. Anh quyết định nhờ hội bạn thân giúp anh theo đuổi nàng…

Dưới góc nhìn của một khán giả đã xem Em và Trịnh trước đó, những cảm giác bỡ ngỡ trước các khung hình 4:3 được trau chuốt một cách tỉ mỉ, đã không còn xuất hiện với tôi. Ngay cả những cái đẹp, ấn tượng ban đầu cũng không hoàn toàn đến với tôi lần nữa. Tuy nhiên, điều khiến tôi thấy thích nhất là Trịnh Công Sơn tuy ngắn nhưng lại xây dựng rõ ràng mở đầu, diễn biến và kết thúc. Coi vẫn ổn hơn Em và Trịnh, mặc dù chưa thật sự hoàn hảo.

Không cần đan xen quá nhiều giai đoạn, khiến trải nghiệm xem phim bị lấp lửng, tôi nghĩ Trịnh Công Sơn trong 95 phút đã giải quyết được cuốn nhật ký về người nghệ sĩ cùng những bóng hồng đi ngang đời ông.

Tôi có một cảm giác rất lạ, đó là cả hai phiên bản của Trịnh Công Sơn với Em và Trịnh cứ như được xây dựng bởi 2 đạo diễn khác nhau. Trong khi Em và Trịnh mang một nét buồn lê thê của một Trịnh Công Sơn ở tuổi xế chiều mà vẫn mở lòng với Michiko, một cô gái trẻ hơn ông những 20 tuổi, thì Trịnh Công Sơn lại chỉ đơn thuần sắp xếp các cuộc tình theo từng giai đoạn, cũng như nêu lên thời cuộc lúc ấy. 

Rõ ràng, Trịnh Công Sơn là tác phẩm “trẻ” hơn, không quá “sến sẩm”. Thậm chí, diễn xuất của Avin Lu đủ để tôi “ngấm” hơn là Trần Lực.

>>> Xem thêm: Em và Trịnh: Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ

Ngược lại, Em và Trịnh mang một Trịnh Công Sơn đã ngoài 40 được thủ vai bởi Trần Lực, những nét ngượng ngùng, lãng mạn ẩn sâu vào tính cách của chàng thư sinh gốc Huế năm xưa hoàn toàn biến mất. Thay vào đó chỉ là sự nham nhở và mê hoa thơm của lạ, do vậy Người Gỗ thấy Trịnh Công Sơn tuy là bản cắt ngắn lại nhưng lại ổn hơn và giữ được chất “ngôn tình” của anh với các nàng thơ.

Tôi không hiểu sao nhà sản xuất phải tách biệt 2 tác phẩm ra cho 1 dự án như vậy. Vì hơn hết, tôi cảm giác mọi thứ thật phí phạm. Các bạn tin không, gần 70% các đoạn phim trong Em và Trịnh đều thuộc về Trịnh Công Sơn, sau khi tốn tiền cho một suất xem Trịnh Công Sơn, tôi thấy bản thân đã rơi vào chiếc bẫy kinh doanh của các nhà làm phim. 

Giá như được xem Trịnh Công Sơn trước, tôi sẽ cảm thấy những gì đẹp nhất của quyển nhật ký ấy sẽ còn neo đậu trong lòng tôi một nỗi vấn vương. Còn bây giờ cảm giác hoàn toàn ngược lại.

So với một Trịnh Công Sơn trải đời như Trần Lực, tôi vẫn thích sự thẫn thờ, lãng tử của một Trịnh do Avin Lu thủ vai. Tuy vẫn là nét diễn quen thuộc trong Sài Gòn Có Cơn Mưa, nhưng Avin Lu đã giúp Trịnh Công Sơn có hồn hơn, vẫn biết bẽn lẽn và ngơ ngác trước Ánh hương dương khi lần đầu gặp, say mê giọng hát của Khánh Ly, bất chấp tất cả đuổi theo Bích Diễm và ấm lòng khi nhìn Thanh Thúy hát ca khúc của mình.

Nhắc đến Thanh Thúy, tôi rất mê vẻ kiêu sa của Nhật Linh khi thủ vai này, nét diễn nhẹ nhàng, quý phái. Tuy nhiên, vẫn muốn được nghe tiếng hát nhiều hơn, muốn được hòa mình trong những bản tình ca nhạc Trịnh của phim nhiều hơn, nhưng không hiểu sao nhà phát hành cứ “giấu” và làm mọi thứ trong tôi bị rớt ngang khi đang xem phim.

