Tôi đã đọc khá nhiều sách của cổ nhân, và một trong những người khiến tôi khâm phục và học hỏi được nhiều chính là Gia Cát Lượng.
Những bài học của Gia Cát Lượng vẫn còn mãi lưu truyền đến hậu thế nghìn năm sau
Gia Cát Lượng (181 – 234), tự là Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh. Ông là quân sư xuất chúng của Lưu Bị nước Thục, thời hậu Hán. Gia Cát Lượng quê tại Dương Đô (nay thuộc huyện Nghi Nam, tỉnh Sơn Đông). Ông là một vị tướng “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý”, một nhà tiên tri vĩ đại nắm rõ mọi thứ trong lòng bàn tay.
“Ngọa Long Tiên Sinh” Gia Cát Lượng - Vị quân sư vĩ đại nhất lịch sử Trung Hoa
Trong cuốn "Tri nhân", Gia Cát Lượng từng truyền lại cách nhìn người của mình: "Một là hỏi đúng sai để xem xét chí hướng của đối phương. Hai là đặt câu hỏi để xem xét khả năng ứng biến của đối phương. Ba là dùng mưu kế để đánh giá kiến thức của đối phương. Bốn là đặt tình huống nguy khốn để xem dũng khí của đối phương. Năm là dùng rượu để xem tính tình của đối phương. Sáu là dùng công danh lợi lộc để xem sự liêm chính của đối phương. Bảy là giao việc cho đối phương để xem chữ tín của họ".
Nói ngắn lại, "chí – biến – thức – dũng – tính – liêm – tín" chính là 7 chữ giúp ta đưa ra đánh giá toàn diện nhất về một người.
Học cách nhìn người như Gia Cát Lượng: Hỏi đúng sai để xem chí hướng
Nhờ trí thông minh, sự tinh tường, cách nhìn người và dùng người nhạy bén của mình, Gia Cát Lượng đã một tay xoay chuyển cục diện, thâu tóm quyền lực và chỉnh đốn lại nội bộ khi Lưu Bị qua đời do thất bại tại Tỷ Quy. Có thể nói, ông là một vị quân sư toàn năng, luôn nhận được sự kính nể từ hàng vạn binh lính và cấp dưới bởi khả năng dùng người khéo léo. Dưới đây là 4 bài học ông truyền lại mà người lãnh đạo cần phải khắc cốt ghi tâm:
1. Đừng coi thường bất kỳ ai dù là cấp dưới của mình
Sách cổ từng nói rằng: Kẻ coi thường người khác thì không được lòng dân. Những nhà lãnh đạo coi thường cấp dưới không những không thể khiến họ tuân thủ và làm việc chăm chỉ nhất có thể, mà còn vô tình “gây thù chuốc oán”, rước thêm họa vào thân. Đối xử với cấp dưới như thế nào là vấn đề không đơn giản. Những người ở vai trò lãnh đạo phải biết cách cư xử để nhân viên phải “tâm phục khẩu phục” và sẵn sàng nghe lời mình.
Đừng coi thường năng lực người khác, đặc biệt là cấp dưới của chính mình
2. Biết cách khai thác năng lực của cấp dưới
Khả năng của một người là có hạn, dù bạn giỏi đến đâu thì bạn cũng không thể một mình ôm cả giang sơn, gánh vác mọi thứ lên vai được. Bạn phải biết cách phát huy hết khả năng và sự sáng tạo của cấp dưới và để họ giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ mới chính là giá trị thực của một người lãnh đạo. Theo dõi và tìm kiếm những nhân viên tiềm năng làm việc cùng bạn để đưa ra những chiến lược mới cho công ty. Đó cũng là cách để các nhà lãnh đạo có cơ hội hiểu thêm về quy trình hoạt động ở những cấp dưới của mình.
3. Người đứng đầu phải thắng được lòng nhân viên
Theo Gia Cát Lượng, để có thể cầm quân tốt, người làm tướng phải “đảm bảo sự an toàn cho những người đang gặp nguy hiểm, làm cho những người đang sợ hãi vững tin hơn”.
Người dẫn đầu cần phải được lòng cấp dưới trước thì mới nghĩ đến chuyện thành công
Hãy luôn sẵn sàng tiếp nhận mọi ý kiến đóng góp từ nhân viên của bạn nếu điều đó mang tính xây dựng, đừng khiến nhân viên vì sợ hãi nên chỉ răm rắp làm theo việc được phân phó mà chẳng dám bày tỏ suy nghĩ cá nhân. Lắng nghe và chia sẻ nhiều hơn, bạn không những rút ra được nhiều bài học mà còn có thể xây dựng được hình ảnh tốt trong mắt cấp dưới của mình.
Người đứng đầu tài giỏi sẽ biết cách lấy được sự kính trọng từ cấp dưới của mình. Luôn công nhận và thể hiện thái độ trân trọng mọi đóng góp, hi sinh của nhân viên. Những người lãnh đạo như thế sẽ thu phục được lòng người ở bất kì một tập thể nào.
Lãnh đạo giỏi là người làm gương chứ không phải người sai khiến
4. Sắp xếp chính mình trước, sau đó mới có thể tổ chức được người khác
Mọi thứ đều bắt đầu từ người lãnh đạo. Mọi chuyện thành hay bại, đều từ cách họ tổ chức. Nguồn gốc của mọi vấn đề đều bắt đầu từ cấp trên. Nếu người đứng đầu không tổ chức hợp lý thì sẽ tạo ra “Hiệu ứng Domino” ảnh hưởng tiến độ công việc đến cấp dưới của họ.
Bậc kỳ tài Gia Cát Lượng nhấn mạnh điều mà những người làm tướng phải nắm rõ: Sắp xếp việc ở gần trước ở xa sau. Tổ chức từ bên trong sau đó ra bên ngoài. Chú trọng những vấn đề cơ bản rồi mới đến phát sinh. Ưu tiên cái mạnh trước cái yếu sau. Tổ chức từ sự kiện lớn đến các hoạt động nhỏ. Và đặc biệt, sắp xếp mình trước, sắp xếp người khác sau.
Sắp xếp bản thân trước rồi mới có thể khiến người khác làm theo kế hoạch của mình
Kết: Tôi chắc chắn rằng những bài học của Khổng Minh Gia Cát Lượng để lại cho hậu thế vẫn sẽ được tiếp tục lưu truyền nghìn năm. Chỉ cần bạn học theo những kinh nghiệm và lời khuyên trên đây, công việc và cuộc sống của bạn sẽ thay đổi rõ rệt theo hướng tích cực hơn.
*Bài đóng góp của thành viên mạng xã hội DienAnh.Net.
Facebook - bình luận