Trịnh Công Sơn xây dựng mọi thứ như một câu chuyện ngôn tình, từ màu phim, bối cảnh đến nội dung và tuyến nhân vật. Duy chỉ có một hạt “sạn” to tướng, ấy là các câu chuyện của thời chiến tranh vào những năm 60, các tư liệu thật được đưa vào phim như một sự thuyết minh chắp vá, khiến tôi thấy rõ việc lạm dụng quá nhiều các hình ảnh thực tế về Việt Nam trong giai đoạn lịch sử.

Hơn nữa, cách lồng ghép các yếu tố thời cuộc vào nhưng lại không xây dựng triệt để mà như một bản tóm tắt thêm màu sắc cho phim, để lại một dấu chấm hỏi với tôi. Thiết nghĩ, nếu kịch bản chỉ sơ lược tính chất thời cuộc vào phần mở đầu như một bản tóm tắt, hỗ trợ thuyết minh và sau đó là các diễn biến trong phim được luân chuyển mượt mà về chuyện tình của Trịnh Công Sơn, thì có lẽ sẽ tốt hơn nhiều.

>>> Xem thêm: Cần biết gì trước khi xem Em và Trịnh để không phải "bơi" trong rạp?

Vì có nhiều phân đoạn trong Trịnh Công Sơn mình đang xem rất say mê, đột ngột chuyển sang bối cảnh thời cuộc và những thứ liên quan, làm cảm giác mình bị tắt ngang. Song song đó là hội bạn Tuyệt Tình Cốc của Trịnh Công Sơn không để lại ấn tượng gì ngoài việc là cầu nối, giao duyên giúp anh và chị em Bích Diễm - Dao Ánh. Những chi tiết còn lại nếu lược bỏ cũng không tiếc gì.

Tóm lại, nếu hỏi mình giữa Trịnh Công Sơn với Em và Trịnh nên xem bản phim nào trước cũng như tác phẩm nào đáng xem hơn, thì mình chắc chắn chọn Trịnh Công Sơn. Thứ nhất là lối diễn xuất của dàn diễn viên trẻ sẽ giúp bạn có cái nhìn đẹp về toàn bộ cuộc đời và tính cách của người nghệ sĩ tài hoa. Thứ hai, bạn sẽ có cảm giác cũng như ấn tượng tốt về một tác phẩm đẹp một cách gọn gàng, vừa đủ, không cần lê thê, dài dòng. Cuối cùng là sẽ tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

* Bài viết của Người Gỗ chia sẻ tại box Mọt phim Review

Nếu bạn yêu thích điện ảnh Việt Nam , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.

Bạn cần tìm thông tin dữ liệu và đọc review về phim Trịnh Công Sơn? Hãy truy cập vào DAN Wiki để có tất tần tật những nội dung bạn cần đấy: bấm vào đây

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Làm Giàu Với Ma: Phim kinh dị còn nhiều thiếu sót của Hoài Linh

Nga Cao

Nga Cao

“Làm giàu với ma" - phim có Tuấn Trần, NSƯT Hoài Linh đóng chính kết hợp phong cách tình cảm - gia đình với kinh dị.

Quỷ Ăn Tạng (Tee Yod): Vẫn giữ được sự rùng rợn của nguyên tác

Nga Cao

Nga Cao

Quỷ Ăn Tạng xứng danh là bộ phim kinh dị "nặng đô" đạt doanh thu cao nhất tại "Xứ Chùa Vàng", phim vẫn giữ được những điều cốt lõi của câu chuyện nguyên tác.

Quỷ Cẩu: Truyền tải được nhiều thông điệp nhưng làm kỹ xảo chưa tốt

Lindo

Lindo

Quỷ Cẩu có nội dung chỉn chu, quy tụ dàn diễn viên thực lực của cả hai miền Nam - Bắc nhưng phần hiệu ưng, kỹ xảo của phim được làm chưa thực sự tốt.

Một Mình Vẫn Ổn't: Tình đầu tan chảy chậm rãi với nhiều dư vị

Nga Cao

Nga Cao

Bộ phim gây ấn tượng với cốt truyện đơn giản nhưng gởi gắm nhiều thông điệp sâu sắc cùng hương vị tình đầu tan chảy chậm rãi trong từng thước phim.

Đế chế Napoleon: Thiên sử thi hoành tráng nhưng còn nhiều thiếu sót

Nga Cao

Nga Cao

Joaquin Phoenix đầy mê hoặc khi hóa thân thành hoàng đế nước Pháp lừng danh trong siêu phẩm của Ridley Scott - Đế chế Napoleon.

Cô giáo em là số một: Thiện chiến thắng ác trong môi trường học đường

Nga Cao

Nga Cao

Cô Giáo Em là Số 1 - Brave Citizen: Quá trình “thực hiện công lý” của cô giáo trung học mang đến cho khán giả những cảm xúc sảng khoái và dễ chịu.